Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Biển đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời


Từ bao đời, Hoàng Sa và Trường Sa đã là một phần trong lãnh thổ chủ quyền của Việt Nam . Dựa trên cơ sở thực tiễn và pháp lý nhà nước ta khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bởi vì. 


Từ các triều đại xưa , quân lính đã đi ra vùng đất ngoài biển để đánh bắt hải sản, vòng vàng, đồ vật... và đã tìm ra được hai vùng đảo không chủ, từ đó quân ta đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa một cách liên tục và hợp lý. Cho thấy nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa này hàng trăm năm qua. 


Thực tiễn đã cho ta thấy các quyền và lợi ích chính đáng tại biển Đông từ các triều đại phong kiến Việt Nam, không chỉ những chứng cứ trong nước mà còn các nguồn tư liệu trên thế giới đã khẳng định Việt Nam đã thực sự làm chủ biển đảo từ ngàn đời nay. Trong suốt các thế kỉ qua, Biển đảo đống vai trò quan trọng, hình thành nền văn hoá gắn liền với biển của dân tộc ta.


Dựa vào nhiều các bản đồ Việt Nam thế kỉ XVII đã vẽ lại chính xác hai quần đảo này, mà ngày xưa còn được gọi với cái tên hai Bãi Cát Vàng.

                                                                  Đại nam nhất thống toàn đồ có vẽ
                                          gộp 2 quần đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa ( 1834 - 1840 )


                                                                Hoàng Sa ( Bãi Cát Vàng ) trong bản đồ
                                            của sách Phủ Biên Tạp Lục do Lê Quý Đôn soạn năm 1776
                                    Đây là bản đồ của Đỗ Bá đã vẽ và có 3 chữ Nôm Bãi Cát Vàng ở dưới

Tuy được viết tất cả bằng chử Hán nhưng Đỗ Bá đã ghi 3 chử Bãi Cát Vàng bằng chữ Nôm của ngôn ngữ riêng người Việt , khẳng định cho ta thấy Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc về chủ quyền nước Việt Nam từ rất lâu .

Về mặt pháp lý có : Công ước Luật Biển năm 1982 là hiến pháp của biển, là cơ sở pháp lý chung cho việc giải quyết tranh chấp biển, trong đó có phân định vùng biển và thềm lục địa chống lấn giữa các nước xung quanh biển Đông. Theo như các nội dung quan trọng đã được quy định trong Công ước Luật Biển 1982 thì các quốc gia ven biển đã ra các tuyên bố để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình đối với các vùng biển được mở rộng theo quy định của Công ước . Quốc Hội khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng nội thuỷ, lãnh hải. Yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền lợi của Việt Nam. Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Tham gia Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam, quốc gia ven biển được thừa nhận với đường bờ biển dài 3.620 km không kể các đảo. Ngoài vùng nội thuỷ, 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000km2 biển Đông. Cho ta thấy Việt Nam có vị trí địa lý biển về mặt kinh tế, tài chính rất quan trọng mà không phải một quốc gia nào cũng có.












    

0 nhận xét:

Đăng nhận xét