Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Trao Duyên

      Trong Kinh Thánh có 1 câu nói:
" Trên cõi đời này luôn luôn tồn tại 3 thứ, đó là "Đức tin", "Hy vọng" và Tình yêu". Mà trong đó "Tình yêu" đứng thứ 3 nhưng lại là thứ quan trọng nhất, bởi vì khi bạn có tình yêu bạn sẽ có được niềm hy vọng và niềm hy vọng sẽ cho bạn 1 đức tin mạnh mẽ. Mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều khi bạn có tình yêu, tình yêu nơi khởi nguồn tất cả. Và tình yêu vốn có của 1 người đã là sự đẹp đẽ, thiêng liêng, thứ tình cảm vừa phức tạp vừa dễ dàng, nhưng tình yêu sẽ đẹp hơn gấp bội khi nó hiện hữu trong tâm trí 2 người đối với nhau. Vậy nếu như thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng đó ép buộc phải tách rời nhau, 1 trái tim bị phân làm 2 mảnh vỡ và tách xa thì còn gì đau đớn và quằn quại hơn, và dù có nói thành lời bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể giải tỏa nỗi lòng của mình. Trong tác phẩm "Trao Duyên - Nguyễn Du", nhân vật Thúy Kiều, người con gái phải chịu cảnh khốn đốn đó, phải hy sinh tình cảm của mình để cứu lấy gia đình.

Với 12 câu thơ đầu, Thúy Kiều tìm cách thuyết phục Thúy Vân:


Hình ảnh minh họa
(Hình ảnh minh họa)

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Kêu loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

       Với 2 câu thơ đầu Thúy Kiều phải cậy Thúy Vân, Thúy Kiều phải nói ra nỗi lòng của mình cho Thúy Vân nghe. Nhưng ở đây tác giả đã sử dụng 2 từ " Cậy - chịu " ở câu thơ đầu. Ý chỉ Thúy Kiều đang trông cậy Thúy Vân, không phải "nhờ" mà là "cậy" để thể hiện tình cảm giữa 2 người chị em 1 nhà, thể hiện sự hy vọng của Thúy Kiều dành cho Thúy Vân thể hiện sự tin tưởng khi người chị trao duyên của mình cho người em, và trong tình thế này rồi, cấp bách thế này rồi thì Thúy Vân không thể không chấp nhận được. Với từ " chịu ", Thúy Kiều đã thể hiện đúng từ ngữ, Kiều đã đưa người em của mình vào mức khó xử và bắt Vân phải vừa chấp nhận và thông cảm đồng thời cũng đưa lên vai Thúy Vân 1 trách nhiệm lớn lao và nặng nề. Lúc này đây Thúy Kiều phải thể hiện chuẩn mực khéo léo khi cậy em mình, câu nói " Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa". "Lạy - thưa" 2 từ ngữ này đáng lẽ phải dành cho người nhỏ hơn, là cách xưng hô của người bề dưới đối với bề trên, mà Kiều đã hành động 1 cách phi lí nhưng cũng tạo ra khoảng không gian trang trọng để có thể hé lộ sự việc muốn nói và thể hiện lòng biết ơn khắc cốt ghi âm. Quả thật, Kiều đã nói và hành động phi lí nhưng chính điều phi lí này cũng cho thấy sự khôn khéo. sắc sảo mặn mà của Thúy Kiều.


Hình ảnh Thúy Kiều đang cậy nhờ Thúy Vân
Thêm chú thích

Giữa đường đứt gánh tương tư,
Kêu loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Và rồi bí mật cũng được hé lộ, điều mà Kiều muốn cậy Vân, đó chính là trao duyên của mình cho Thúy Vân. Ở 6 câu thơ trên Kiều đã vạch ra quá khứhiện tại cho Vân thấy. Điệp từ " khi ", trạng ngữ " ngày, đêm " vô tận và hình ảnh ước lệ " chén, thề " tràn ngập sự lãng mạn được thể hiện trong 2 câu thơ kể về quá khứ rất ngắn gọn súc tích mà lại đầy đủ nói ra cả 1 mối tình của Kim - Kiều để Thúy Vân lẫn người đọc có thể cảm nhận được cái tình yêu to lớn vô cùng của 2 người trong thời Nho giáo lúc bấy giờ.



 Thế mà đó không phải là chuyện mà Kiều muốn nói, bởi chuyện mà Kiều muốn nói ở đây là câu chuyện thực tại sau đó, thực tại buồn đau. Bởi vì đời không như là mơ, cuộc đời luôn đẩy đưa số phận, và Thúy Kiều chính là người con gái đó.






Giữa đường đứt gánh tương tư,
Kêu loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Trong 2 câu thơ này, câu " Giữa đường đứt gánh tương tư vừa thể hiện sự giản dị vừa thể hiện mối tình dở dang của Kim - Kiều. Rồi "Kêu loan chắp mối tơ thừa mặc em ", nói lên sự trang trọng, vừa thấu hiểu tình cảnh của Vân, đồng thời Kiều cũng đã đưa Vân vào tình cảnh éo le, đó chính là lấy người tình của chị làm chồng. Đến đây, Kiều đã cho thấy rằng mình là người có tình có nghĩa, vì không muốn bội bạc tình cảm của mình đối với Kim Trọng nên phải đành cậy nhờ vào Thúy Vân, nhưng lúc này đây Thúy Kiều lại càng trân trọng người em ruột thịt của mình hơn bao giờ hết. Rồi sau đó, Kiều đã giải thích cho Vân nghe tại sao lại cậy nhờ để nối tiếp tình duyên tơ thừa.

Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Trong cuộc sống ai lại không gặp sóng gió, dù không muốn gặp nhưng cũng phải gặp vì đó là đời. Sóng gió đã ùa đến cuộc sống của gia đình Kiều cuộc sống của Kiều. 1 cái sóng gió mà rất cay nghiệt, cay đắng, khiến cho Kiều phải ngậm đắng nuốt cay. "Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai" Ý nghĩa của câu nói này cũng chính là sự quyết định của cuộc đời Kiều rằng sẽ hạnh phúc hay cay đắng. Sóng gió ùa đến bất chợt, đưa Kiều vào bước đường cùng, làm cho Kiều phải chọn 1 trong 2 lựa chọn.Nếu như chọn chữ " Hiếu " thì Kiều lại trở thành người bội bạc tình nghĩa của Kim Trọng, còn nếu như chọn bên " Tình " thì Kiều lại trở thành đứa con bất hiếu. Lựa chọn chỉ được 1, thế nhưng làm con thì phải đền ơn công sinh thành nên đã chọn chữ " Hiếu " và trở thành người phụ tình. Trong hoàn cảnh này Kiều đã cho Vân thấy mình rất khó xử, rất đau khổ và cần Vân để bày tỏ để cảm thông cho mình.

Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Vẻ đẹp của Thúy Vân Thúy Kiều
( Vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân )
Dùng những câu nói lí lẽ, tình nghĩa cuối cùng để thuyết phục em mình. Kiều đã nói cho Vân nghe về những lí lẽ chính đáng, chất chứa trong những lí lẽ đó còn có cả tình. " Ngày xuân em hãy còn dài " Kiều đã nói với Vân rằng, Thúy Vân vẫn còn trẻ, vẫn còn ở trong độ tuổi thanh xuân, độ tuổi " Xuân xanh sắp xỉ tới tuần cặp kê ", rằng Vân có thể thay thế Kiều để nối tiếp tình duyên." Xót tình máu mủ thay lời nước non " lí lẻ ở đây chính là tình nghĩa chị em ruột thịt. Người xưa đã bảo rằng " Một giọt máu đào hơn ao nước lã ", chỉ có Thúy Vân, người em cùng cha cùng mẹ cùng sống trong 1 gia đình và cùng nhau lớn lên, mới có thể giúp được Kiều. Và dù sau này Vân đã nối tiếp được tơ duyên của Kiều rồi, mà sau này Kiều không còn quay lại được nữa, Kiều có chết oan đâu đó thì trước khi nhắm mắt thì Kiều cũng tự hào về người em của mình và mãn nguyện ra đi, khi nghe được đến đây thì, làm sao mà Thúy Vân không thể giúp người chị Thúy Kiều của mình được, làm sao Thúy Vân có thể yên lòng ngồi hưởng trọn hạnh phúc trong khi người chị của mình đang chuẩn bị cất bước ra đi, bán thân của mình cứu giúp cả gia đình và có thể sẽ bán sống bán chết nơi nào đó.

Thúy Kiều đã thuyết phục đươc người em Thúy Vân của mình bằng cách đưa ra " lí, sự, tình ". những lí lẽ chính đáng, sự việc nói về quá khứ hạnh phúc và thực tại sóng gió, cuối cùng là tình cảm đầy chân thật của mình. Từ đầu đến câu thơ thứ 12, có thể nhận ra Thúy Kiều lúc này, hoàn toàn là con người của lí trí, mọi lời nói của Thúy Kiều điều có sự điềm tĩnh, và cũng ẩn chứa sự kiềm nén nỗi đau đang bùng phát trong lòng mình.

Tâm sự của Thúy Kiều và Thúy Vân
(Thúy Kiều tâm sự và thuyết phục Thúy Vân)

Tiếp theo với sáu câu thơ, đoạn tiếp theo sẽ nói về Thúy Kiều sẽ trao kỷ vật của mình cho người em Thúy Vân của mình.

Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật thì của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

12 câu thơ đầu và 6 câu thơ tiếp theo điều cho chúng ta thấy được những hình ảnh như " quạt ước - chén thề ", " chiếc vành - bức tờ mây ", " phím đàn - mảnh hương nguyền ". Điều là những hình ảnh ước lệ tượng trưng cho tình yêu sâu đậm của Kim - Kiều. Nhưng trong tình cảnh như thế  này đây thì Kiều, người đang phải dồn nén cảm xúc mãnh liệt bộc phát trong con tim mình." Duyên này thì giữ vật thì của chung ", " Mất người còn chút của tin ". Cụm từ " của chung - của tin " là gì ? " của tin " là niềm tin hy vọng của Kim - Kiều khi 2 người gặp nhau và sau đó 2 người sẽ tự nguyện đến với nhau 1 cách chân thành. Còn " của chung " tả về sự việc trao duyên của Kiều. Ý nói rằng vật thì của chung mà duyên thì của riêng, của chung ở đây là của chung 3 người, Kiều - Vân - Trọng. Nhưng duyên thì Kiều lại muốn giữ làm riêng cho mình và cho Kim Trọng mà thôi. Bởi vì sở dĩ người con gái khi đã có 1 tình yêu mãnh liệt đến thế rồi thì dù đi chăng nữa, dù phải cách xa người mà mình yêu thương thì họ lại càng không muốn buông cái cơ duyên của mình, có thể nói ở đây rằng người phụ nữ có 1 chút ích kỷ trong tình yêu, chỉ muốn là của riêng chứ không phải của chung." Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên ", câu thơ thốt ra như con tim được cắt đôi. Phải đau đớn lắm, đau đớn bên trong tinh thần, bên trong con tim, đau đớn lẫn cả những lời mình nói, mọi câu khi Kiều nói với em mình như chỉ muốn khóc thét lên vì quá đau khổ, bởi Kiều phải xem mình như người bạc mệnh, như người chết. Trong 6 câu thơ trên thể hiện rất rõ cái sự mâu thuẫn rất lớn bên trong Kiều, đó chính là lí trí và con tim. Lí trí của nàng bảo nàng phải từ bỏ đi tất cả, từ bỏ duyên phận, từ bỏ của tin của mình để ngày mai khi lên kiệu hoa về với chồng mới thì sẽ không còn vấn vương, nhưng tình cảm không phải là chuyện đơn giản muốn bỏ là bỏ được. Dù phải lên kiệu hoa về với chồng mới nhưng tình yêu của Kiều dành cho KIm Trọng vẫn còn đó, tình yêu mãnh liệt đó vẫn chờ đợi mong mỏi từng giây từng phút, chỉ muốn được thỏa mãn con tim mình rằng chỉ muốn sống bên Kim Trọng cho đến răng long đầu bạc. Nhưng cuối cùng, lựa chọn của Kiều cũng chỉ có 1 đó là nghe theo lí trí và phải bỏ đi những lời nói của con tim, cũng như Kiều phải chọn chữ " Hiếu " mà phải phụ chữ " tình ".

     Và sau khi đã trao kỷ vật cho Thúy Vân, Kiều lại tiếp tục dặn dò người em của mình.

Mai sau dù có bao giờ
Đốthương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thoát oan.

Những câu thơ lúc này đây là những câu thơ đang nói về hồn Kiều hiện về. Theo người xưa bảo, khi 1 người đã chết oan tại đâu đó thì sau 1 thời gian linh hồn của người đó sẽ hiện về để gặp những người thân trong gia đình. " Ngọn cỏ lá cây...hiu hiu gió " 2 câu thơ này được ví cho hình ảnh hồn Kiều hiện về." Hồn còn mang nặng lời thề ", nhưng lúc hồn Kiều hiện về thì, cái linh hồn này đang vác trên vai mình, đang chất chứa trong con tim trong suy nghĩ biết bao nhiêu là tâm trạng vì còn những điều mình chưa thực hiện được. 8 câu thơ trên đều mang những từ ngữ, hình ảnh của người đã chết và cũng vì lúc này Kiều đã nhận ra mình đang trong tình thế đắm chìm trong biển tuyệt vọng, đang cố bơi nổi trên biển tuyệt vọng này. Nên cũng đã ví mình như người đã chết.
Ở 26 câu thơ đầu là lời tâm sự của Kiều, là lời bộc bạch của Kiều trao duyên dành cho Thúy Vân thì ở 8 câu thơ cuối chính là lời tâm sự mà Thúy Kiều muốn dành cho Kim Trọng trong nỗi tuyệt vọng, trong bế tắc, người mà mình phải rời xa.

Bây giờ trâm gãy gương tan
Nói làm sao xiết muôn vàn ái ân !
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi chỉ ngần ấy thôi !
Phận sao phận bạc như vôi !
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng,
Ôi Kim Lang ! Hỡi Kim Lang !
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !


Tác giả đã sử dụng trạng từ " Bây giờ " dùng để chỉ thực tại của Kiều, chỉ " trâm gãy gương tan ", chỉ " phận bạc như vôi " và chỉ luôn cả "nước chảy hoa trôi lỡ làng " là những đau đớn mà Kiều phải trải qua, những đau đớn, bi thương bạc bẽo mà Kiều chỉ biết ngậm đắng nuốt cay mà chấp nhận trong suốt thời gian qua. Nhưng ở đây nàng gọi Kim Trọng như là 1 người chồng của mình, nhưng thật chất Thúy Kiều lúc này đang nói vói chính mình, Kiều đang độc thoại nội tâm. Hành động " lạy ", nếu như ở 12 câu thơ đầu Kiều lạy Vân vị ơn nghĩa thì ở đây Kiều lạy Kim Trọng vì điều gì. Nàng lạy là vì đã có lỗi với Kim Trọng, vì nàng đã llaf kẻ phụ tình bạc nghĩa với Kim Trọng, nàng lạy vì đã không chọn chữ " tình " với KIm Trọng. Vào 8 câu thơ cuối cùng, Thúy Kiều đã không còn là con người của lí trí nữa, vì tình cảm bộc phát trong lòng, Kiều không thể kìm nén nên đã tuôn trào hết cả ra ngoài. Thế nên trong 8 câu thơ cuối là xuất hiện tới tận 6 câu cảm thán, dùng để bộc lộ cảm xúc nàng Kiều lúc bấy giờ. Tâm trạng của nàng Kiều cũng như sức chịu đựng của nàng đã đạt tới đỉnh điểm, tất cả những dồn nén đã vỡ òa.

    Tóm lại, nội dung của đoạn trích này thể hiện về bi kịch tình yêu, thân phận bạc bẽo và nhân cách tốt đẹp của Thúy Kiều. Đi kèm theo đó là nghệ thuật độc tài của Nguyễn Du, người đã biến tấu bài văn rất tuyệt vời, Nguyễn Du đã miêu tả cảm xúc Thúy Kiều bằng cách hóa thân mình vào nhân vật, cùng với từ ngữ trau chuốt. Đặc biệt đó chính là thứ tự chuyển biến của nhân vật Thúy Kiều.12 câu thơ đầu Kiều chỉ là con người của lí trí, nhưng đến với 6 câu thơ kế tiếp, tình cảm của Kiều đã chen vào và gây sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm, rồi đến tiếp với 8 câu thơ mà Kiều dặn dò em gái Thúy Vân của mình, là lúc Kiều đang vật vã kìm nén tình cảm của mình vì đã ví mình như người đã chết, nhưng những câu thơ cuối cùng, lí trí của nàng Kiều đã không còn nữa mà chỉ còn lại cảm xúc đang bộc phát bên trong mình thôi. Bài thơ " Trao Duyên " đã phản ảnh chế độ phong kiến thời xưa, trọng nam khinh nữ, phản ánh những hình ảnh bất công đối với cuộc đời người phụ nữ, đồng thời gửi gắm đến người đọc thấu cảm được tình yêu cao đẹp và nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ Thúy Kiều ngày xưa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét