Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Chữ Người Tử Tù

Nguyễn Tuân 

Nguyễn Tuân (1910 - 1987), quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông trưởng thành trong một nhà nho khi Hán học đã tàn. Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành Chung Nam Định ( tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay ), sau đó về Hà Nội viết văn và làm báo. Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938, với các tác phẩm tuỳ bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi...
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1958, ông là Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, sở trường về tuỳ bút và kí, được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Những tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, phong phú nhiều mặt và vốn ngôn từ, giàu có, điêu luyện.
Một số tác phẩm chính của ông : Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng bắt cua (1941)....
Trong đó truyện ngắn Chữ người tử tù là một tác phẩm văn học đặc sắc của Nguyễn Tuân. Tác phẩm lúc đầu tên là Dòng chữ cuối cùng, sau đó được in trong tập Vang bóng một thời và đổi tên là Chữ người tử tù. Tác phẩm này ca ngợi cái đẹp của " thiên lương " và " sự trong sạch của tâm hồn ", tập trung nổi bật nhân vật chính là Huấn Cao.

Truyện khái quát về cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu giữa người tử tù Huân Cao với viên quan coi ngục. Một người là Huấn cao văn võ song toàn nhưng lại là kẻ đứng đầu bọn phản nghịch chờ ngày tử hình , còn một người là viên quan coi ngục thực thi pháp luật đang giam giữ Huấn cao nhưng lại là người có tấm lòng yêu quý cái đẹp. Trên cơ sở xã hội, họ đối lập nhau, nhưng trên cơ sở nghệ thuật, thì họ đều là những người có tâm hồn đồng điệu vì họ cùng yêu quý cái đẹp. Sự gặp gỡ giữa hai con người ấy trong chốn lao tù đã tạo ra tình huống kịch tính cho truyện. Ban đầu Huân Cao khinh bạc nhưng sau khi hiểu ra tấm lòng của viên quan coi ngục, Huấn Cao đã cho chữ. 

Huấn Cao là một tội phạm của triều đình nhưng lại có tài viết chữ "tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp"  của ông nổi tiếng khắp cả vùng tỉnh Sơn. Trong một lần làm nghiệp lớn chống lại triều đình ông bị bắt và chờ ngày tử hình. 
Huấn cao mang vẻ đẹp khí phách. Dù chí lớn không thành nhưng tư thế hiên ngang, bất khuất. Là tên tù nhân chờ ngày xét xử vậy mà Huấn cao vẫn giữ phong thái ung dung, bị dẫn vào huyện ngục nhưng ông không chút run sợ trước ngục tối và những kẻ coi ngục hung bạo.  

Nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng một nhân vật Huấn Cao là một người có thiên lương, có tài viết chữ rất đẹp, tài năng ấy thể hiện qua lời khen của viên quan coi ngục đối thoại với thầy thơ lại. Cũng vì có tài viết chữ đẹp nên quan coi ngục đã từ lâu, " từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, "vuông lắm" cho ta thấy Huấn Cao là một người có khí chất hiên ngang. Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ của ông Huấn mà treo là có một "báu vật trên đời", tượng trưng cho cái đẹp, cao quý. Huấn Cao là người coi trọng bằng hữu và trân trọng những người nghèo trong thiên hạ.

 Huấn Cao, kẻ xỉ tài tử, vừa biểu lộ một tấm lòng kính phục, ưu ái đặc biệt, vừa thể hiện một chút tài hoa viết chữ, độc đáo tuyệt vời. Không chỉ cho ta thấy Huấn Cao là người  bất khuất, anh hùng mà trong "Chữ người tử tù" còn hàm chứa một ý tưởng là thương tiết người có tài mà bị hãm hại.

Quan coi ngục là một người có sở thích sở nguyện cao quý. Đó chính là chữ đẹp của Huấn Cao. Biết tin sắp nhận được sáu tên tù án chém, mà trong đó tên đứng đầu là Huấn Cao, người mà ông luôn mến mộ. Quan coi ngục tỏ vẻ nói với thơ lại, "Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm, giả sử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc", lời nói của quan coi ngục cũng cho ta thấy được tấm lòng thiên lương của ông, ông có tầm nhìn xa trong rộng và tâm tưởng thì hoàn toàn thoát khỏi những cám dỗ của vật chất cũng như những bóng tối của ngục tù. Thân làm quan coi ngục nhưng ông không hề hóng hách mà chỉ làm tròn nhiệm vụ của bản thân mình. Khi biết Huấn Cao đến thì ông rất ưu ái cho ông Huấn mục đính là chỉ muốn xin được cái chữ do chính tay ông Huấn viết cho, dẫu biết là một khi bại lộ ra thì ông sẽ mất đầu. Ta có thể cảm nhận được cái đẹp trong ông, trong cái nơi chỉ có đánh đập, trả thù, tra tấn đến dã man ấy mà tâm hồn ông vẫn sáng lấp lánh không bị nhà ngục kia vây đen.

Cánh cửa đề lao mở rộng. Sáu người né mình tiến vào như một bọn thợ nề đi vào. Trái với phong tục nhận tù mọi ngày. Bọn lính lấy làm lạ khi thấy viên quan coi ngục nhìn sáu tên tù mới vào với cặp mắt hiền lành, nên nhắc lại : " Bẩm thầy, tên ấy chính là thủ xướng. Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn". Viên quan coi ngục ung dung nói " Ta biết rồi " cho qua chuyện. Suốt nữa tháng trong tù , viên quan coi ngục tỏ lòng thành ý, tìm cách để xin được chữ của ông Huấn nên bèn sai thơ lại đêm nào cũng đem rượu thịt đến cho ông. Rồi một hôm quan coi ngục mở khoá buồng kính, khép nép hỏi ông Huấn ngài có cần gì nữa không xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất. Nhưng câu trả lời của ông Huấn chỉ là bảo quan coi ngục đừng đặc chân vào đây. Quan coi ngục lễ phép lui ra và chỉ nói "xin lĩnh ý". Và từ ngày hôm ấy, rượu thịt vẫn đem đến bình thường. Quan coi ngục chỉ mong mỏi một ngày gần đây, ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết, thì mới nhờ ông viết, ông viết cho...cho mấy chữ trên trục vuông lụa trắng đã mua sẵn và can lại kia. 
Một buổi chiều nọ, quan coi ngục tái nhợt người đi sau khi đọc công văn về việc xử tử những tên phản loạn, trong đó có Huấn Cao. Sau khi nhận được công văn, viên quản ngục đã tâm sự cho thơ lại nghe. Nghe xong chuyện, thầy thơ lại đã chạy xuống buồng giam của Huấn Cao để kể rõ nỗi lòng của viên quan coi ngục.
                                            Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quan coi ngục
Và đêm hôm đó, " một cảnh tượng chưa từng có " đang diễn ra. Điểm đặc biệt ở đây tác giả Nguyễn Tuân diễn tả "một cảnh tượng chưa từng có". Một cảnh tượng cho chữ đáng lẽ phải trong khung cảnh trăng thanh gió mát, có rượu thịt... vậy mà cảnh cho chữ ở đây lại là trong đêm khuya, ngay trong nhà giam tối chật hẹp, ẩm ướt đầy mạng nhện, nền đầy phân chuột phân gián...trái ngược với những thứ tăm tối dơ bẩn đó, một bó đuốt đỏ rực tẩm đầy dầu, khói toả ra như đám cháy nhà đã nổi bật khung cảnh này. Tấm lụa trắng tinh, chậu mực thơm, thật đúng là mô khung cảnh không gian, thời gian mà "xưa nay chưa từng có"  Ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang mài mò từng chữ một. Viết xong, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đở viên quan coi ngục đứng dậy mà khuyên rằng : "Thầy Quản nên thay chốn ở đi, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi thực đấy, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ, ở đây khó giữ thiên lương. 

Trước lời khuyên của tử tù, viên quan ngục xuc động " vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẻ miệng nghẹn nghào nói : kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Bằng sức mạnh của một nhân cách cao cả và tài năng xuất chúng, người tử tù đã dẫn hướng cho viên quản ngục đến với cuộc sống thiên lương. Nguyễn Tuân đã tạo nên hình tượng Huấn Cao trở nên vô cùng cao cả. Đồng thời cũng thể hiện một niềm tin vững chắc của con người: Trong bất kì hoàn cảnh nào, con người vẫn luôn khao khát hướng tới chân, thiện, mĩ .

Truyện ngắn "Chữ người tử tù" đã thể hiện tài nghệ của Nguyễn Tuân. Cho ta thấy được nhân cách của hai nhân vật Huấn Cao và viên quan coi ngục và hướng tới cái đẹp. Cảnh cho chữ mang đến một kết thúc có hậu .Với những ngôn ngữ cổ kính, trang nghiêm, mang lại cho câu chuyện cái không khí " Một thời vang bóng ".  

0 nhận xét:

Đăng nhận xét