Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

sơ đồ tư duy

       Hiện nay trên lớp chúng ta được học rất nhiều các kiến thức mà thầy cô truyền đạt và chúng ta chỉ đơn thuần là ghi lại chúng một cách thụ động vào vở để về nhà học thuộc nguyên bài như vậy, mà không biết chọn ra những từ khóa rồi sắp xếp chúng lại một cách sao khoa học để cho dễ học thuộc. Thử hình dung xem nếu ngày thi cận kề mà chúng ta ôn lại các kiến thức đã học thì sẽ mất rất nhiều thời gian nếu như chúng ta không sắp xếp nó lại cho gọn gàng, khoa học. Vậy thì giải pháp cho vấn đề trên là gì? Đó chính là sơ đồ tư duy
sơ đồ tư duy
sơ đồ tư duy

     Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này nhanh, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một đồ tư duy, một danh sách dài gồm những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống rất nhàm chán, không màu sắc, chỉ đơn giản là ghi chú, liệt kê lại những từ khóa.
cấu trúc của sơ đồ tư duy
cấu trúc của sơ đồ tư duy

Muốn vẽ một sơ đồ tư duy thì cần có 4 bước sau:
Bước 1: vẽ chủ đề ở trung tâm
Bước đầu tiên trong việc tạo ra một Sơ Đồ Tư Duy là vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt  nằm ngang).
Quy tắc vẽ chủ đề:
  1. Bạn cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.
  2. Bạn có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà bạn thích.
  3. Bạn không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ.
  4. Bạn có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
  5. Một bí quyết vẽ chủ đề là chủ đề nên được vẽ to cỡ hai đồng xu “5000 đồng”.
Bước 2: vẽ tiêu đề phụ
Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:
  1. Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.
  2. Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.
  3. Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (chứ không nằm ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
Bước 3: vẽ ý chính và các chi tiết hỗ trợ
Quy tắc vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ:
  1. Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
  2. Bất cứ lúc nào có thể, bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng. Bạn hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng bạn. Đây là một số cách viết tắt
Hình vẽ
Không có: X có
Suy ra: =>
Tăng lên / Giảm xuống: ↑/↓
Lớn hơn / nhỏ hơn: > / <
  1. Mỗi từ khóa / hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng (bằng cách vẽ nối ra từ một khúc).
  2. Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm.
  3. Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu.
  4. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.
Bước 4: thêm hình ảnh để tưởng tượng được phong phú
Bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn.

Những lưu ý cần thiết để có một sơ đồ tư duy hoàn thiện:
Ø  Dùng một hình ảnh hay bức tranh cho ý tưởng trung tâm. một hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình.

Ø  Luôn sử dụng màu sắc . vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho đồ Tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng thật vui mắt.


Ø  Vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng. Giống như các nhánh cây, các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều. Một sơ đồ tư duy mà chỉ có những đường thẳng thì thật là nhàm chán.

Ø  Sử dụng một từ khóa trong mỗi dòng. Bởi, các từ khóa mang lại cho Bản đồ Tư duy của ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liên kết của nó diện mạo đặc biệt.

Ø  Dùng những hình ảnh xuyên suốt. hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn.


Hãy vẽ sơ đồ tư duy để có thể tiết kiệm thời gian và học dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét