Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Vi Hành

Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh

Nguyễn Ái Quốc là bút hiệu của Hồ Chí Minh (1890 - 1969), là một nhà cách mạng, người đã viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Công hoà và là Chủ tịch nước trong thời gian (1945 - 1969), một vị lãnh tụ vĩ đại. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một hành trình huyền thoại. Trong chuyến hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc, Hồ Chí Minh đã tới nhiều quốc gia khác nhau để trực tiếp quan sát những chuyển biến tại các nước Châu Phi, Châu Âu, Châu Á, Bắc Mĩ và Trung Đông. Một việc mà không có lãnh tụ nào khác làm được trong thế kỉ XX. 
Hồ Chí Minh đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Vì để phục vụ cho cách mạng và yêu thơ văn cho nên Hồ Chí Minh đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị. Văn thơ của Hồ Chí Minh có phong cách hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất, cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, lời văn giàu hình ảnh, bằng chứng đầy sức thuyết phục. 
"Vi hành" (Trích những bức thư giử cô em họ do tác giả tự dịch từ tiếng An Nam) là một truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại và nghệ thuật châm biếm sắc sảo của những truyện, kí của Hồ Chí Minh ra đời vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX ở Pháp. Hồ Chí Minh viết trong một dịp vua Khải Định đến Pháp để dự một cuộc hợp quan trọng. Nói là đến dự nhưng vị vua này chỉ sang để nhằm che mắt thiên hạ mà thôi. Chính vì thế Hồ Chí Minh đã viết bài "Vi hành" bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân Đạo của Đảng Cộng sản Pháp để tố cáo bộ mặt xấu xa của thực dân và vua bù nhìn. 

Một trong những vấn đề then chốt của truyện ngắn là tạo được tình huống truyện độc đáo, truyện "Vi hành" Hồ Chí Minh đã tạo nên một tình huống truyện đặc sắc và bất ngờ. Đó là một cặp đôi nam nữ nước ngoài tưởng nhân vật tôi là ông vua nước Việt nên đã đưa ra những phán xét về con người này. Qua những lời phán xét của đôi nam nữ đó ta có thể rút ra để tố cáo bộ mặt dã dối của tên vua Khải Định. 

Mâu thuẫn trào phúng của sự nhầm lẫn thứ nhất ở truyện "Vi hành" đó là sự nhầm lẫn tác giả là Khải Định. Cặp nam nữ đó cứ xằm xì tả mặt mũi của nhân vật Khải Định là "vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn con mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bũng như vỏ chanh ấy", Hai người bật cười về trang phục thì lố lăng chẳng ra làm sao, ý chỉ để khoe lụa là, có bao nhiêu trang sức, hạt cườm thì đeo hết lên người. Điệu bộ thì nhút nhát, lúng ta lúng túng. Chỉ bấy nhiêu lời nói, lời đánh giá khách quan của cặp đôi nam nữ này thôi cũng cho ta thấy được bộ mặt của một ông vu bù nhìn Khải Định.

Mâu thuẫn trào phúng của sự nhầm lẫn thứ hai là sự nhầm lẫn của người dân Pháp, họ nhầm những ai da vàng đều là Khải Định. Hễ họ vửa thoáng thấy một đồng bào người Việt là họ biểu lộ nhiệt tình "Hắn đấy", "Xem hắn kìa". 

Mâu thuẫn về sự nhầm lẫn thứ ba chính tác giả còn thấy vui nhất là ngay đến Chính Phủ  Pháp cũng chẳng nhận ra được ai là khách thật của mình nữa, họ còn nhầm những người Việt Nam trên đất Pháp là Khải Định. Đây không phải là một sự ngu dốt hay sao? Chính những sự nhầm lẫn nực cười như thế đã cho ta thấy được sự ngu dốt của chính phủ Pháp. Hồ Chí Minh đã tố cáo các chế độ chính sách dã man, đầu độc người dân, lên án chính sách ngu dân của thực dân Pháp. 

Với nghệ thuật châm biếm cùng những tình huống nhầm lẫn trong truyện nhằm mỉa mai mà tố cáo vạch trần bộ mặt giả tạo ngu dốt của tên vua bù nhìn Khải Định, cũng đồng thời lên án chính sách dã man của thực dân pháp. Qua đó đã làm rõ tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của ngòi bút Hồ Chí Minh. 




0 nhận xét:

Đăng nhận xét