Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

VỢ NHẶT - KIM LÂN

                                     VỢ NHẶT
VỢ NHẶT - KIM LÂN
VỢ NHẶT - KIM LÂN
Kim Lân là cây bút chuyên nghiệp viết truyện ngắn của nên văn học Việt Nam thời hiện đại. Ngòi bút của ông đa số viết về nông thôn lam lũ. Truyện ngắn Vợ Nhặt là một tác phẩn tiêu biểu của ông. Tác phẩm được dựa trên nhân vật Tràng để từ đó khắc họa lại khung cảnh đất nước trong nạn đói năm 1945. Và đồng thời cũng thể hiện được bản chất tốt đẹp của người nông dân và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, niềm khát khao có được hạnh phúc qua đình và khát khao được yêu thương đùm bọc.


Kim Lân từ nhỏ gia đình đã khó khăn, ông chỉ học đến hết tiểu học rồi nghỉ, xong lại vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh phong bình, vừa làm thơ. Hơn ai hết, ông hiểu rõ về nông thôn và con người nơi đây nên những trang viết của ông rất chân thực, sâu sắc và cảm động. Vợ Nhặt là truyện ngắn được in trong tập Con Chó Xấu Xí và được viết dựa trên bản thảo đã thất lạc của tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Vợ nhặt mang dấu ấn của cả một quá trình nghiền ngẫm lâu dài về cả nội dung lẫn nghệ thuật. 

Nội dung của câu truyện chính là vẻ đẹp kì diệu của những người dân lao động bị bao vây bởi đói nghèo cơ cực. khi nạn đói kéo đến cũng kéo đi mạng sống của hàng vạn con người, "những gia đình từ Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt dìu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như nhả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ ,đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người."," ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt" . Tại cái khung cảnh chết chóc, đen tối ấy mà con người nơi đây, tiêu biểu là Tràng, vẫn hy vọng được sống và có được hạnh phúc gia đình. 

Nội dung của câu truyện bắt đầu bằng một sự kiện quá táo bạo và cũng quá buồn cười, đó chính là mối tình của Tràng và Thị. Mối duyên của Tràng và Thị được se bằng vài câu nói đùa và bốn bát bánh đúc. Tình yêu xưa nay là thứ thiêng liêng, tình cảm vợ chồng phải gọi bằng duyên nợ, thế nhưng Kim Lân lại cho nó bằng bốn bát bánh đúc. Vậy thì trong thời này, cái thiêng liêng cũng trở nên rẻ rúng sao?! Tràng vốn là một chàng trai khù khờ, cục mịch, lại vừa nghèo vừa xấu. Sự kiện "lấy" được vợ của anh là một điều may mắn. 



                                   

0 nhận xét:

Đăng nhận xét