Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Tình cảnh lẻ loi

Thời gian phát triển của xã hội qua 5 giai đoạn. Nguyên thủy, cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. Nhưng 1 trong những giai đoạn phát triển đó thì xã hội trung đại, hay còn gọi là xã hội phong kiến là cái xã hội tàn nhẫn nhất. Chiến tranh bùng nổ,và người chết như cắt cỏ, máu người đổ xuống như sông chảy. Người này chết thì người khác phải thay thế, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự chia ly, cách xa nhau của người vợ và người chồng, kẻ đầu bạc tiễn đưa người đầu xanh. 1 người đi mãi không về, 1 người chờ mãi không thấy, dựa vào 1 hình ảnh của 2 con người này, tác giả Đặng Trần Côn đã cho ra tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc. Để cảm thông cho sự cô đơn, sự nhớ nhung, chờ đợi năm tháng, sự mong mỏi tuyệt vọng, Và trong tác phẩm này, có thể thấy, xuất sắc nhất là đoạn trích từ câu 193 - 216 với tên gọi " Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ".



Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,      
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,  
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gẩy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng.


Đến với 16 câu thơ đầu khắc họa về không gian gian, thời gian và viết lên nỗi cô đơn lẻ loi của người chinh phụ. Cái không gian " hiên vắng - ngoài rèm - trong rèm " là cái không gian vắng vẻ đến lạ kì, không gian hiu quạnh khó chịu vô cùng. Mà phải trải dài mãi, kéo dài mãi trong thời gian " đèn - hoa đèn - gà eo óc " thời gian quanh năm suốt tháng, chờ đợi trong khung cảnh chỉ có 1 mình, ngày cho đến đêm rồi lại đến khuya cũng chỉ 1 mình và thời gian cứ trôi không chờ đợi bất cứ ai, để cho người chinh phụ ở lại 1 mình trong căn nhà đó, trong đêm tối đó, trong khoảng thời gian chờ đợi vô tận đó. Vậy giữa không gian quạnh hiu ấy, thời gian lê thê vô tận ấy người chinh phụ đã làm gì.

Ở 2 câu thơ đầu tác giả đã vẽ bật lên hình ảnh của người chinh phụ và hành động lạ kì. Người dạo hiên mà thầm gieo từng bước, người ngồi rèm mà lại thác đòi phen, hành động là kì đó là hành động vô thức, nhưng bên trong suy nghĩ lại chứa đầy những lo âu, bên trong lòng luôn bồn chồn và thổn thức không yên, chỉ vì đang trông ngóng 1 điều gì đó.

Tâm trạng thổn thức bồn chồn đó, suy nghĩ đầy lo âu đó, cũng được hé lộ qua những câu thơ kế tiếp


Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
          
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng ?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.




" Thước chẳng mách tin ", cụm từ hé lộ mọi tâm trạng của người chinh phụ. Rằng người chinh phụ đang chờ đợi con chim thước, để báo tin về người chồng của mình ở biên ải xa xôi. Và phương pháp đối lập " Ngoài rèm - Trong rèm ", với câu hỏi tu từ " Trong - Chăng "  hiện rõ lên cho người đọc biết được lúc này tâm trạng của người chinh phụ chính là tâm trạng trách móc, tuyệt vọng khi cứ chờ đợi mãi cái thông tin ấy nhưng chỉ trong đặc vô âm tính. Hình ảnh của người chinh phụ lúc này thật đáng thương, nhưng lại đáng thương biết bao khi người chinh phụ chỉ biết làm bạn với ngọn đèn.

" Đèn biết chăng - đèn có biết " tác giả đã vẽ lên tâm trạng triền miên, day dứt không nguôi của người vợ trẻ, và cụm từ " bi thiết - buồn rầu " với hình ảnh " hoa đèn - bóng người ", 1 lần nữa, tác giả lại nhấn mạnh nỗi đơn độc 1 mình lẻ loi trong đêm tối của người chinh phụ. Ở những câu thơ trên cho người đọc thấy được cái sự cô đơn 1 mình nó buồn đến mức nào khi người chinh phụ phải bầu bạn với ngọn đèn, bầu bạn với những vật vô tri vô giác chỉ để tâm sự 1 chút, tâm sự về nỗi mong chờ mòn mỏi trong khoảng thời gian bất tận đó để giải tỏa đi phần nào đó, giải tỏa bớt đi nỗi buồn sầu, nặng trĩu của mình.


Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gẩy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng.





Vào những đoạn trước, " đèn - hoa đèn " đèn thì báo hiệu trời đã tối, mà hoa đèn lại cho biết tối đêm khuya, giờ lại thêm " gà eo óc " âm thanh báo trời đã sáng và hình ảnh " Hòe phất phơ ". Người xưa nói " Phải thức đêm mới biết đêm dài " đúng như vậy, người chinh phụ đã gặm nhấm nỗi buồn của mình trong khoảng thời gian dài lê thê đó, " Hòe lê thê " hình ảnh miêu tả sự thay đổi qua mùa, chứng minh rằng người chinh phụ đã chờ, ngóng trông hơn 1 năm, và 1 mình trải qua 4 mùa xuân, hạ, thu , đông trong căn nhà không có tiếng cười chỉ có sự im lặng tĩnh mịch và hoang vắng. 2 từ láy " đằng đẵng - dằng dặc " và các từ so sánh " như niên - tựa miền biển xa " lấy hình ảnh của biển để miêu tả cho sự mong chờ và dùng 2 từ láy để làm cho nổi mong chờ đó chân thật hơn, dai dẳng hơn, vô tận hơn nữa. Và ai có thể cảm nhận được cái nỗi sầu da diết của người chinh phụ, có thể thấu được lòng đại dương kia.

Đêm đã hết, trời đã sáng, 1 ngày mới lại bắt đầu, người chinh phụ lại phải làm những việc mà hằng ngày mình phải làm.


Hương gượng đốt hồn đà mê mải,

Gương gượng soi lệ lại châu chan.

Sắt cầm gượng gẩy ngón đàn,

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng.







Người chinh phụ đốt hương, thầm nguyện cầu cho chồng mình thế nhưng người đốt hương mà hồn đà mê mải. Người chinh phụ soi gương, soi 1 cách " gượng " nhưng soi để làm chi, soi để làm gì khi chỉ còn có 1 mình mình. Người chinh phụ gượng gẩy ngón đàn, người đến với cây đàn để tìm thú vui tao nhã. Những hành động gắng gượng để thoát khỏi sự bủa vây của cảm giác cô đơn nhưng cuối cùng rồi cũng không thể làm xua tan đi nỗi nhớ, nỗi cô đơn khi 1 mình, không thể làm tan đi cảm xúc rưng rưng trong mắt. Mọi hành động gắng gượng của người, khiến cho người chinh phụ dường như chỉ muốn ngộ nhận tâm trí mình, chỉ để thỏa đi sự khao khát tình vợ chồng sum họp như loan phượng có đôi, như sắt cầm réo rắt. Nhưng không thể, thực tại vẫn là thực tại, khung cảnh ấy, thời gian ấy, hình ảnh ấy, không thể thay đổi được không khí khi căn nhà đó chỉ có 1 người, không thể thay đổi được khi không có tiếng cười và cũng đã được 1 thời gian, sự sợ hãi của người bắt đầu đến, sự lo lắng dần trở thành hiện thực " Dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng. " Người chinh phụ sợ dây uyên kinh đức, sợ phím loan ngại ngùng, sợ điềm gở sẽ đến, sợ vợ chồng phải xa cách, không phải sợ sự xa cách dài lâu mà là sợ sự xa cách không biết ngày nào trở về.

Và nếu như ở 16 câu thơ đầu cho thấy hình ảnh của người chinh phụ thì ở 8 câu thơ cuối sẽ cho thấy niềm nhớ thương chồng ở phương xa.

Lòng này gửi gió đôngtiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên. 
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

Vào 2 câu thơ đầu, tác giả Đặng Trần Côn đã sử dụng câu hỏi tu từ, câu hỏi tu từ này dùng để hỏi nhưng không cần câu trả lời, câu hỏi tu từ này dùng để bộc bạch nội tâm của người chinh phụ, lúc này đây chính là lúc mà người chinh phụ đang độc thoại nội tâm. Sau câu hỏi tu từ đó, tiếp theo là những hình ảnh ước lệ " gió đông - nghìn vàng - non Yên ". Người chinh phụ đang tự hỏi bản thân và cũng đang nhờ vả gió đông, liệu rằng người có thể gửi cái nghìn vàng chính là cái tấm lòng quý như vàng này, tấm lòng nhớ nhung, tấm lòng chờ đợi và đông đầy sự yêu thương của mình đến núi non Yên, nơi mà người chồng mình phải chiến đấu để đem về công danh, đem về danh dự cho gia đình. Cảm xúc lại mãnh liệt hơn nữa khi người chinh phụ đã độc thoại nội tâm, khi người chinh phụ đã bộc bạch cảm xúc của mình.

Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

4 câu thơ này liên tiếp nhấn mạnh nỗi nhớ của người chinh phụ, rằng nỗi nhớ của người chinh phụ dài thăm thẳm đường lên bằng trời mà khi trời lại thăm thẳm xa vời khôn thấu thì nỗi nhớ lại càng đau đáu nào xong. Ví nỗi nhớ của mình như thế đấy, nỗi nhớ dài mà xa như đường lên bằng trời, ai có thể đo được khoảng cách 9 tầng mây, ai có thể thấu được nỗi nhớ dài lê thê thế này, mà không chỉ dài, nỗi nhớ ấy lại còn sâu thăm thẳm. Nỗi nhớ đã bao trùm cả không gian và thời gian.

Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

Vào 2 câu thơ cuối, tác giả đã miêu tả nhân vật trữ tình trở nên sâu sắc. Hình ảnh " sương đượm - mưa phun " cùng với âm thanh " tiếng trùng " đã cho thấy tấm lòng của người vợ. Lấy hình ảnh tự nhiên để miêu tả tâm trạng người chinh phụ, giọt sương giọt mưa hay còn gọi đó chính là giọt nước mắt của người vợ đi kèm theo đó là âm thanh " tiếng trùng " là tiếng nói của lòng người chinh phụ đang thổn thức kêu gọi và khát khao tình yêu đôi lứa,  khi cứ chờ đợi khi cứ ngóng trông khi cứ mong mỏi,thật đáng trân trọng biết bao.

      Tóm lại, đoạn trích " Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ " này đã cho người đọc và người nghe thấy được nỗi cô đơn, nỗi sầu nặng, nỗi bức rức, nỗi buồn dài triền miên, thấy được cung bậc sắc thái và sự khao khát tình yêu hạnh phúc đôi lứa rất mãnh liệt, đồng thời cũng gián tiếp tố cáo xã hội trung đại, phong kiến này. Vì đây là thời chiến tranh, sự chiến tranh phi nghĩa này đã dẫn đến việc chia cách tình cảm vợ chồng. Còn nghệ thuật thì tác giả đã miêu tả rất thành công việc dùng bút pháp ước lệ đi chung với nội tâm nhân vật trữ tình, qua việc lên án và tố cáo gián tiếp xã hội phong kiến cùng với chiến tranh phi nghĩa này.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét