Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Chí Phèo

Nam Cao
Nam Cao

Nam Cao (1915-1951), tên thật là Trần Hữu Trí, là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hoá truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo đề cao tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người và quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con người trong con người". Các tác phẩm sáng tác của Nam Cao chủ yếu tập trung vào người tri thức nghèo và người nông dân nghèo. Các truyện ngắn nói về người tri thức của ông như giăng sáng, Đời thừa, Những truyện không muốn viết, Mua nhà, Tuyện tình, Quên điều độ, Cười, Nước mắt...và tiểu thuyết Sống mòn. Không chỉ thành công ở các sáng tác viết về tri thức, mà Nam Cao còn là cây bút xuất sắc về đề tài người nông dân nghèo, tiêu biểu là các tác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Lang Rận, Một bửa no, Một đám cưới...Trong đó tác phẩm Chí Phèo là tác phẩm hay nhất và xứng đáng là một kiệt tác văn học phê phán. Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo và con đường tha hoá của người nông dân trước Cách mạng tháng tám, nhà văn Nam Cao đã khắc hoạ sâu sắc một bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo.

Bi kịch bị tha hoá từ một người nông dân lương thiện, đi làm canh điền cho gia đình ông bá Kiến, muốn trở thành một người có công việc để nuôi sống bản thân nhưng vì sự lẳng lơ của bà ba và sự ghen tuông vô lí của bá Kiến đã làm cho Chí Phèo mất đi nhân cách và lòng tự trọng của một con người, bắt Chí Phèo vào tù trong suốt một khoảng thời gian dài bảy, tám năm. Nhà văn Nam Cao đã thể hiện sâu sắc cho ta thấy rõ được sự phê phán về xã hội phong kiến và tố cáo tội ác của giai cấp thống trị, nắm trong tay quyền lực là các tầng lớp địa chủ ngang nhiên làm những chuyện vô lí đối với đời sống nông dân. Từ một người lương thiện bị kết án oan giam vào tù mà nhà tù này không giống với các nhà tù khác, ở đây Chí Phèo bị nhào nặng và đẩy vào tình thế đường cùng mà không có lối thoát, nhào nặng cho đến khi Chí Phèo được thả thì lúc này nó đã trở thành một tên lưu manh, một tên lưu manh thực sự.

Bi kịch tha hoá biến thành một tên lưu manh với gương mặt của Chí Phèo bây giờ hoàn toàn thay đổi, Chí Phèo trở nên hung bạo "Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt thì gườm gườm trông gớm chết !" và sự thay đổi cả về ngoại hình và cách ăn mặc của Chí Phèo cũng trở nên khác biệt "Hắn mặc quần nái đen với  một cái áo tây vàng nổi bật mà còn ngực phanh ra, để lộ những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết !" rỏ ràng đây không phải là Chí Phèo một người nông dân lương thiện nữa, mà bây giờ đã trở thành chân dung dữ dằn của một thằng lưu manh. 

Nghệ thuật đặc sắc được Nam Cao nêu lên ngay từ đầu là thằng lưu manh vừa mới ra tù đã có những hành động hung hăng, uống rượu say đi tới đâu chửi tới đó, liều lĩnh bất chấp chửi mà không sợ bất cứ điều gì "Hắn chửi trời, rồi hắn chửi đời,  hắn chửi luôn cả làng Vũ Đại, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo !" cách chửi của Chí Phèo thể hiện sự cô độc đến cùng cực, chửi ở đây không phải để vui sướng, chứng tỏ, mà ẩn nấu trong cách chửi của Chí Phèo là cần một ai đó để nói chuyện với mình nhưng tấc cả người dân không ai thèm chửi dù chỉ một câu, vì họ nghĩ rằng một người hung bạo như Chí Phèo thì ai mà dám chửi lại, cho thấy sự mong muốn được hoà nhập với mọi người mặc dù thân hình có hung bạo, ghê sợ như thế nào. Cách thể hiện kì quặc và riêng biệt của nhà văn Nam Cao cho nhân vật Chí Phèo rất độc đáo, càng làm cho người đọc trở nên gần gũi và thích thú.

 Qua ngày hôm sau, Chí Phèo tiếp tục đi uống rượu, lần này uống còn nhiều hơn, uống từ trưa tới xế chiều cho say khướt, rồi cầm vỏ chai đi tới nhà bá Kiến. Lần này phải chăng là Chí Phèo đến để trả thù? Đúng vậy, Chí Phèo đến là để thực hiện mục đích trả thù năm xưa mà ông bá Kiến đã gây ra cho mình, để giờ mình trở thành một thằng không nhà cửa, không người thân. Chí Phèo đến chửi bới, lôi tận tên tục ra mà chửi. Dân trong cái làng này thừa biết một người như bá Kiến, quyền lực như bá Kiến thì ai mà không sợ, chính vì cái sợ của mọi người trở thành sự kín cận, họ không giám gọi tên mà chỉ dám gọi là cụ Bá. Nhưng Chí Phèo thì còn lôi tên ra mà chửi, hắn chửi cho sướng miệng, dân trong làng cũng thấy hả dạ. Lúc này bá Kiến đi vắng chỉ có lí Cường, con trai ông vừa mới về, thế là Chí Phèo từ chửi bới dẫn đến đánh nhau. Thế nhưng chưa đủ, Chí Phèo chuyển sang mức độ cao hơn là ăn vạ trước cổng nhà bá Kiến để cho tấc cả mọi người thấy được, hắn lấy vỏ chai cào vài mặt mình cho máu tươm ra rồi nằm ăn vạ. Cho ta thấy được Chí Phèo là một tên lưu manh vô cùng liều lĩnh và hung hăng. Với một người khôn ngoan, khó lường bá Kiến đã tiếp tục tha hoá Chí Phèo một lần nữa, biến Chí Phèo từ một thằng lưu manh trở thành một con quỹ dữ, một tay sai đắt lực cho ông.
 Chí Phèo thì ngày đêm say triền miên, chẳng có hồi dừng, cho nên bá Kiến có cơ hội sai Chí Phèo làm tội ác. Nguyên nhân cũng một phần là do Chí Phèo, hắn là người nông dân vô học, khờ khạo, ngu mê nên đã bị ông bá Kiến lừa mà cứ tưởng rằng ông bá Kiến dại. Nhà văn Nam Cao đã rất sử dụng công sức để mà khắc hoạ lại chân dung Chí Phèo một lần nữa, từ gương mặt hung bao kia rồi, bây giờ gương mặt Chí Phèo còn ghê tởm hơn, đầy những vết sẹo, vết cào, biến Chí Phèo thành một con quỹ của làng Vũ Đại. Sau những bi kịch tha hoá của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao muốn gửi đến một thông điệp là lên án, tố cáo xã hội, giai cấp thống trị, nắm trong tay quyền lực rồi tạo biết bao nhiêu tội ác, lấy tài sản, tướt hết ruộng đất của người dân đặc biệt là đã làm mất đi quyền được làm người của họ, mất đi linh hồn lương thiện của họ. 

Sau một cái kết bi kịch tha hoá nhân vật Chí Phèo, lần này nhà văn Nam Cao đã cho nhân vật Chí Phèo một cơ hội để trở lại làm người, sự thay đổi này thực sự rất nhanh chống, từ một con quỹ dữ biến thành một người sống lương thiện, đó là sự thử thách bức phá ngòi bút của Nam Cao. Sự bức phá đó thể hiện qua lúc Chí Phèo ghé vào uống rượu với tự Lãng, khi đã thoả thuê, hắn lảo đảo ra về, nhưng đã không về nhà mà ra bờ sông gần nhà ngồi. ở đó, Chí Phèo đã gặp thị Nở, một người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng. Và thị Nở cũng chính là cốt lõi để Chí Phèo trở nên lương thiện. Sau khi ăn nằm với nhau, sáng hôm sau Chí Phèo tỉnh rượu, khi tỉnh rượu thì hắn mới nhận thức ra được cuộc sống quanh mình, không gian tươi sáng mà chưa bao giờ hắn có được trong suốt khoảng thời gian đầy tội ác và cơn say không điểm dừng. Hắn cảm nhận được nắng len lỏi qua túp lều, rồi nghĩ rằng "Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ", hắn còn cảm nhận được âm thanh quanh mình "Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá" những âm thanh ấy là những âm thành đời thường, ngày nào cũng diễn ra, vậy mà chỉ ngày hôm nay hắn mới nghe thấy, bởi vì chỉ khi tỉnh rượu nên hắn đã nhận thấy rằng sao cuộc sống lại tươi đẹp đến thế. Đâu chỉ nhận thức ra những thứ tốt đẹp quanh mình, Chí Phèo bây giờ còn nhận thức được chính bản thân, nhận thức được quá khứ, một quá khứ tốt đẹp là một con người lương thiện, muốn có cuộc sống hạnh phúc, có gia đình. Nhưng càng nhận thức thì càng nhớ lại khoảng thời gian tốt đẹp ấy còn đâu, nó đã vĩnh viễn mất đi. Chỉ để lại cái hiện tại, hiện tại tàn khốc, không nhà cửa, không vợ con, tuổi thì đã già đã tới cái dóc bên kia cuộc đời. Rồi hắn lo sợ, lo sợ vì nghĩ tới tuổi già của mình sau này, tương lai của mình sẽ đói rét, ốm đau, tối tăm cô độc. Đến bây giờ mọi thứ dường như hắn đã cảm nhận được và bắt đầu tỉnh ngộ. Nhưng Chí Phèo thực sự được hồi sinh từ khi hắn gặp được thị Nở, hắn muốn kết duyên cùng thị Nở, ở đây không phải là tình yêu mà do tình cờ trong lúc thị Nở ngủ ở dưới góc chuối, do Chí Phèo say rượu, muốn đến bờ sông ngồi thì nhìn thấy thị Nở nằm ở đó, dáng nằm ngủ hớ hênh của thị Nở khiến cho bản năng của một người đàn ông như Chí Phèo trổi lên. Thị Nở thì xấu, ngẩn ngơ nhưng trong tâm hồn thì rất đẹp, thấy Chí Phèo say nên đã dìu Chí Phèo vào lều rồi ra về, nhưng vê rồi thị Nở vẫn trằn trọc và rồi tìm gạo, hành để nấu một bát cháo qua cho Chí Phèo, tình tiết ân cần "thị Nở giục hắn ăn lúc còn nóng, lén lúc nhìn hắn rồi lắc đầu, thương hại".
Cảnh thị Nở đưa cháo cho Chí Phèo
 Cuộc đời Chí Phèo từ lâu lắm rồi không ai nói chuyện, thương hắn mà bây giờ lại có một người phụ nữ mang sang bát cháo hành, lại có những cử chỉ ân cần, hắn ngạc nhiên, hắn cảm động và thấy mắt mình hình như ươn ướt. Vì đó giờ muốn có thứ gì là tự hắn đi giật cướp của ngưởi ta, nhưng trong lúc ốm đau, cô độc như thế này tự dưng có một người mang sang cho, cảm động hơn là trước giờ hắn chưa được ăn cháo hành, hắn nghĩ rằng "Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon". Chí Phèo vô cùng cảm động, được hoà nhập với mọi người và mong muốn về một tình yêu, tình yêu trở nên có duyên, và Chí Phèo rất mong muốn co một tình yêu đích thực. được xây dựng mái ấm với thị Nở. Khao khát được trở thành một người lương thiện. 

Nhưng trớ trêu thay là cuối cùng thị Nở và Chí Phèo cũng không đến được với nhau vì sự ngăn cản của bà cô ruột của thị Nở, không cho thị lấy một thằng như Chí Phèo, một câu nói của bà cô ấy như một con dao đăm thẳng vào lòng tự trọng của Chí Phèo, Chí Phèo buồn bả rồi lại uống rượu. Và thật khắc nghiệt khi bản tính lúc xưa của Chí Phèo trổi dậy, cũng trong cơn say Chí Phèo vắt con dao tính đến nhà thị Nở đòi giết hết nhà thị Nở, nhưng trong lúc đang đi thì tự dưng không rẽ vào nhà thị Nở mà lại đi đến nhà bá Kiến. Không được chung sống với thị Nở, Chí Phèo sinh ra câm hận người đã biến mình ra thế này, người đã cướp đi quyền làm người, cướp đi khuôn mặt và linh hồn của mình. Càng nghĩ càng thấm thía và Chí Phèo quyết định phải đòi lại quyền làm người. "Tao muốn làm người lương thiện", một câu nói đầy sự khao khát, chất chứa nhiều nổi niềm, đầy nổi đau của Chí Phèo. Tính lương thiện đều có trong mỗi người, nhưng còn Chí Phèo thì lại đi đòi quyền làm người, người lương thiện. Cho ta thấy sự tàn khốc của xã hội, ngay cả quyền làm người lương thiện cũng bị chà đạp, cướp đi. Nỗi đau khôn xiết đó đã nhũ Chí Phèo phải giết chết bá Kiến. Trớ trêu thay cái kết cuối cùng của cuộc đời Chí Phèo là kết liễu cuộc đời mình cùng với tên ác độc bá Kiến. Một cái chết đau thương của Chí Phèo là lời kết tội sâu sắc đến giai cấp trong xã hội, là tiếng kêu quyền được sống hạnh phúc, được làm người. Sau khi Chí Phèo chết thị Nở nhớ lại những lúc ăn nằm với Chí, nhìn trộm bà cô, rồi nhìn nhanh xuống bụng "Nói dại, nếu mình chữa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào ?". Tuy Chí Phèo đã chết, nhưng cái kết còn gì đẹp bằng khi Chi Phèo còn có con trên cõi đời này, mà là con của mình với thị Nở. 

Thông qua tác phẩm Chí Phèo, ta thấy được bi kịch cự tuyệt làm người của nhân vật chính, nhà văn Nam Cao đã mang đến giá trị nhân văn cao đẹp. Với nét nghệ thuật phong phú và nhờ biệt tài trong việc miêu tả, phân tích tâm lí đã thể hiện rõ sự liều lĩnh, hung hăng của nhân vật ấy đã tạo ra một tình huống mới mẽ, một nét riêng biệt, phá cách nhân vật Chí Phèo làm cho truyện trở nên hấp dẫn, thú vị ở người đọc. Lên án xã hội giai cấp thống trị, làm những chuyện vô lí, bốc lột nhân dân. Đồng thời cũng cho ta thấy được vẽ đẹp của nhân vật, khao khát có cuộc sống tươi sáng, hạnh phúc. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét