Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Chí khí anh hùng

        Thời kì của xã hội trung đại, xã hội phong kiến thối nát mục rữa, là thời của xã hội còn phân biệt vai vế, đẳng cấp nam nữ, khiến cho cuộc đời của nhiều người bị đẩy đưa. Và Thúy Kiều là 1 trong những con người đáng thương đó, khi Kiều bị bắt vào lầu ngưng bích 1 thời gian thì Từ Hải xuất hiện, người xuất hiện như 1 vị cứu tinh của nàng Kiều. Từ Hải xem trọng Kiều như 1 tri kỉ. Kiều, 1 kì nữ có số phận bi thương và Từ Hải, 1 chàng trai có chí khí mãnh liệt và quyết chiến, 2 người đã đến và gắn kết với nhau bởi tình cảm tri ân, tri âm. Nhưng người xưa từng nói rằng, đã là nam nhi thì phải làm việc to chí lớn, phải đương đầu với khó khăn, phải kiên quyết và đem danh dự về cho bản thân và gia đình. Chính tư tưởng đó đã áp đặt lên đầu Từ Hải, và đó cũng là lúc mà Từ Hải muốn ra đi lập nghiệp cho mình. Đến lúc này đây, cho tình cảm của Kiều dành cho Từ Hải nhiều bao nhiêu đi chăng nữa thì vẫn không thể cầm được bước chân anh hùng.

Tác phẩm chí khí anh hùng
( Tác phẩm Chí Khí Anh Hùng )

Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

Đến với 4 khổ thơ đầu, cho người đọc và người nghe biết rằng Kiều và Hải đã chung sống với nhau được nửa năm, tuy chỉ là nửa năm, Kiều và Hải đã có tình cảm đương nồng. Nhưng đến lúc tình cảm đang đương nồng mặn mà thì " Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương ",cụm từ Trượng Phu là cụm từ mà tác giả Nguyễn Du đã dành cho Từ Hải, lấy danh hiệu cho Từ Hải là Trượng Phu mang hàm ý của sự dứt khoát, vậy Trượng Phu là Từ Hải mà Từ Hải lại " thoắt đã động lòng bốn phương " chí khí của Từ Hải lại nổi dậy. Thế là toàn bộ tâm trí hướng về chốn " mênh mang ", " động lòng bốn phương " bốn chữ này cũng đủ để nói lên rằng Từ Hải không phải là người dân thường, không phải là người 1 nhà mà là người của trời đất, người của bốn phương.
( Kiều - Hải )

Quyết lời dứt áo ra đi          
           
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi

SInh vi nam tử yếu hy kỳ

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển đi

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia



" Quyết  lời - ra đi " 2 cụm từ đủ để nói lên ước mơ hoài bão đã cao tràn, tâm quyết của Chàng đã quá lớn đến ngay cả tình cảm nồng nàn của nàng Kiều cũng không thể làm lay động được Từ Hải. Nhưng Từ Hải cũng chỉ 1 phần muốn thực hiện ước mơ hoài bão của mình 1 phần muốn cho Kiều sau này được sống trong gia cảnh sung túc. Và niềm quyết chí càng cao khiến cho Từ Hải càng tự tin hơn, khi ra đi Từ Hải đã hứa với Kiều chắc như đinh đóng cột rằng mình sẽ trở thành 1 vị tướng quân dẫn " mười vạn tinh binh ", chiêng trống " dậy đất ". Đến lúc ấy chàng Hải sẽ đường đường chính chính rước Thúy Kiều về làm 1 vị phu nhân, để những kẻ hãm hại nàng sẽ ngày đêm sợ hãi.

Từ Hải ra đi
( Sự ra đi của Từ Hải )

Nàng rằng: phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi

Từ rằng: tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình

Bằng nay bốn bể không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu






Vì không muốn phải chờ đợi và càng mong muốn giúp đỡ chồng mình, Kiều đã mở lời xin Từ Hải cho đi theo nhưng Từ Hải lại từ chối  với giọng điệu " Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình " 1 lòng trách Thúy Kiều 1 lòng lại lo lắng cho Thúy Kiều khi cùng với Từ Hải làm việc to chí lớn. Dù đã mâu thuẫn với vợ, nhưng trong lòng chàng Hải cũng muốn vợ mình là người phụ nữ phóng khoáng, hiệp nghĩa giống như Mộc Lan, để có thể cùng sánh đôi, cất bước với chàng trên con đường gian nan đầy gai góc này. 


Vạn dặm đi theo quân
Vượt núi ải như bay
Tướng quân đánh trăm trận rồi chết
Tráng sĩ mười năm mới trở về


Trong lòng vừa muốn vợ mình như hiệp nghĩa như Mộc Lan nhưng đồng thời lại không muốn vợ mình phải chịu khổ cùng, sự mâu thuẫn này làm cho Từ Hải rất khó xử.Tấm lòng yêu thương vợ chân tình, hết sức tình cảm của kẻ võ biền.

       Trong đoạn trích này, tác giả Nguyễn Du cũng đã miêu tả thành công nhân vật Từ Hải, 1 nhân vật Trượng phu có ý chí to lớn đến nỗi không gì có thể làm lung lay ý chí đó, luôn thích và muốn đương đầu với khó khăn, là con người của bốn phương, trời đất, là con người của chính nghĩa, công bằng là sự hiện diện hiếm hoi của thời phong kiến bấy giờ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét