Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

        Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và cũng là tác phẩm biểu hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước, thương dân của ông. Với lòng thương cảm và khâm phục chân thành, nhà thơ đã dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong thời kì lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng về người nghĩa sĩ nông dân dám xả thân vì sự sống còn của đất nước.
nghĩa sĩ Cần Giuộc
nghĩa sĩ Cần Giuộc

                                                                          Hỡi ôi!
                                                  Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ...
Khi Tổ quốc lâm nguy, khắp đất nước đều rền vang tiếng súng. Chính từ sự gian nguy, đau thương đó, tình yêu đất nước của những người nông dân bình thường mới được thể hiện, vẻ dẹp thực sự của tâm hồn trong họ mới được bày tỏ cùng trời đất.
Tấm lòng, tình yêu giang sơn, tổ quốc của những người nông dân bình dị càng được thể hiện một cách rõ rệt và sâu sắc hơn khi tác giả đã liên tục dùng biện pháp so sánh đối lập trong các câu văn tiếp sau.
                                                                 Nhớ lính xưa:
                                             Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó,
                                            Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;
                                            Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
                                            Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
                                            Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó...
Trước đây họ vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng chỉ là “cui cút làm ăn”. Họ vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng chỉ trong thầm lặng. Trong cuộc sống, họ có nỗi lo toan “miếng cơm manh áo” giản dị đời thường; họ chỉ quen làm lụng việc nhà nông: cày, bừa, cấy, hái, làm bạn với con trâu, với ruộng đồng. Họ chưa biết đến “cung ngựa”, “trường nhung”, chưa quen với “tập mác, tập cờ”. Những người nghĩa sĩ ở đây chỉ là những nông dân áo vải, chưa quen chiến trận, chưa được luyện rèn, chỉ vì lòng yêu chính ghét tà mà đứng lên đánh giặc.
Khi mà “tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng”, họ ngóng trông mệnh lệnh của triều đình: "trông tin quan như trời hạn trông mưa”.
Thì ra cái bi kịch xót xa là ở chỗ này: triều đinh nhu nhược, không hiểu được lòng dân yêu nước. Lòng căm thù giặc của những người nông dân thì không thể kiềm chế:
                          Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
      Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ.
Hình tượng người nông dân, những người nghĩa sĩ yêu nước hiện lên thật quả cảm hào hùng. Lòng yêu đất nước tha thiết xuất phát từ chính trái tim của họ đã khiến cho họ trở nên đẹp đẽ, lấp lánh.
Vẻ đẹp của những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước được toát ra chính từ lòng căm thù giặc sục sôi. Chính lòng căm thù giặc đã biến thành hành động vùng lên quật khởi rất hào hùng.


                                Nào đợi ai đòi, ai bất, phen này xin ra sức đoạn kinh:
                               Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
Trong những tác phẩm phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa trước đây, người nông dân khi phải đi làm lính biên thú phương xa để bảo vệ cương thổ của nhà vua, họ ra đi với tâm trạng và thái độ “bước chân xuống thuyền, nước mắt như mưa” thì ở đây, người nông dân của Nguyễn Đình Chiểu lại hoàn toàn khác. Họ tự giác, tự nguyện đứng lên chiến đấu để bảo vệ giang sơn, tổ quốc, ấy là nét đẹp bản chất nhất trong hành động của người nông dân - nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đến đây không chỉ vẻ đẹp trong tâm hồn mà ngay cả vẻ đẹp trong hành động của những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước cũng đã được Nguyễn Đình Chiểu khắc họa lên một cách rõ rệt. Từ cái động lực tinh thần tự nguyện gánh vác trách nhiệm lịch sử mà đã tạo ra cho họ sức mạnh vô cùng lớn. Họ đã hành động, đứng lên chông giặc ngoại xâm. Không chờ bày bố mà chỉ “ngoài cật có một manh áo vải nào dại mang bao tấu, bầu ngòi, trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ”. Hình ảnh người nông dân được hiện lên trong tác phẩm khiến cho chúng ta vừa cảm thấy tự hào và xen lẫn niềm xót xa. Những người nghĩa sĩ dường như đóng vai trò là hiện thân của cả một sức mạnh dân tộc. Đối mặt với kẻ thù lớn mạnh với “đạn nhỏ, đạn to”, “tàu thiếc, tàu đồng” với đội quán xâm lược nhà nghề, vậy mà vũ khí để họ dùng chống lại chỉ là “một manh áo vải", “một ngọn tầm vông”, chỉ có “lưỡi dao phay” và chỉ là nhừng “hỏa mai đánh bằng rơm con cúi”. Thử hòi rằng đem những thứ đó ra đối chọi với súng đạn của thực dân khác nào bước chân vào chỗ chết. Cái sự thật phũ phàng đó như phô bày ra trước mắt ta thật xót đau biết mấy. Đó là tấn bi kịch của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc, cũng là tấn bi kịch của cuộc sống nước ta vào thời kì nghiệt ngã ấy. Tấn bi kịch này đã đưa đến cái họa mất nước kéo dái cả thế kỉ.

Nhưng cũng chính từ cái tấn bi kịch này mà đà làm sáng ngời lên vẻ đẹp hình tượng của những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước. Bằng sự ngoan cường, lòng yêu nước nồng nàn, họ đã làm nên được những điều phi thường, chính họ đã cất lên dược bản anh hùng ca chiến tranh của dân tộc. Bất chấp sự hiểm nguy, bất chấp sự chênh lệch, sự đối lập của hoàn cảnh chiến đấu, họ vẫn quyết chiến và quyết thắng, lấy tinh thần xả thân vì nghĩa để bù đắp lại sự thiếu hụt, chênh lệch của mình với kẻ thù. Hoàn cảnh chiến đấu chênh lệch là vậy nhưng vì những người nghĩa sĩ chiến đâu bằng chinh tinh thần sự quyết chiến không sợ hi sinh nên hiệu quả chiến đấu lại vô cùng lớn.
Chỉ với những vũ khí thô sơ như:
                                      Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia,
                                      Gươm đeo dùng bằng lười dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
                                      Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ni hồn kinh..
Chỉ với những vũ khí thô sơ, nhưng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc đã tạo nên được những điều kì diệu. Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân hiện lên với một vẻ đẹp rực rỡ hào quang của chủ nghĩa yêu nước, dường như đã làm lu mờ đi cái thời kì đen tốì của lịch sử mất nước hồi nửa cuối thế kỉ XIX.
Bài văn tế như bức tượng đài bằng ngôn từ, tạc khác nên hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân hào hùng mà bi tráng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của cha ông ta. Bức tượng đài ấy là dấu mốc thể hiện cả một bi kịch lớn của dân tộc - bi kịch mất nước, và báo hiệu một thời kì lịch sử đen tôi của dân tộc ta - thời kì một trăm năm Pháp thuộc. Nhưng thật hào hùng, trong cái bi kịch lớn ấy, tinh thần bất khuất của nhân dân Nam Bộ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung vẫn ngời sáng bởi cái lí tưởng cao đẹp của nghĩa sĩ cần

Bài Ca Ngất Ngưởng

       Nói đến những nhà thơ nửa đầu thế kỷ XIX không thể không nhắc đến  Nguyễn Công Trứ. Đây là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, một nhân vật hăm hở lập công, hết sức đề cao chí làm trai và cách sống rất độc đáo, luôn tự do, phóng túng. Nguyễn Công Trứ được coi là một trong những thi sĩ nổi tiếng nhất đương thời, ông có công lớn trong việc nâng thể hát nói thành thể thi ca có khả năng biểu hiện những tình cảm phong phú và tinh tế.
Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ
Trong số những bài thơ của Nguyễn Công Trứ sáng tác theo thể hát nói, bài nổi bật nhất là “Bài Ca Ngất Ngưởng”. Đây là một tác phẩm được sáng tác sau khi tác giả rời bỏ chốn quan trường về quê nhà sống cuộc đời ẩn dật.

        Các sáng tác của Nguyễn Công Trứ đều được viết bằng chữ nôm, nhưng trong bài này nó lại được mở đầu bằng một câu chữ hán:
                                             “Vũ trụ nội mạc phi nhân sự
Câu này có nghĩa là: Mọi việc trong khoảng đất trời đều là phận sự của ta. Nguyễn Công Trứ đã ý thức rất rõ cái tôi của bản thân cá nhân ông đối với nhân dân, đối với đất nước ngay trong câu thơ đầu tiên. Như vậy, ông khẳng định chí làm trai hơn hẳn, khẳng định vai trò của kẻ làm trai theo quan niệm phong kiến. Đến với câu thơ tiếp theo:
                                              “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Ông coi việc nhập thế làm quan như một trói buộc, giam hãm vào lồng, không phù hợp với nhân cách của ông.Ông coi việc làm quan là mất tự do vậy mà vẫn ra làm quan : Vì ông coi việc làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình. điều quan trọng là trong một môi trường có nhiều trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội của mình và vẫn giữ được bản lĩnh, cá tính.
                                             “Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
                                              Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Nguyễn Công Trứ đã tự xưng danh, đồng thời khẳng định tài bộ (tài năng lớn, nhiều mặt) của mình. Và trên thực tế với những thực danh: Thủ khoa, tham tán, Tổng đốc Đông đã chứng minh cho tài năng lớn của Nguyễn Công Trứ. Câu thơ được ngắt nhịp ngắn đều, chậm rãi cùng với việc sử dụng điệp từ khi tạo nên một lối nói khẳng định đầy sự tự hào.
                                               “Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
                                               Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.”
Cuộc đời của Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của 1 con người thăng giáng thất thường, có những lúc lên cao như Tổng đốc cũng có những lúc xuống thấp như 1 người lính. Nhưng khi làm quan, ông ý thức 1 điều, lúc làm quan thì không lấy đó làm vinh, lúc làm lính thì không coi đó là nhục. Lí do ông không chịu nhập cuộc khi làm quan là vì ông xem lúc làm quan chính là nơi để ông thực hiện hoài bão.
Cuộc đời làm quan khép lại và mở ra buổi nghỉ quan về hưu của Nguyễn Công Trứ. Đúng là một con người khác lạ đến buổi dứt áo quan về quê cũng thật khác bình thường:
                                                “Đô môn giải tổ chi niên,
                                                  Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
                                                 Kìa núi nọ phau phau mây trắng
                                                 Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
                                                 Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
                                                 Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”
Chia tay chốn quan trường nhà thơ về với quê hương thật đúng là “ ngất ngưởng”. Người ta về quan tiệc tùng linh đình về trong võng lọng kiệu đẹp, hay cùng lắm là con ngựa gầy nhưng Nguyễn Công trứ thì lại khác. Về quê chẳng tiệc chia tay, chẳng ngời đưa tiễn, chẳng vọng lọng kiệu ngựa mà chỉ một mình với con bò vàng đủng đỉnh. Bò mà đeo đạc ngựa thì chỉ Nguyễn Công Trứ mi có.
                                                “ Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
                                                 Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
                                                  Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
 Ông thật hóm hỉnh, đi lên chùa, cái chốn thâm nghiêm nơi cửa Phật. Nguyễn Công Trứ lại “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”, người mang theo đôi hầu gái, đâu phải mang theo hầu gái là điều không đúng đắn. Bởi với ông, Tiên Phật là cái điều mình thể hiện ở trong lòng chứ không phải ở bên ngoài. Dù đi đâu, làm gì, dù có khác người đi chăng nữa,với ông đó là cách mà ông thể hiện bản lĩnh đối với chính bản thân ông.
                                                  “Được mất dương dương người thái thượng,
                                                    Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
                                                    Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
                                                    Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
                                                    Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
                                                    Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
                                                    Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”
Cuộc đời của ông từ đây nhàn hại với những thú vui tao nhã. Đối với ông khen chê không là chuyện ông đáng để tâm tới ông cứ sống theo cách cảu mình. Cuộc đời này còn gì vui hơn hạnh phúc hơn khi được sống đúng là chính mình. Mấy ai được sống là chình mình còn Nguyễn Công Trứ thì làm được điều đó. từ đây ông đắm mình trongthus vui tuổi già đó là ca trù không vướng tục. Từ “khi” được điệp đi điệp lại nhiều lần thể hiện sự lặp lại của những thú vui ấy. Ca trù, rượu nóng ông say sưa trong hơi men và điệu cắc điệu tùng. Đúng là một cuộc sống đầy âm nhạc. Ông cứ sống như thế chẳng theo tiên theo phật cứ sống theo cách của chính ông mà thôi. Đây là đoạn thơ hay nhất trong bài nếu như hai câu trước trải dài để thể hiện sự thanh thản khi về hưu thì hai câu sau lại đầy ắp tiếng nhạc.
Nguyễn Công Trứ tự đặt mình ngang hàng với những các nhân vật nổi tiếng ngày xưa:
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”
Trái Tuân thời Hán và ba ngưội thời Tống: Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật – những danh tướng có sự nghiệp hiển hách. Kêt thúc bài thơ ông không quên nhắc tới công lao mà mình đã đạt được trước khi về hưu. Đó là nghĩa vua tôi cũng đã tròn đạo. Ông ca lên điệp khúc ngất ngưởng của mình, ông sống và làm việc tận tụy hết mình nhưng đồng thời cũng có những thú vui khác người.
        bài thơ Bài ca ngất ngưởng có ý nghĩa, khích lệ người đọc hãy sống mạnh mẽ, hãy sống có ích để cuộc đời mình ngày một có ý nghĩa, không chấp nhận một cuộc sống tẻ nhật, vô nghĩa.

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

thương vợ

       Trần Tế Xương (1870-1907) thường gọi là Tú Xương. sinh ra và lớn lên ở Nam Định. ông chỉ thi đỗ tú tài và mất ở tuổi 37, với tuổi đời ngắn ngủi nhưng ông đã có cả một gia tài thơ ca đồ sộ hơn 100 bài thơ. thơ Tú Xương gồm hai mảng: Trào phúng và trữ tình. đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.
   những nhà thơ xưa hiếm có người viết về vợ mình, mà viết về vợ khi còn sống thì càng hiếm hơn. nhưng tế xương lại khác ông nhìn nhận được bao khổ cực và nhọc nhằn của vợ trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày và cảm thông cho vợ. để an ủi vợ ông đã gửi gắm nỗi lòng mình vào thơ. nổi bật là bài thương vợ rất hay và cảm động.

       Mở đầu bài thơ, là lời giới thiệu mộc mạc, chân thành về cảnh đời vất vả của bà Tú.

                                        " Quanh năm buôn bán ở mom sông
                                            Nuôi đủ năm con với một chồng .”        
 
Hình ảnh bà Tú hiện lên với bao sự nhọc nhằn, bươn chải việc bán buôn cùng thời gian. Đã được, Tú Xương khái quát rõ nét qua hai câu đề.  Từ “quanh năm” diễn tả sự liên tiếp về thời gian , từ ngày này sang ngày khác , tháng này qua tháng khác và năm nào cũng vậy , bất kể mưa nắng , sớm trưa . Trong khoảng thời gian không ngơi nghỉ đó , bà Tú phải miệt mài với công việc “buôn bán”, một mình gánh vác trên vai nuôi gia đình chăm chỉ làm ăn kiếm tiền nuôi chồng con mà không hề than trách một lời nào.
“Mom sông” là phần đất ở bờ sông nhô ra phía dòng sông, nơi người làng chài thường hay tụ tập mua bán. Không quán xá hay cửa hiệu gì cả chỗ mà bà tú ngày nào cũng buôn bán là mom sông, nơi người làng chài thường hay tụ tập buôn bán nhưng nó có thể trượt sụt bất cứ lúc nào vì vậy nó lại thể hiện thêm sự chênh vênh nguy hiểm của công việc mà bà Tú phải làm quanh năm suốt tháng. Mới vào câu thơ đầu thôi mà tác giả đã thể hiện rõ cái thời gian, không gian và đan xen trong đó là cảm xúc của mình để nói về hoàn cảnh làm ăn vất vả, lam lũ và tất bật của bà Tú.
Câu thơ thứ hai nêu lên nguyên nhân sự vất vả của bà Tú . Bà phải gánh trên vai một trách nhiệm nặng nề “ nuôi đủ năm con với một chồng” . Phải chăm sóc , nuôi nấng một đàn con đông đảo năm đứa đã đủ cực nhọc lắm rồi . Vậy mà bà còn phải nuôi thêm cả ông chồng. Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải ở nhà ăn của vợ. Có thể nói, hai câu đầu, Tú Xương ghi lại một cách chân thực người vợ tần tảo, đảm đang của mình.
                                                  “Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
                                                   Eo sèo mặt nước buổi đò sông.
Tú xương đã dùng một hình tượng quen thuộc để nói lên sự chăm chỉ của người vợ đó là hình ảnh con cò,một hình ảnh thân thuộc thường hay sử dụng trong văn chương. Đây là cách nói ví von ,ông không đem ra mà so sánh mà để nói lên sự chăm chỉ sáng ngày của người vợ ông hết mực yêu thương. Một tấm thân yếu đuối mà phải chịu cảnh dãi nắng dầm sương không khi nào quản ngại khó khăn, còn phải lặn lội cả sớm trưa. Theo nghĩa đen thì cũng đã gợi lên sự khó khăn mệt nhọc của bà.
Từ quãng vắng làm nổi lên sự hiu quạnh, lẻ loi của bà không biết bấu víu nương tựa vào đâu. Eo sèo mặt nước buổi đò đôngcho thấy sự vật lộn với công việc trong cuộc sống mưu sinh của bà.
“Eo sèo” là từ láy tượng thanh chỉ sự rầy rà bằng lời đòi, gọi liên tiếp dai dẳng: gợi tả cảnh tranh mua tranh bán, cảnh cãi vã nơi “mặt nước” lúc “đò đông”. Một cuộc đời “Lặn lội”, một cảnh sống làm ăn “eo sèo”. Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm, manh áo bà Tú kiếm được “Nuôi đủ năm con với một chồng” phải “lặn lội” trong mưa nắng, phải giành giật, phải trả giá bao mồ hôi, nước mắt giữa thời buổi khó khăn.

Hai câu thơ này đã làm nổi bật sự vất vả, gian truân của bà Tú, không chỉ thế mà còn gợi lên hình ảnh biết bao người mẹ, người vợ, người chị Việt Nam.

Câu thơ miêu tả hết sức trữ tình và sâu lắng khiến cho người nghe cũng cảm thấy xót xa tội nghiệp.
                                                   “Một duyên hai nợ, âu đành phận
                                                    Năm nắng mười mưa, dám quản công”
Ở đây ông Tú đã chuyển từ cái nhìn bên ngoài của mình vào hẳn bên trong cảm nhận và suy nghĩ của vợ. Nhà thơ dùng nghệ thuật đối , các khẩu ngữ và những thành ngữ dân gian “ một duyên hai nợ” , “năm nắng mười mưa” , “ âu đành” , “dám quản” để bộc lộ nỗi lòng ấy .

Duyên và nợ là hai khái niệm đối lập nhau . Theo cách hiểu dân gian , duyên là điều tốt đẹp , là sự hòa hợp tự nhiên , còn nợ là gánh nặng , là trách nhiệm mà con người ta bị vướng mắc phải . Duyên là sự may mắn , còn nợ là sự rủi ro.  “Một duyên hai nợ âu đành phận” là câu thơ đầy sự trĩu nặng xót xa, thương cảm và đầy dằn vặt mà Tú Xương dành cho vợ của mình. Câu thơ còn thể hiện ý nghĩa về cuộc đời của bà Tú duyên thì chỉ có một nhưng nợ thì đến hai.
Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để “nuôi đủ năm con với một chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình.
                                                        “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
                                                          Có chồng hờ hững cũng như không.”

   Tú Xương đã mượn lời vợ mình để "chưởi" cả một cái xã hội với bao thói đời ăn ở bạc, bất công vì những người có tài như ông mà trở thành người thừa trong xã hội, Ông còn chưởi chính mình vì ông cho rằng ông là người chồng hờ hững, vô tích sự.
Trong 2 câu thơ kết này, ông đã dám thẳng thắn bộc lộ, nói ra khuyết điểm, tự chửi chính bản thân mình, việc này khiến cho cảm xúc của ông được đấy lên cao trào với tư cách là 1 người chồng. Nhưng đồng thời nó cũng thể hiện ra 1 vẻ sáng ngời, 1 nhân cách cao xa nhất là trong hoàn cảnh xã hội đương thời. Bởi lẽ ở cái xã hội phong kiến, trọng nam khinh nữ ấy người phụ nữ thường chỉ có 1 chiều cho đi mà ít khi nhận lại. Phải phụng sự, phục tùng chồng con của mình, ít có ai nhận được tâm long tri ân, thấu hiểu như Tú Xương.
       Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, già đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.