Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh

Hồ Biểu Chánh ( 1885 - 1958 ) tên khai sinh là Hồ Văn Trung , quê ở làng Bình Thành nay là xã Thành Công, tỉnh Tiền Giang. Ông là một nhà Nho, một nhà văn có nhiều đóng góp lớn lao cho nền văn học của Việt  Nam. Hồ Biểu Chánh là một tác giả có những sáng tác đều đặn, cần mẫn chăm chỉ trong nhiều lĩnh vực như khảo cứu, phê bình, làm thơ,..., nhưng nổi tiếng hơn cả trong lĩnh vực tiểu thuyết và ông được xem là một trong số ít những người tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Ông đã để lại 64 cuốn tiểu thuyết đậm đặc dấu ấn cuộc sống và tính cách con người Nam Bộ. " Cha con nghĩa nặng " là tác phẩm thứ 15 của Hồ Biểu Chánh, xuất bản năm 1929. Nhân vật chính trong tác phẩm là Trần Văn Sửu, một người nông dân hiền lành nhưng cuộc sống có nhiều trắc trở. Đoạn trích trong sách kể lại sự việc hai cha con Trần Văn Sửu gặp nhau trên cầu Mê Tức, sau khi Sửu lẻng về thăm con.
Câu chuyện đã kể về cha con của Trần Văn Sửu một người cha nặng ân tình với con, ông đã lẻn về thăm con với mục đích là mong chúng tha thứ nhưng ông trở về đúng lúc hai con của mình sắp lấy vợ lấy chồng. Trần Văn Sửu đã chấp nhận ra đi lặng lẽ, không gặp mặt hai con. Khi ra đi ông đã rất đau khổ, ông đã định tự vẫn. Ngồi trên cầu với tâm trạng "sầu não", ông yên tâm vì các con đã hiểu và không trách mình, mừng vì các con đã được sống hạnh phúc sung sướng. Ông nhớ lại những ngày hạnh phúc và cả khổ đau đã qua. Nhà văn đã dùng hình thức độc thoại nội tâm để thể hiện tâm trạng nhân vật. Đây là một biểu hiện của tính chất hiện đại trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
Còn Tí con ông là người con hiếu thảo, sau khi nghe được cuộc trò chuyện giữa ông ngoại và cha, anh liền chạy theo cha để giữ cha lại. Tí hiểu những khổ cực, thiệt thòi mà người cha đã phải chịu đựng. Khi Tí đuổi theo cha, ông tưởng người làng đuổi bắt nên cố chạy thật nhanh còn Tí thì cố đuổi  theo cha. Đến cầu Mê Tức thì hai cha con mới gặp nhau khi Trần Văn Sửu đang định tự vẫn để chấm dứt những ngày khổ cực. Hai cha con gặp nhau vô cùng mừng rỡ. Nhà văn đã thể hiện rất xúc động tình cảm cha con khi xây dựng cuộc gặp gỡ vô cùng cảm động giữa họ.
Gặp cha, Tí " chạy riết lại nắm tay cha ", " dòm sát mặt ", " ôm cứng trong lòng ". Tí quyết không để cha đi, anh quyết định theo cha để chăm sóc cho cha " cha đi thì con đi theo ", "đi theo đặng làm mà nuôi cha " ,... Cuộc nói chuyện giữa hai cha con đã thể hiện được tình nghĩa cha con xúc động. Tấm lòng cao cả, tình yêu vô bờ, đức hy sinh của người cha và lòng hiếu thảo của người con, Hồ Biểu Chánh là nhà văn có mục đích sáng tác rất rõ ràng, sáng tác để giáo dục đạo đức. Hai cha con Trần Văn Sửu là hai trong số những nhân vật  thể hiện rõ tư tưởng đạo đức truyền thống theo quan niệm của nhà văn.
Tác giả đã kể lại câu chuyện theo một trình tự thời gian nó tạo nên những cảm xúc sâu lắng trong con người của tác giả, cách kể truyện hấp dẫn cùng với cách sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, hấp dẫn đã tạo nên một phong cách mới mẻ cho tác phẩm này.
Trần Văn Sửu và thằng Tí là những người chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, lam lũng quanh năm, lại mù chữ thế mà cách sống, cách ứng xử của hai cha con thật đẹp. Trước bi kịch gia đình, tình cha con vẫn sắc son, sâu nặng. Đặc biệt thằng Tí là một đứa con hiếu thảo, hiếu thuận và hiếu nghĩa. Hai cha con Trần Văn Sửu là hiện thân bao phẩm chất tốt đẹp của người nông dân miền Nam nước ta xưa nay.
" Cha con nghĩa nặng " là bài ca đạo lí. Ngòi bút của Hồ Biểu Chánh chứa chan vị đời và tình người vẫn sáng ngời theo thời gian.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét