Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Chạy giặc

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này ?


Câu 1: Tình dân chạy giặc
- Mở đầu nhà thơ dùng cảnh chợ tan để thông báo một hiện thực tan nát.
- “Tiếng súng Tây” là sự mở đầu cho cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- Cờ thế : nói lên tình cảnh của đất nước ta hiện giờ: rất khó khăn, nguy hiểm, chỉ cần đi sai một bước hậu quả khôn lường
- Nhân dân ta hoảng loạn, tan tác, nơi ở xác xơ tan hoang : “lũ trẻ lơ xơ chạy”, “ bầy chim dáo dác bay”…
- Sự bị động của nhân dân, của triều đình phong kiến trước sự xâm lược của kẻ thù đã dẫn đến hậu quả là mất nước.Đồng nghĩa với việc mất mát về người, về của là những vết thương không dễ gì lành lại được

- Hai câu đề giới thiệu hoàn cảnh chạy giặc. Tiếng súng thực dân Pháp đột ngột nói lên, phá tan cảnh sống yên bình của nhân dân ta và đẩy họ vào cảnh chết chóc đau thương.



Câu 2: Nỗi khổ của người dân.
- Xen vào bức tranh hoảng loạn, tan hoang của đất nước, là nỗi lòng của nhà thơ. Ông đau xót trước “ một bàn cờ thế phút sa tay”,“ lũ trẻ lơ xơ chạy”, “bầy chim dáo dác bay”…Ông càng đau xót trước cảnh nhà cửa bị thiêu cháy tàn cháy lụi, của tiền tan thành bọt nước và trong nỗi đau xót của ông, ta nhận ra lòng căm thù quân xâm lược sâu sắc.

- Hai câu thực miêu tả cảnh chạy giặc của nhân dân, đồng thời toát lên thái độ thương cảm và tấm lòng thương yêu nhân dân của nhà thơ.



Câu 3: Tội ác của giặc xâm lược.

“ Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc họa này”


- “ trang dẹp loạn” => là người anh hùng hảo hán, người xuát hiện trong triều đình phong kiến thời xưa.
- “Hỏi”, “rày đâu vắng” => sự chất vấn một cách mỉa mai, chua chat. Tác giả căm phẫn, xót xa trước việc triều đình thối nát, không chăm lo cho nhân dân có một cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Tất cả những điều đó đều nói lên lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Đình Chiểu.

- Hai câu luận là lời tố cáo đanh thép vừa cụ thể, vừa khái quát về tội ác của giặc. 



Câu 4: Thái độ của tác giả.
- Bài thơ Chạy giặc tái hiện cảnh chạy loạn, đau thương, tan tác điêu linh của nhân dân ta trong những ngày đầu Pháp xâm lược. Bên cạnh các chi tiết tả thực, chân xác, những hình ảnh tượng trưng đầy gợi cảm, giọng thơ u hoài, đau xót đã góp phần thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhà thơ. Đó là sự căm thù giặc sâu sắc, là sự đau xót, thương nhân dân phải chịu cảnh lầm than, đồng thời cũng là sự mỉa mai, trách móc đối với sự bạc nhược và bất lực của triều đình phong kiến.

- Hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân. 

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Lẽ ghét thương

Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có lẽ được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, khi ông đã bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định. Cốt truyện xoayn quanh cuộc xung đột giữa thiện và ác, nhầm đề cao tinh thần nhân nghĩa, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả và của nhân dân đương thời về 1 xã hội tốt đẹp. Ở đó mọi quan hệ con người đều thấm đượm tình cảm yêu thương, nhân ái. Tác phẩm thuộc loại truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian, ngay từ khi mới ra đời đã được nhân dân, đặc biệt là người dân Nam Kì, đón nhận và lưu truyền rộng rãi.

Và đoạn trích “Lẽ ghét thương” là đoạn thơ trích từ Lục Vân Tiên, từ câu 473 đến câu 504. Kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và 5 chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.
Ông Quán là 1 nhân vật phụ trong truyện nhưng lại được yêu thích, ông mang dáng dấp của một nhà nho đi ở ẩn. Tính cách nóng nảy, bộc trực, ghét kẻ tiểu nhân ích kỉ, nhỏ nhen, giàu lòng yêu thương những con người bất hạnh.

Ông Quán cùng với nhân vật ông Ngư, ông Tiều trong tác phẩm là những người lao động nghèo khổ, nhưng họ thực chất là những nho sĩ ở ẩn giữa cuộc đời đen bạc. Tính tình bộc trực thẳng thắn, yêu ghét phân minh.


Quán rằng: “Kính sử đã từng,
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.
Hỏi thời ta phải nói ra,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.
Tiên rằng: “Trong đục chưa tường,
Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?
Quán rằng: “Ghét việc tầm phào,
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Ghét dời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngỹ bá phân vân,
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời thúc quý phân băng,
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.
Thương là thương đức thanh nhân,
Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông.
Thương thầy Nhan Tử dở dang,
Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh.
Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha.
Thương thầy Đổng Tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu, tối đày đi xa.
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mất lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”.


Tình thương chính là điểm tựa, là động lực tinh thần để nhà thơ lên tiếng phê phán những bọn xấu xa, những kẻ độc ác. Sở dĩ ông Quán ghét cay ghét đắng những chuyện tầm phào, những cái đa đoan, những cái dối trá, những trò mê dâm là vì chúng làm rối dân, làm dân luống chịu lầm than muôn phần. Mỗi lần nhắc đến một đối tượng đáng ghét, đáng lên án ấy sẽ là một lần tác giả thêm một câu bình luận về tội ác của chúng gây cho dân lành:


Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hoang
Ghét đời U, Lệ đa đoan
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần…




Và trong 10 câu thơ nói về lẽ ghét thì có tới bốn câu thơ nói về cung bậc, mức độ khác nhau trong nỗi khổ mà dân lành phải gánh chịu:


- Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hoang.
- Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
- Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
- Sớm đầu tối đánh lằng nhằng dối dân.


Nếu như những câu thơ nói về lẽ ghét thương thể hiện nỗi kinh bỉ, tức giận thì đến những câu thơ này giọng thơ đột ngột chậm thể hiện sự thông cảm, chia sẻ của nhà thơ đối với nhân dân.
Để giãi bày những lời tâm huyết về nỗi ghét này được sâu đậm, Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng nghệ thuật điệp từ. Chỉ có 10 câu thơ đầu tác giả đã sử dụng tới 8 từ ghét. Riêng câu thơthứ hai đã có tới 3 từ:


Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.



“Cay , đắng” là những từ dùng để chỉ mùi vị, ở đây cay, đắng không phải dùng như một sự lạ hoá ngôn từ, mà nó dùng để diễn tả độ sâu tăng dần của cái ghét. Sự kết hợp của các điệp từ ghét với sự tăng cấp về mức độ, nhà thơ đã hé mở cho độc giả biết cái ghét, đối tượng bị ông Quán ghét không chỉ thuộc phạm vi một thời đại nào mà nó có trong mọi thời đại.
Vì thế những điều ông Quán ghét thể hiện rằng ông là một người chính nghĩa luôn biết lo cho dân cho nước mở đầu bài ông đã nêu lên quan điểm ghét thương của mình, ông rất ghét những chuyện vu vơ tầm phào không có lợi ích cho dân cho nước, một người phục vụ cho sự nghiệp của dân tộc luôn lấy tinh thần trọng nghia là chính. Hàng loạt những câu thơ tiếp theo ông đã nói về nổi ghét của mình để cho dân chúng lầm than xa chân lỡ bước, để dân nhọc nhằn, những lời ghét của ông đã bộc lộ một chế độ cai trị thối nát, ăn chơi, vô độ hoang dâm tà, không lo gì tới lợi ích của nhân dân. Nguyễn Đình Chiểu là một người rất chính trực ông đã nêu rõ quan điểm của mình, phê phán bọn cai trị thối tha, để khiến dân thường phải chịu những đau khổ, những điều mà ông Quán ghét đó là những gì ảnh hưởng tới lợi ích của nhân dân.
Đối lập với nỗi ghét, lòng căm thù là tình thương. Ông Quán đã tự bạch về tình thương của mình trong mười sáu câu thơ. Chỉ mười sáu câu thơ nhưng nó làm hiển hiện cả cõi lòng của một con người, thể hiện một cách sâu sắc sự cảm thông, xót xa của ông Quán đối với những bậc hiền nhân quân tử, kiểu mẫu của đạo Nho, muốn hành đạo giúp vua, cứu dân nhưng không thành.
Người được nhắc đến đầu tiên trong đoạn thơ nói về tình thương là Khổng Tử, người đã gặp rất nhiều gian lao vất vả khi truyền đạo:


Thương là thương đức thánh nhân
Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông.

Ông thương đến cả người chết yểu mà công danh chưa đạt:

Thương thầy Nhan Tử dở dang
Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh

Ông lại thương cả những người không gặp vận may, những ông quan thanh liêm không gặp thời…

Thương ông Gia Cát tài lành
Gặp cơn Hán mạt đã đành phôi pha…
…Thương thầy Liêm, Lạc đã xa
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.




Nếu như ở mười câu đầu Nguyễn Đình Chiểu để cho nhân vật nói lên lòng căm thù bọn người hại dân để nói lên lòng thương dân, thì ở đoạn sau tác giả lại cho nhân vật bộc lộ trực tiếp lòng thương đối với những người có tài cao chí lớn, muốn phò vua giúp đời mà gặp phải bất hạnh nên nguyện vọng cứu dân không thực hiện được. Và để thể hiện ông thương cho dân chúng lầm than, ông thương những bậc hiền tài luôn phải chịu những lận đận ví dụ như Gia Cát Lượng tài trí nhưng không gặp thời vận, Đào Uyên Minh không chịu luồn cúi quan trên lùi về ở ẩn, Nguyễn Trãi cũng như vậy… toàn những người có đức và có tài những đều gặp những đau thương, ông quan thương cho những nhân vật đó, và chính bản thân ông cũng muốn phụng sự cho đất nước rất nhiều những gặp bất hạnh ông đã bị mù và phải lui về dạy học, những người tài chí phải chịu những bất hạnh chua được đóng góp công sức của mình nhiều cho đất nước đây là một mong ước rất chính đáng của những người chính nghĩa.
Trích đoạn “Lẽ ghét thương” tuy không dài nhưng được tác giả tổ chức sắp xếp khá chặt chẽ, mạch lạc. Sự kết hợp giữa việc sử dụng điệp từ ghét, thương với nghệ thuật bố cục chặt chẽ không chỉ tạo được sự rõ ràng trong ý thơ mà còn tạo cho đoạn thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm vừa thống thiết, một nét đặc trưng của điệu thơ trữ tình Nguyễn Đình Chiểu.
Tác giả đã sử dụng hàng loạt những điển tích điển cố nhằm nêu cao tinh thần vì dân vì nước những lời lẽ rất rõ dàng và đầy cảm xúc, những câu thơ nói về nỗi ghét thì mang đầy cảm xúc căm giận, những câu thơ về lẽ thương thì cảm xúc lại dạt dào và đầy cảm xúc.
Tác giả dã rất thành công trong việc sử dụng biện pháp đối trong câu nó làm tăng thêm giá trị nghệ thuật cho tác phẩm. Ngôn ngữ mà tác giả sử dụng mang đầy cảm xúc một con người chính nghĩa không trực tiếp đấu tranh để bảo vệ cho nhân dân nhưng những lời văn của ông có giá trị tố cáo sâu sắc. Ngôn từ mộc mạc không trau chuốt gần gũi với nhân dân, lời nói và ngôn ngữ trong văn của ông thấm đậm chất dân tộc.

        Như vậy thông qua nhân vật ông Quán, Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm những lời tâm huyết về nỗi ghét thương. Nó không chỉ thể hiện một tâm hồn giàu tình yêu thương mà còn thể hiện một tinh thần nhân bản sâu sắc.


Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Bài ca ngất ngưởng

        
 Nguyễn Công Trứ sinh 1778 mất 1858, tự là Tồn Chất, biệt hiệu là Hi Văn. Ông xuất thân trong 1 gia đình nhà nho tại làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Có thể nói từ nhỏ cho đến 1819, ông sống vất vã cơ cực, nhưng đây cũng chính là khoảng thời gian mà Nguyễn Công Trứ có cơ hội được tìm hiểu và học hỏi về thể loại ca trù ở làng Cổ Đạm, 1 làng gần làng ông. Đây cũng chính là 1 yêu tố có ảnh hưởng rất lớn đến phong cách thơ của Nguyễn Công Trứ. Thể loại ca trù hay hát ả đào là 1 thể loại mà xuất hiện ở miền Bắc Việt Nam. Nó là sự kết hợp giữa thơ với nhạc, giữa đàn với phách , để tạo nên những chất liệu mà có thể nói âm điệu của nó khá là đặc biệt. Nó phù hợp với cách thể hiện con người  tự do và phóng túng. Mà phải chăng vì thế mà Nguyễn Công Trứ đến với thể loại này 1 cách rất tự nhiên và đây cũng là 1 thể loại mà ông vận dụng rất thành công trong sáng tác của mình.
Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” ra đời vào năm 1848 lúc ông về hưu. Và đểlựa chọn thể hiện cái phong cách cũng như cái tổng kết về cuộc đời của mình, ông lựa chọn cho tác phẩm của mình đó là thể loại hát nói. Thể loại hát nói là thể loại có vần luật tự do, phóng túng. Kết hợp giữa lục bát, song nhất lục bát với kiểu nói lối của hát chèo. Thể loại này thích hợp với việc thể hiện những con người tự do . Và thông thường những nhà thơ thường mang trong mình tâm sự thì tìm đến thể loại hát nói, như 1 nơi để kí hát tâm hồn của mình, Nguyễn Công Trứ cũng không ngoại lệ. Bài thơ có âm điệu khá đặc biệt, lúc thì réo rắc lúc thì hào hứng để thể những cái nét tính cánh của tác giả trong tác phẩm.

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng.
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Đươc mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phoi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tưu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông !


Trước tiên ta tìm hiểu ý nghĩa của từ ngất ngưởng, “ngất ngưởng” trong từ điển tiếng Việt được giải thích theo nghĩa đen là từ có nghĩa ngã nghiêng, không vững chắc. Tuy nhiên, trong bài thơ này, chúng ta cần lưu ý từ “ngất ngưởng” không biểu hiện tư thế ấy, mà nó biểu hiện “phong cách sống” khác thường của tác giả.  Và 2 chữ ý cũng chính là cái từ cảm hứng cho bài thơ này. “Ngấ ngưởng” ở đây, nó thể 1 cách sống, 1 thái độ của 1 con người vươn lên trên thế tục để được sống là chính mình. Vậy thì Nguyễn Công Trứ có thái độ ngất ngưởng như thế nào, ta vào 6 câu thơ đầu, Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi làm quan.

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.


Đây là 1 bài thơ được viết bằng chữ nôm, thế nhưng nó lại được mở đầu 1 câu chữ hán trang trọng. “Dùng việc phủ định để khẳng định, mọi việc trong trời đất này là của ta”. Vào câu thơ đầu tiên, Nguyễn Công Trứ đã ý thức rất rõ cái tôi của bản thân cá nhân ông đối với nhân dân, đối với đất nước. Như vậy, ông càng khẳng định chí làm trai hơn hẳn, khẳng định vai trò của kẻ làm trai theo quan niệm phong kiến. Đây là 1 cái ý thức cái tôi cá nhân, 1 cái ý thức rất đáng trân trọng của nhà Nho Nguyễn Công Trứ. Từ cái khẳng định chí làm trai, ông đưa người đọc đi đến câu thơ tiếp theo
“Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.”
Câu thơ này khá độc đáo, bởi vì ông tự xưng tên mình “Hi Văn” và tự xưng tài “tài bộ”. Cách xưng này chính là việc thể hiện bản lĩnh cá nhân của Nguyễn Công Trứ. Vì trong thơ ca trung đại, dường như không có chỗ cho cái tôi cá nhân, dù có cái tôi nhưng nó lại bị khuất sau cái ta, như trong thơ của Nguyễn Khuyến có câu “Bác đến chơi đây, ta với ta”. Về việc Nguyễn Công Trứ dám xưng tên lại dám xưng tài, thì chắc chắn rằng ông là 1 người có tài thật sự mới dám xưng lên như thế. Mà “đã vào lồng” ý nghĩa nói lên sự trói buộc, ông cũng như bao người nhà Nho khác, học làm quan để đi thi, để khi đỗ đạt rồi thì sẽ phải cống hiến cho đất nước. Nhưng đối với ông việc làm quan là sự trói buộc, tuy thế mà ông lại có thể đem tài năng, công sức của mình để phục vụ cho nhân dân, nước nhà.
Ở 2 câu thơ này cho ta thấy, Nguyễn Công Trứ khi vào quan trường lại không chịu được 2 điều. Thứ nhất là ông không chấp nhận sự ngang hàng mà vươn hết lên trên bằng cách dám xưng tên, xưng tài của mình. Thứ 2 là khi ông vào quan trường rồi nhưng ông lại không nhập cuộc, ông không hoàn toàn hòa mình vào trong quan trường ấy. Đây chính là lí do sẽ cho chúng ta thấy đằng sau 2 câu thơ này, mach thơ sẽ thay đổi với hàng loat các câu thơ.


Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng.
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.


Đến với 4 câu thơ tiếp theo, có sự thay đổi cách ngắt nhịp, nghệ thuật liệt kê “Khi – Khi –Khi”. Có thể nói rằng 4 câu thơ này như 1 bản tổng kết về cả cái quảng đời làm quan của Nguyễn Công Trứ. Ở đây ông vừa khoe tài năng giải văn chương, tinh thao lược vừa khoe cái danh vị của mình khi “Thủ khoa”, khi “Tham tán”, khi “Tổng đốc”. Và cuộc đời của Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của 1 con người thăng giáng thất thường, có những lúc lên cao như Tổng đốc cũng có những lúc xuống thấp như 1 người lính. Nhưng khi làm quan, ông ý thức 1 điều, lúc làm quan thì không lấy đó làm vinh, lúc làm lính thì không coi đó là nhục. Lí do ông không chịu nhập cuộc khi làm quan là vì ông xem lúc làm quan chính là nơi để ông thực hiện hoài bão. Còn nữa, cách ngắt nhịp trong 4 khổ thơ này rất linh hoạt, lúc thì 3/3/4 lúc thì 3/2/3 lúc thì 3/3 lúc thì 3/4. Và cách ngắt nhiệp này thể hiện thái độ tự tin, tự hào của tác giả về bản thân mình. Không chỉ thế, với cái giọng điệu sảng khoái đó, ông đã kể cho người đọc, người nghe “Toàn chuyện lớn lao, hiển hách mà nghe như chơi”.
Vậy chốt lại ý chính của 4 câu thơ này qua nghệ thuật liệt kê, giọng điệu sảng khoái và cách ngắt nhịp biến hóa thì ngất ngưởng đối với Nguyễn Công Trứ chính là sự thể hiện tài năng, sự nghiệp của 1 con người đầy bản lĩnh, 1 con người thực sự tài giỏi và đó cũng chính là bản lĩnh đáng trân trọng của ông Hi Văn.
Như vậy tóm lại, qua lời giới thiệu đầy ngạo nghễ, Nguyễn Công Trứ đã cho ta thấy được những danh hiệu đã được đánh dấu một cuộc đời tài năng với bao nhiêu phấn đấu gian khổ, cống hiến cho đất nước. Thế là ông đã hoàn thành nhiệm vụ của 1 quân thần đối với vua cũng như của 1 người dân đối với nước, và như vậy ông hoàn toàn xứng đáng được ngất ngưởng chốn quan trường.

Tiếp theo là những đoạn thơ kể về Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi từ quan.


Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Đươc mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phoi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tưu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.


Lại 1 lần nữa, chúng ta bắt gặp được 1 câu thơ chữ hán xuất hiện đầu, Đô môn giải tổ chi niên,“. Có nghĩa là, ông đã thoát khỏi mọi ràng buộc chốn quan trường. Có thể nói, 30 năm ở chốn quan trường, Nguyễn Công Trứ đã làm được rất nhiều điều cho dân cho nước. Câu thơ chữ hán được cất lên, ông nhẹ nhàng từ giã chốn làm quan sau 30 năm để về chốn quê nhà. Đây cũng chính là cơ hội để Nguyễn Công Trứ có thể sống được cuộc đời của chính mình.
Và khi về quê “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”. ông về 1 cách đạc ngựa cho bò, đeo mo cau sau đuôi bò, bảo là che miệng thế gian chứ không về theo cách ngựa ngựa, xe xe. Qua đó ta thấy, Nguyễn Công Trứ không quan tâm đến miệng lưỡi người đời, mặc người ta cười nói, nghĩ gì về ông, ông chỉ quan tâm đến việc được sống là chính mình, sống thật với bản thân.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Từ 1 vị quan có rất nhiều cống hiến cho đất nhà, mà bây giờ lại từ bi. Cái từ bi đó cho thấy 1 chút hóm hỉnh của ông, và để rồi đi lên chùa, cái chốn thâm nghiêm nơi cửa Phật. Nguyễn Công Trứ lại Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, người mang theo đôi hầu gái, đâu phải mang theo hầu gái là điều không đúng đắn. Bởi với ông, Tiên Phật là cái điều mình thể hiện ở trong lòng chứ không phải ở bên ngoài. Dù đi đâu, làm gì, dù có khác người đi chăng nữa,với ông đó là cách mà ông thể hiện bản lĩnh đối với chính bản thân ông.
Tiếp theo những mạch cảm xúc đo, thi nhân đưa người đọc đến những vần thơ:


Khi ca, khi tưu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.


Nếu như ở những câu thơ trên, ông “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì khiến cho Bụt cũng nực người ông ngất ngưởng. Thì cũng không thể trách được con người có lỗi sống tự do, thoải mái như thế, một con người không quan trọng miệng lưỡi thế gian mà chỉ quan trọng những hành động thực tiễn của mình. Và lúc này cái cách ngắt nhịp cũng trở nên khác thường 2/2/2/2. Ở đây cách ngắt nhịp giống như tiếng trống đổ dồn, rồi nện mạnh xuống mặt trống thể hiện một cách khoáng đạt của tâm hồn. Nó thể hiện lối sống của con người muốn được sống thỏa thích theo ý của minh, không giống ai.
Cấu trúc của câu thơ “khi – không” như 1 lời buôn nhẹ của 1 lời tự hào, 1 lời tự chào của 1 con người đã sống và cống hiến 1 quãng  đời mình cho dân, cho nước. Có thể nói, âm điệu của câu thơ vang lên rất nhẹ nhàng, rất uyển chuyển mà lại còn pha 1 chút cảm hứng để cho người đọc cảm nhận được cách nghĩ, cách chơi của 1 nhà Nho Nguyễn Công Trứ ở đây dường như với ông, những cái hình thái, nghệ thuật hay những trò giải trí đó chính là những cái điều mà ông được thỏa sức vẫy vùng trong cái bản lĩnh của mình. Và cũng vì thế mà Nguyễn Công Trứ không quan tâm đến cái chuyện được mất hơn thua ở đời.


Đươc mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phoi phới ngọn đông phong.
Chúng ta có thể nói, nếu câu thơ vang lên vừa mở ra trước mắt người đọc cái không gian, thời gian của người “thái thượng” là người từ cổ đến giờ, ngọn “đông phong”  là 1 cái ngọn gió phơi phơi của mùa xuân đem đến hơi ấm, đem đến hạnh phúc. Khi đọc đến câu thơ này, người đọc lẫn người nghe vẫn có thể mỉm cười trước hình ảnh nhà Nho Nguyễn Công Trứ. Lúc này, không phải còn là 1 vị Tổng đốc oai nghiêm dẫn dắt cả đoàn quân đi ra trận mà hiện lên ở đây là 1 con người tự do, tự tại, ung dung. Không quan tâm đến việc hơn thua, chỉ xem những điều đó là cơn gió thoảng qua ngang tai. Ông chỉ quan trọng việc được sống đúng là mình, vì cuộc sống như thế mới thực sự là cuộc sống có ý nghĩa. Ông tự thấy mình có quyền được “ngất ngưởng” khi ông về hưu khi ông đã làm được nhiều việc có ích cho dân.
Với giọng thơ tự hào, sảng khoái pha chút hóm hỉnh. Đoạn thơ đã thể hiện 1 phần cứng cỏi của cuộc đời ông. Nó xuất phát từ sự tự rõ ý thức về tài năng của chính bản thân. Đó cũng chính là 1 thái độ, 1 quan niệm nhân sinh hiện đại. Đề cao ý thức cá nhân, ý thức về cái tôi phóng khoáng, là những điều hiếm thấy trong văn học trung đại.

Kế tiếp là 3 khổ thơ cuối cùng, 3 khổ thơ nói lên vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Công Trứ:


Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông !


Như chúng ta đã thấy ở những phần trước. Việc làm quan đối với Nguyễn Công Trứ là 1 cuộc chơi, 1 cuộc chơi của 1 con người có tài năng, có nhiệt huyết. Và khi về với chốn quê hương, ông cũng có 1 cuộc chơi, cuộc chơi được sống đúng là chính mình, đó là bỏ qua những lễ giáo, những dư luận của người đời. Thế nhưng, cái cốt lõi của vấn đề là ở chỗ, ở bất kì cuộc chơi nào. Cuộc chơi của 1 vị quan trong chốn quan trường hay cuộc chơi của 1 con người ở nơi quê làng thì Nguyễn Công Trứ vẫn khẳng định Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”.
Ở đây, thi nhân đã nhắc đến “Trái, Nhạc”“Hàn, Phú”. Đây là những nhân vật nổi tiếng của Trung Quốc, những con người tài năng. Và việc sử dụng điển cố, điển tích như thế, ông tự coi mình và đặt mình sánh ngang với những bậc anh tài có sự nghiệp hiển hách. Vì nếu như chúng ta dừng lại để xem thành tích cuộc đời của ông thì ông hoàn toàn có lí do để làm việc này. Chúng ta có thể thấy, dù có tự hào về đạo đức, tự hào về tài năng của bản thân mình nhưng ông vẫn Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung. Cụm từ “đạo sơ chung” có nghĩa là từ đầu cho đế cuối, dẫu là người vượt ra khuôn khổ của lễ giáo nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn là 1 nhà Nho nơi cửa Khổng sinh trình. Nghĩa là, ông vẫn ý thức rất rõ vài trò của cá nhân ông, vài trò của 1 đạo quân thần đối với nhà Vua, đối với nước. Và vì thế cho nên, dẫu trước hay sau, dẫu ngất ngưởng bao nhiêu, dẫu hóm hỉnh bao nhiêu thì ta vẫn có thể thấy được cái con người tài năng, bản lĩnh ấy vẫn luôn xứng đáng là con người có nhân cách rất đáng được trân trọng.
Và để rồi bài thơ được khép lại thật độc đáo:


Trong triều ai ngất ngưởng như ông !


1 câu thơ vang lên đỉnh đạc, hào hùng này đã thể hiện rất rõ cái ý thức việc tự hào 1 cách sâu sắc về giá trị bản thân “ông”. Chữ “ông” kết hợp với dấu chấm thang, điều đó cho ta thấy 1 lần nữa, ông khẳng định vai trò cái tôi cá nhân và đặc biệt từ “ngất ngưởng” được lặp lại. Nếu như chúng ta chú ý thì có thể thấy được từ “ngất ngưởng” được lặp lại nhiều lần trong bài thơ, kể cả nhan đề. Chứng tỏ rằng, xuyên suốt bài thơ, ông chú trọng từ “ngất ngưởng”. Qua đó, chúng ta còn có thể thấy thêm 1 điều rằng ông không chịu khom lưng, quỳ gối trước cái thế lực xã hội phong kiến.
Đối với ông, việc làm quan là mất đi sự tự do, là  “đã vào lồng”, nhưng ông vẫn làm quan vì đó là 1 điều kiện, 1 phương tiện để ông thể tài năng hoài bão vì dân, vì nước của mình mà vẫn giữ được bản lĩnh, cá tính riêng.
             Bài thơ có ý vị trào phúng. Đằng sau nụ cười là 1 thái độ, 1 quan niệm nhân sinh mang màu sắc hiện đại. Ngoài ra bài thơ còn thể hiện nhân cách cứng cỏi của 1 danh sĩ thể kỉ XVIII. Muốn thể hiện phong cách và những bản lĩnh độc đáo cần có phẩm chất trí tuệ, tài năng thực sự nhằm đạt được mục tiêu mình đề ra.


Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Khóc Dương Khuê


Trong thời còn chiến, những người chiến hữu, những người đồng đội cũng chính là những người thân, người cứu sống ta, người có thể khiến chúng ta không bao giờ quên được họ. Như tình bạn giữa hai người Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, đây vốn không phải là một tình bạn thật hoàn hảo nhưng lại trọn vẹn. Tuy đỗ cử nhân cùng khoa thi với Nguyễn Khuyến, rồi đỗ tiến sĩ, cùng làm quan cho triều Nguyễn, nhưng sau năm 1884, năm đất nước thật sự mất vào tay thực dân Pháp, Dương Khuê lại không có được cái chí như Nguyễn Khuyến. Không cáo quan về làng, Dương Khuê tiếp tục làm quan cho triều đình tay sai thực dân cho đến tận lúc qua đời ở tuổi 64 (1902). Dương Khuê với Nguyễn Khuyến là 2 người bạn thân.
Và rồi cái chết đột ngột của Dương Khuê khiến người ra đi, một nỗi đau đến với Nguyễn Khuyến, cái đến cái đi. Thời điểm đó tâm trí ông gần như trống rỗng, ông chỉ biết một điều duy nhất là ông đã mất đi một người bạn thân, mất đi một nguồn tình cảm quí giá không thể lấy gì thay thế được. Bài thơ "Khóc Dương Khuê" được ra đời.



Bác Dương thôi đã, thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ biết đâu duyên trời ?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
Có khi từng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm áp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau.
Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn,
Phận đấu thăng chẳng dám than trời;
Bác già, tôi cũng già rồi
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!
Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,
Trước ba năm gặp bác một lần;
Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác hãy tinh thần chưa can.
Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
 Tôi lại đau trước bác mấy ngày;
Làm sao bác vội về ngay,
 Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời!
Ai chẳng biết chán đời là phải,
Sao vội vàng chi đã mải lên tiên;
   Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia treo cũng hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương;
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan!



Chỉ mới vào đầu khổ thơ mà Nguyễn Khuyến đã chợt kêu lên những tiếng kêu thảng thốt:


Bác Dương thôi đã, thôi rồi,
Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta.


Hầu như không có một chút vãn chương chữ nghĩa nào trong hai dòng thơ trên, đặc biệt là dòng thơ thứ nhất. Trong 2 câu thơ đầu chỉ có nỗi đau, nỗi đau thật sự, trọn vẹn, tự tác giả thể hiện ra thành lời. Hai tiếng “thôi” dân dã và tự nhiên, cứ như bật lên từ lời nói của một người dân quê bình dị nào đó. Tuy không chỉ là 1 nỗi đau chân thành mà còn cho người đọc, người nghe càng thấy được đây nhà thơ coi trọng Dương Khuê đến mức nào. “thôi đã... thôi rồi." thêm 1 lần nữa, cảm xúc của Nguyễn Khuyến lại dâng đến cao trào khi ông phải đối diện với sự thật. Nếu không phải là 1 nỗi đau thật thì làm sao có thể khóc một tiếng khóc thật như thế được.
Thế nhưng, Nguyễn Khuyến đã không thét lên mà ông khóc cho mình ông nghe, tiếng khóc lắng vào lòng như giọt máu chảy trong tim. Vì ông là người có tâm hồn vốn giản dị, ông chúa ghét sự ồn ào. Lúc này ông chỉ muốn ngồi một mình, đối diện với bạn, cùng nhắc lại tình bạn, cùng bạn ôn lại những gì đã từng có giữa hai người. Đã có bao nhiêu là kỉ niệm. 


Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Những sớm hôm tôi bác cùng nhau,
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ biết đâu duyên trời


Kỉ niệm đầu tiên là khi hai người vừa mới lần đầu gặp nhau trong khoa thi Hương và cùng thi đỗ. Nguyễn Khuyến quê ở Bình Lục, Hà Nam, Dương Khuê quê ở Vân Đình, Hà Đông, hai người vốn chẳng quen biết gì nhau. Thế mà, cứ như duyên trời định sẵn, tình bạn đã bắt đầu gắn bó từ đây. 
Cùng với giọng kể lể chân thành như thế, nhà thơ nhắc lại với bạn về những kỉ niệm khác:


Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo,
Có khi từng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.


Kỉ niệm giữa đôi bạn như thế quả là rất nhiều, rất đậm. Họ đã từng cùng trải qua những giờ phút thú vị, chứng tỏ họ là những người bạn cùng chung chí hướng. Nhắc lại những kỉ niệm đó, tâm hồn của ông như còn rung cảm vì tiếng suối “róc rách lưng đèo” nơi “dặm khách” xa xôi. Nguyễn Khuyến như cùng Dương Khuê đang sống lại với những cảm giác thích thú “nơi từng gác cheo leo”, lắng nghe tiếng đàn, tiếng hát của các đào nương. Đối với đa số nhà Nho, nơi để thưởng thức cái đẹp của lời ca, tiếng hát, tiếng đàn, cũng là nơi di dưỡng tâm hồn sau những tháng ngày gò mình trong khuôn khổ của chốn công danh. Nguyễn Khuyến không có những bài thơ như vậy khác lạ, nhưng rõ ràng là ông đã không thể quên “thứ vui con hát”, bởi đó là thú vui được “lựa chiều cầm xoang”, trải lòng mình theo tiếng đàn, tiếng hát.
Là đôi bạn đến với nhau, thân nhau vì lòng mến mộ lẫn nhau, tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật là chỗ tri âm tri kỉ, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.


Cũng có lúc rượu ngon cùng nhấp,
Chén quỳnh tương ăm áp bầu xuân,
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau.


Bạn bè cũng có những lúc tâm sự với nhau đôi điều, ở đây tác giả đã dùng từ từ "nhấp”, lại “cùng nhấp” thì thật chính xác và tinh tế, bởi đây là việc uống rượu của người “uống cho vui”, chứ không phải kiểu uống của các bợm rượu. 
Có những ngày thật vui nhưng cũng có những ngày buồn, rất là buồn. Đó là những ngày nước mất. Là nhà Nho, cùng phụng sự cho một triều đại, đôi bạn này lại 1 lần nữa cùng chung chia sẻ nỗi đau cũng như chia sẻ niềm vui.


Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn
Phận đấu thăng chẳng dám than trời
Bác già, tôi cũng già rồi
Biết thôi thôi thế thì thôi mới là!


Những câu thơ của Nguyễn Khuyến đọc lên nghe thật buồn bã. Nói “buổi dương cửu” để chỉ thời kì thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhà thơ coi đó như là một thử thách với rất nhiều lối đi mà không có anh sáng, bắt buộc đất nước và con người phải trải qua. Không làm gì được trước thử thách ấy. Ông cảm thấy mình bất lực, cảm thấy mình đã già. Đặc biệt câu thơ cuối đoạn, có đến ba từ "thôi” trùng điệp từ, tuy khác nghĩa nhau mà như cùng một nghĩa, bổ sung cho nhau, tạo ra ấn tượng về một tâm trạng cam chịu thật nặng nề: Biết thôi- thôi - thế thì thôi. Đúng là tâm trạng của nhà thơ khi cáo quan về làng và cho đến cả những năm sau này. Đau buồn trước cảnh nước mất nhưng không có thể làm gì cho đất nước ngoài việc từ quan để không phải làm việc cho kẻ thù.
Qua 16 dòng thơ, Nguyễn Khuyến đã nhắc lại một cách chân tình và đầy đủ về mối quan hệ bạn bè giữa đôi bạn Nguyễn Khuyến - Dương Khuê. Nhắc lại những kỉ niệm ấy, ôn kí ức lại và ngẫm nghĩ về tình bạn ấy đã qua ấy, nhà thơ cảm thấy nỗi đau mà mình phải chịu hôm nay thật là một điều vô lí. Ông thậm chí không thể tưởng tượng ra sự mất mát có thể xảy ra. Nhà thơ tiếp tục nhớ lại:


Muốn đi lại tuổi già thêm nhác
Trước ba năm gặp bác một lần
Cầm tay hỏi hết xa gần
Mừng rng bác hãy tinh thần chưa can.


Xét về mặt văn chương, bốn dòng thơ trên không phải là những câu thơ thật mới lạ sắc sảo, bởi những câu thơ ấy sao mà nôm na bình thường, “tuổi già thêm nhác”, rồi lại “hỏi hết xa gần”, với lại “tinh thần chưa can”, cứ như lời lẽ của một ông lão quê mùa nào đó ở vùng đất Hà Nam. Có lẽ là vậy, trong những dòng thơ này, ông chỉ toàn nói về quá khứ của mình trong nỗi đau. Nhà thơ còn tự mình lí sự với mình:


    Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác
  Tôi lại đau trước bác mấy ngày
Làm sao bác vội về ngay
 Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời!


Chỉ khi người ta đau đớn thật lòng, người ta mới có kiểu lí sự như vậy. Như thế có khác gì nói rằng " tại sao bác lại chết trước tôi nhỉ ? Người chết trước lẽ ra phải là tôi chứ ?"
Chính từ những lí sự này, mấy tiếng cuối cùng của đoạn thơ nổi lên thật chân thực:

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời!

Sự thật luôn mang lại nỗi đau, nhà thơ cũng đành chấp nhận.


    Ai chẳng biết chán đời là phải
Vội vàng chi đã mải lên tiên
    Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua.


Cái chết là một quy luật không ai có thể phủ nhận được. Tuy vậy, trong trường hợp này, Nguyễn Khuyến vẫn tìm thấy sự vô lí: cái chết của người bạn đã đến một cách vội vã quá, nó cướp mất của ông một người bạn hiền và như thế, cũng cướp mất của ông tất cả mọi niềm vui. Câu thơ của ông nói về trường hợp riêng của mình.



Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua


Trong hai dòng thơ, từ “không” xuất hiện đến năm lần như những cái lắc đầu buồn bã.
Không còn bạn, không còn thiết uống rượu, bởi không còn người để chia sẻ vị ngon của rượu. Không còn bạn, khóng còn hứng thú làm thơ, bởi vì sao?


Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?


Lắc đầu bằng những tiếng “không”, đến đây nhà thơ tiếp tục lắc đầu bằng những câu hỏi. Hỏi cũng là để nói “không”. Thơ viết ra mà không có người thưởng thức được, cảm thông được thì còn viết để làm gì? 
Tiếp đến là:


Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn


Có thể lấy gì để bù đắp vào sự mất mát này không? Nhà thơ đã khẳng định rằng không. Chỉ còn một cách, như người ta vẫn thường làm, là tìm cho mình một cách an ủi. Rằng người chết không còn có thể sống lại được, rằng nước mắt có rơi xuống bao nhiêu thì cũng không thể giúp được gì... Nguyễn Khuyến muốn dùng cái lẽ ấy để tự an ủi lòng mình:


Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở
Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương

Nhà thơ còn tự khuyên bảo mình:

Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!


Nhà thơ khuyên mình không nên khóc, bởi tuổi già còn ít nước mắt lắm, chỉ như những hạt sương mong manh thôi, làm sao có thể ép cho nước mắt tuôn chảy thành hai hàng chứa chan được. Nhưng nói như thế là nói lí. Bản thân nhà thơ vẫn hiểu rằng không thể “lấy nhớ làm thương” được, và càng hiểu rằng hai hàng nước mắt chứa chan của ông lúc này đâu phải do ông “ép lấy”. Mỗi chữ trong thơ ông đều đẫm đầy nước mắt, những hạt lệ từ một nỗi đau lớn, từ một tình bạn lớn.
Có thể khẳng định rằng trong thơ Việt Nam đã có rất nhiều bài thơ hay thể hiện tình cảm đẹp đẽ chân thành, nhưng cả cho đến nay, chưa có bài thơ nào nói về tình bạn có thể sánh bằng bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến. Cái hay ấy trước hết xuất phát từ một tình bạn đẹp và chân thành của một tâm hồn cao thượng. Cái hay ấy còn là cái hay của một nghệ thuật diễn đạt, một ngôn ngữ diễn đạt giản dị, tự nhiên,đầy tính dân tộc, hoàn toàn phù hợp với nội dung tình cảm mà bài thơ cần diễn đạt.

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

THƯƠNG VỢ


Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương (1870 – 1907), quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Ngôi nhà số 247, Hàng Nâu – Tp. Nam Định – nơi mà Tú Xương sinh ra và lớn lên. Tú Xương sống 37 năm và chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử. Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ khác và một số bài văn tế, phú, câu đối,…Sáng tác của Tú Xương gồm 2 mảng: trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.
Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang còn sống càng hiếm hoi hơn. Thơ Trần Tế Xương lại khác. Trong sáng tác của ông, ông có hẳn 1 đề tài về bà Tú gồm cả bài thơ, văn tế, câu đối. Bà Tú từng chịu nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời, nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã đi được vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương yêu, trân trong của chồng. Thương vợ là môt trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú.




Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò sông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời, ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.





Bài thơ cho người đọc thấy được hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của Tú Xương và hình ảnh ông Tú với vẻ đẹp của tấm lòng với vẻ đẹp của nhân cách.
Vào đầu thơ, tác giả đã giới thiệu hoàn cảnh làm ăn của vợ mình Quanh năm buôn bán ở mom sông” . Từ buốn bán được đặt ở giữa câu thơ, điều đó cho ta thấy được công việc của bà Tú là buôn bán nhưng phải chịu sự vất vả, nhọc nhằn, bươn chải ngược xuôi. Cái cực nhọc này được kết hợp với từ “Quanh năm” chỉ thời gian và “ở mom sông” chỉ không gian, nó càng nhấn mạnh thêm cái sự cực nhọc, vất vả đó mà bà Tú phải gánh chịu. Từ quanh năm ý nói rằng công việc của bà chỉ có buôn bán, dù là mưa bão hay nắng bức thì công việc của bà vẫn phải làm hằng ngày. Không chỉ 1 năm thôi mà là nhiều năm, liên tiếp nhau , không ngừng nghỉ. Và từ mom sông, là phần đất ở bờ sông nhô ra ở phía lòng sông, nơi người làng chài thường hay tụ tập buôn bán nhưng nó có thể trượt sụt bất cứ lúc nào vì vậy nó lại thể hiện thêm sự chênh vênh nguy hiểm của công việc mà bà Tú phải làm quanh năm suốt tháng. Mới vào câu thơ đầu thôi mà tác giả đã thể hiện rõ cái thời gian, không gian và đan xen trong đó là cảm xúc của mình để nói về hoàn cảnh làm ăn vất vả, lam lũ và tất bật của bà Tú.





Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò sông.





Ở đây, tác giả đã mượn hình ảnh “thân cò” để nói lên hình ảnh của vợ mình. Ý nói sự cô đơn mà phải vất vả làm lụm hàng ngày, 1 thân 1 mình gánh vác đô để bán. Tác giả đã đảo động từ “Lặn lội” lên trước thân cò để khắc sâu và liên tục nhấn mạnh nỗi cơ cực của bà Tú, người vợ của mình. Từ “thân cò” là từ mà ông đã khái quát hơn, vừa nâng tầm ý nghĩa của câu thơ vừa xoáy sâu vào nỗi đau thân phận của con người. Đó là thân phận lạo động của người ở thời chế độ phong kiến, cũng như thân phận của người phụ nữ lúc nào cũng phải gánh chịu những nỗi đau về tinh thần lẫn thể xác. Thêm nữa là khoản không gian “quãng vắng”, là khoảng không gian hồi hợp, chứa đầy lo âu về sự nguy hiểm. Cái cảnh mà lúc nào cũng phải làm việc ở những nơi như thế, làm cho người ta không biết rằng mình sẽ chết khi nào, cảm giác chờ đợi cái chết bất ngờ. Nếu như câu thơ trên nói lên sự vất vả, đơn cực của bà Tú thì câu thơ tiếp theo Eo sèo mặt nước buổi đò sông sẽ cho thấy sự vật lộn với công việc trong cuộc sống mưu sinh của bà.
Từ láy “Eo sèo” giúp cho người đọc thấy được hình ảnh bon chen, chen lấn, lời qua tiếng nói, kì kèo và phàn nàn của những người buôn bán nhỏ. Đó là môi trường mà bà Tú hằng ngày phải sống trong đó để mưu sinh, để kiếm kế sinh nhai, điều này cho thấy đó chính là 1 sư hi sinh lớn lao trong cuộc đời của bà.
Và cảnh tượng eo sèo đó được đặt trong không gian buổi đò đông. Nhằm càng nhấn mạnh sự xô bồ, chen lấn, xô đẩy thậm chí là sự nguy hiểm trong công việc làm ăn của bản thân bà. Không chỉ thế, “buổi đò đông” lại đặt “ở mom sông” thì cái thế chênh vênh lại càng bị đẩy đến tận cùng. Thế nhưng, vì kiếm kế sinh nhai cho 5 con 1 chồng, vì cuộc sống mưu sinh, từng ngày bà phải bất chấp cuộc sống của mình để làm việc. 2 câu thơ này đã làm nổi bật sự vất vả, gian truân của bà Tú, không chỉ thế mà còn gợi lên hình ảnh biết bao người mẹ, người vợ, người chị Việt Nam.





Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.




Ở đây ông Tú đã chuyển từ cái nhìn bên ngoài của mình vào hẳn bên trong cảm nhận và suy nghĩ của vợ. Phải thấu hiểu, cảm thông và yêu thương nhiều lắm, ông mới có thể nói lên tiếng lòng của bà. 2 câu thơ này với các vế lần lượt đối nhau thì mỗi vế đối sẽ thực hiện nhiệm vụ riêng của nó.
Nếu như vế đầu là “Một duyên hai nợ - Năm nắng mười mưa”  thể hiện tình cảnh mà bà Tú đang phải đối diện thì vế sau “âu đành phận – dám quản công” thể hiện thái độ đón nhận hoàn cảnh. Câu thơ Một duyên hai nợ âu đành phận là câu thơ đầy sự trĩu nặng xót xa, thương cảm và đầy dằn vặt mà Tú Xương dành cho vợ của mình. Câu thơ còn thể hiện ý nghĩa về cuộc đời của bà Tú duyên thì chỉ có một nhưng nợ thì đến hai, trái ngang thay.Thế nhưng, bà vẫn chấp nhận nó với thái độ không có sự oán trách hay giận hờn gì. Rồi lại Năm nắng mười mưa dám quản công, “nắng – mưa” là chỉ sự vất vả, nhọc nhằn được tăng lên gấp bội. Ý nghĩa câu thơ này muốn vừa thể hiện sự vất vả, vừa thể hiện được đức tính chịu khó, một lòng vì chồng vì con của bà Tú. Ở đây, đối lập với sự vất vả, lam lũ thì bà Tú đã nhận nó với cảm xúc không quản ngại, không than phiền, không trách móc. Câu thơ thấm đẫm tình thương và lòng vị tha. Thể hiện sự chịu đựng, nhẫn nhịn, giàu hi sinh của bà Tú nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung.
Và hình ảnh của ông Tú đã xuất hiện ở 2 câu kết cuối cùng qua tiếng chữi.




Cha mẹ thói đời, ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.




Ông đã tự chữi mình, với vế trên là ăn ở bạc, vế dười là hờ hững. 2 điều không ra gì và đáng trách này đã khiến ông trở thành 1 con số 0 giữa cuộc đời, trong cuộc sống gia đình. Câu thơ là lời tự mỉa về sự vô tích sự của chính mình nhưng ẩn sau đó là biết bao nhiêu sự chua xót, tủi thẹn và thương cảm dành cho vợ. Trong 2 câu thơ kết này, ông đã dám thẳng thắn bộc lộ, nói ra khuyết điểm, tự chửi chính bản thân mình, việc này khiến cho cảm xúc của ông được đấy lên cao trào với tư cách là 1 người chồng. Nhưng đồng thời nó cũng thể hiện ra 1 vẻ sáng ngời, 1 nhân cách cao xa nhất là trong hoàn cảnh xã hội đương thời. Bởi lẽ ở cái xã hội phong kiến, trọng nam khinh nữ ấy người phụ nữ thường chỉ có 1 chiều cho đi mà ít khi nhận lại. Phải phụng sự, phục tùng chồng con của mình, ít có ai nhận được tâm long tri ân, thấu hiểu như Tú Xương.


Tóm lại, về nội dung, thông qua sự thấu hiểu của nỗi vất vả cực nhọc và những đức tính cao đẹp của bà Tú, bài thơ còn thể hiện tình yêu thương, quý trọng vợ của Tú Xương. Bên cạnh vẻ đẹp của bà Tú, người đọc còn thấy được tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ. Còn nghệ thuật, tác giả đã dùng những từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, đưa ngôn ngữ đời sống vào bài thơ.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Câu Cá Mùa Thu

Khi viết về đề tài mùa thu, các nhà thơ thường tìm về với những hình ảnh ước lệ tượng trưng. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại tìm cho mình 1 con đường riêng, đó là ông đưa vào thơ cảnh sắc của làng quê Bắc bộ Việt Nam, đặc biệt đó là quê hương ông huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Khi nói thơ của ông, không thể không nhắc đến 3 bài thơ: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh. 1 trong 3 bài thơ thu đó, bài thơ được xem là điển hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam là bài thơ Thu điếu. Bài thơ "Câu cá mùa thu" sẽ cho người đọc, nghe thấy được vẻ đẹp của cảnh thu, điển hình cho mùa thu làng Việt Nam và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng của nhà thơ. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Khuyến còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng tiếng VIệt của ông để làm cho bài thơ tăng sức hấp dẫn, thu hút người đọc. Và bài "Câu cá mùa thu" này nằm trong chùm 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến: Thu vịnh (Ngâm vịnh mùa thu) - Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) - Thu điếu (Câu cá mùa thu).




Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng nước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.



Các chi tiết biểu hiện ở bên trong bài thơ đều thể hiện đúng tinh thần câu cá mùa thu y như nhan đề giới thiệu bài thơ. Có thể thấy, ấn tượng về thu còn ấn tượng hơn ấn tượng người câu cá trong bài, chắc có lẽ bởi vì câu cá chỉ là hình thức bề ngoài để nói đến 1 cái nội dung ẩn kín bên trong. Điểm nhìn của nhà thơ trong bài, đó là cảnh thu được nhìn từ người ngồi trên thuyền câu trong ao. Từ trong chiếc "thuyền câu" người câu cá có thể hướng ra "Ao thu" để cảm nhận được làn nước trong veo, thấy được "Sóng biếc" "lá vàng" rơi ở trên mặt ao. Cũng từ cái không gian hẹp của ao đó, người câu cá hướng lên trên cao là trời mây mùa thu, hướng ra xa là "Ngõ trúc quanh co". Và từ cái hướng nhìn cao mà xa đó, người câu cá lại trở về không gian của chiếc ao hạn hẹp. Điểm nhìn đó cho thấy được không gian hẹp, không gian thu mở ra với nhiều chiều thước khác nhau, cảnh sắc thu cứ thế hiện lên, sinh động hơn, rõ nét hơn và cũng sinh động hơn.



Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.



Ấn tượng đầu tiên của chúng ta đối với câu thơ này, đó là sự xuất hiện của 1 hình ảnh rất đặc trưng của vùng đồng chiêm trũng Bắc bộ, đặc biệt đó là vùng Hà Nam, quê hương của tác giả. Và ao thu này được miêu tả qua 2 tính từ cực tả đó chính là "lạnh lẽo" chỉ xúc giác. "trong veo" chỉ thị giác. Cả 2 tính từ này góp phần miêu tả cảnh thu như ngưng đọng trong cái lạnh và cái tĩnh. Tiếp đó là vần "eo" xuất hiện 2 lần trong 1 câu thơ, càng khiến cho không gian như bị thu hẹp, nhỏ dần. Tìm hiểu cụ thể hơn thì chúng ta có thể thấy tính từ "lạnh lẽo" gợi lên cái cảm giác không khí lạnh, hiu hắt và nước "trong veo" là chỉ sự trong trẻo đến mức nhìn đến tận đáy, hơn thế nữa là sự thanh sạch, bất động, tĩnh lặng. Qua đó, chúng ta sẽ có được cảm nhận chung về câu thơ đầu tiên, có 2 tính từ cực tả ao thu đó chính là "lạnh lẽo""trong veo" thì cảnh sắc mùa thu đã hiện ra, nổi bật hơn cả đó là một cảnh lặng và tĩnh.

Đến câu thơ thứ 2 "Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo",  cảnh thu đã ấm cúng hơn bởi lẽ sự xuất hiện của con người thông qua hình ảnh "chiếc thuyền câu". Nhưng chiếc thuyền câu ở đây được miêu tả như từng chữ từng lời, đều hợp lực để nói đến cái nhỏ bé, mong manh của chiếc thuyền câu.  Mặc dù đã xuất hiện, chiếc thuyền câu làm cảnh vật tưởng chừng như là ấm hơn, bớt lẻ loi hơn thế nhưng không, cảnh vật vẫn lẻ loi, đơn chiếc và bé nhỏ.
Chỉ với 2 câu thơ đầu, bài thơ đã cho người đọc, người nghe thấy được hình ảnh thời gian mùa thu và không gian ao thu.



Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng nước gió khẽ đưa vèo.




Đến 2 câu thơ thực, nhà thơ bắt đầu dịch chuyển điểm nhìn của mình nhưng phạm vi chưa quá xa đối với khung ao nhỏ, ao hẹp. Cảnh vật mùa thu đã được miêu tả qua màu sắc, đặc biệt đó là sự hòa phối giữa 2 sắc màu "biếc""vàng". Cảnh thu ở đây bắt đầu xuất hiện những chuyển động, đó là sống gợn, đó là lá vàng rơi, đó là gió khẽ đưa. Thế nhưng, dường như những chuyển động ở đây vẫn nhẹ nhàng, tinh vi. 
Cụ thể hơn, đối tượng được mùa thu nói đến ở đây là "sóng". Sóng được miêu tả thông qua màu sắc là màu biếc, đó không phải là màu xanh đơn thuần mà là màu xanh của ngọc, là sự hòa hợp độ trong veo của nước ở màu xanh ngắt của nền trời  và thêm 1 chút nắng vàng nhẹ của mùa thu. Bên cạnh đó, sóng không chỉ được miêu tả ở màu sắc mà còn có chuyển động, chuyển động ở đây được miêu tả rất khẽ, rất nhẹ nhàng thông qua các từ kết hợp với nó. Thứ nhất là từ "hơi", đây là phó từ chỉ mức độ thấp, vừa phải. Tiếp theo từ "gợn" là động từ chỉ sự chuyển động nhẹ, và tính từ miêu tả "tí" tính từ chỉ sự nhỏ bé, nhằm nhấn mạnh cái tĩnh lặng của mùa thu.
Tiếp theo là "Lá vàng nước gió khẽ đưa vèo". Với tốc độ bay của gió "khẽ đưa" là 1 chuyển động nhẹ nhàng. "Vèo", tính từ miêu tả tốc độ bay của lá một cách nhanh, mạnh, vút qua rồi mất hút. Làn gió khẽ đưa nhưng là lại rơi vèo, vậy thì hẳn lá chỉ có 1 chiếc mà thôi, 1 chiếc nhỏ bé, ít ỏi thì mới khiến cho 1 làn gió đưa qua mới có thể rơi nhanh, mạnh rồi mất hút trong không gian như thế. Mà có lẽ, tiếng lá vàng rơi đó không đủ lực để tạo nên tiếng động, dường như nó chỉ trả lại cho không gian và trở về với sự tĩnh lặng. Thêm 1 lần nữa chúng ta có thể thấy được, cảnh có thể chuyển động nhưng nó chỉ làm tăng thêm sự cô tịch va quẵng quẽ, đơn chiếc. 

Điểm nhìn của nhà thơ bắt đầu có di chuyển, từ không gian hẹp ao thu hướng lên cao đó là trời xanh, là mây xanh và hướng ra xa đó là ngõ trúc đứng miên man vô tận. 



Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.



Ấn tượng rõ nét nhất của 2 câu thơ này đó là sự đậm đặc của màu xanh. Màu xanh ngắt của mây trời và màu xanh của tre trúc. Ta vốn đã biết rằng xanh là màu lạnh, và đặc biệt là màu xanh này đã xuất hiện trong bài thơ, trong câu thơ này nó đã hòa hợp với cái khí lạnh lẽo được nói đến ở trong câu thơ đầu tiên. Thêm vào đó, nó khiến cho cảnh vật như bị co lại và lắng với cái tĩnh. Và cảnh thu được tiếp thu miêu tả thông qua sự chuyển động, màu sắc và hình dáng đặc trưng cho cảnh thôn quê. 

Đến với 2 câu thơ cuối cùng, 2 câu thơ kết.




Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.




2 câu thơ đánh dấu sự xuất hiện của người câu cá, dù rằng người câu cá không được miêu tả 1 cách trực tiếp mà chỉ gián tiếp thông qua tư thế câu tựa gối, hành động câu buông cần và đặc biệt là trạng thái câu lâu chẳng được. Và câu thơ dường như có 1 sự trở lại đối với 2 câu thơ đề, nếu như 2 câu thơ đề giới thiệu ao thu, chiếc thuyền câu thì nay đã hoàn tất bức tranh câu cá mùa thu với hình ảnh của người câu cá. Cái kết cấu vòng tròn đó, nó khiến chúng ta cảm nhận rằng cái sự vắng lặng và tĩnh mịch xuyên suốt toàn bộ 6 câu thơ như được đóng thành mỗi khối vững chắc, không gì có thể phá vỡ được.
Hình ảnh người câu cá xuất hiện đầu tiên qua tư thế "tựa gối", đó là tay cầm câu đặt lên trên 2 đầu gối đã được khoanh lại, tư thế đó nói lên điều gì. Đó là con người không ngồi thẳng, thanh thản để câu cá mà đang khom mình, thu mình lại trong cái dáng vẻ suy tư, trầm mặc, đầy tâm sự và như vậy rất là phù hợp với 6 câu thơ trên, cảnh thu hẹp lại, nhỏ bé, thu dần đi. Hành động "buông cần" là hành động thả lỏng, buông lời, không quá chuyên tâm vào việc trước mắt phải thế cho nên "lâu chẳng được"
Câu thơ tiếp theo có sự trùng điệp của phụ âm "đ", âm động, vang xa. Báo hiệu sự xuất hiện của âm thanh và âm thanh ở đây đó là tiếng cá đớp động. 3 phụ âm "đ" liên tiếp nhau, khiến cho ta tưởng chừng tiếng của con cá quẫy đuôi dưới ao. Câu thơ góp phần của sự xuất hiện của tiếng cá đớp động 


Tóm lại, về nội dung bài thơ của Nguyễn Khuyến tả cảnh mang vẻ đẹp điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam. Đẹp nhưng tĩnh lặng, vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước, vừa cho thấy tâm sự thời thế của tác giả. Thêm vào đó, cảnh được miêu tả thông qua màu sắc, qua âm thanh, chuyển động, đường nét. Rất xứng hợp tạo nên bức tranh thiên nhiên hài hòa, cân đối. Và ẩn sau bức tranh thu đó là tâm trạng, nỗi niềm của nhà thơ, cảnh buồn và tĩnh phù hợp để nói đến nỗi u sầu, đầy tâm sự trong lòng người. Không chỉ thế, ông còn dùng bút pháp nghệ thuật cổ điển vừa có những sáng tạo riêng để đưa vào bài thơ, những hình ảnh đậm đà chất dân tộc. Từ ngữ giản dị, trong sáng, có khả năng diễn tả những biểu hiện tinh tế của sự vật, những uẩn khuất thầm kín của tâm trạng.