Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Cha Con Nghĩa Nặng


Hồ Biểu Chánh
Hồ Biểu Chánh

Hồ Biểu Chánh (1885-1958), tên thật là Hồ Văn Trung, ông xuất thân trong một gia đình nông dân, là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỉ XX. Thưở nhỏ học chữ Nho, sau học chữ quốc ngữ, làm công chức ở nhiều nơi, am hiểu sâu sắc cuộc sống con người Nam Bộ. Năm 1909, ông viết truyện dài đầu tay U tình lục bằng thể loại thơ lục bát. ông sáng tác đều đặn, cần mẫn, thử sức trong nhiều lĩnh vực và nổi tiếng về lĩnh vực tiểu thuyết. Được xem là một trong số ít những người tiên phong đặc nền móng cho tiều thuyết Việt Nam hiện đại. ông để lại 64 cuốn tiểu thuyết đậm đặc dấu ấn cuộc sống và tính cách con người Nam Bộ.

Cha con nghĩa nặng là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tiểu thuyết của Hồ Bá Chánh, tác phẩm thứ 15 của Hồ Biểu Chánh, được xuất bản năm 1929, gồm 10 chương.
Tác phẩm này viết về nhân vật Trần Văn Sửu, là một người nông dân hiền lành, chăm chỉ nhưng về cảnh ngộ thì bất hạnh gia đình. Do phút nóng giận vô tình giết chết vợ mình vì biết bà ta đi ngoại tình, đã vậy lại không biết hối lỗi, Trần Văn Sửu bỏ trốn, để lại hai đứa con thơ là Tí và Quyên. Khi bỏ đi thì anh không ngừng nhớ về các con. Đoạn trích trong tác phẩm Cha con nghĩa nặng là lúc khi anh trở về thì các con đang chuẩn bị xây dựng gia đình.
Đoạn trích thể hiện những nét tiêu biểu về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, các tình huống truyện có sự mâu thuẫn giữa các nhân vật như Trần Văn Sửu thì trở về thăm con sau mười năm xa cách. Ngôn ngữ của Hồ Biểu Chánh vô vùng bình dị, lối diễn đạt đậm sắc Nam Bộ. 
Đoạn trích nói về cuộc rượt đuổi của hai cha con, sau bao nhiêu năm trốn tránh, Trần Văn Sủu nhớ các con và tha thiết muốn được gặp con, ông cải trang để về thăm con nhưng sau khi nghe bố vợ nói về vấn đề gặp mặt hai con, ông phải nén nổi thương nhớ chào bố vợ mà ra đi. Thằng Tí con ông lén nghe được chuyện, anh chay theo cha. Cuộc rượt đuổi trở nên gay gắt cho đến khi tới cầu Mê Tức, hai cha con mừng rỡ khi gặp lại nhau. Trần Văn Sửu thì muốn bỏ đi thật xa, không ai biết để tránh khỏi liên luỵ đến con, còn con thì là một người có hiếu, anh không chịu để cho cha đi, anh hiểu được sự khổ cực, thiệt thòi mà cha đã phải chịu đựng suốt bao nhiêu năm qua, anh sẳn sàng bỏ hết tấc cả để đi trốn cùng cha, để được săn sóc cha dù biết sẽ rất khổ cực. Nhà văn Hồ Biểu Chánh đã thể hiện sâu sắc tình cha con đầy xúc động này. 

Nhà văn đã đẩy hai nhân vật chính vào tình huống khó xử , tạo nên sự bi kịch đối thoại với nhau. Gặp cha, anh "nắm chặt lấy tay cha, dòm sát mặt mà nhìn, rồi ôm cứng trong lòng" nói : "Cha ôi ! Cha ! Cha chạy đi đâu dữ vậy" tiếng nói của đứa con thể hiện sự đau thương, nhung nhớ người cha sau bao nhiêu năm xa cách, mong muốn cha về nhà để có thể sum vầy. Lúc ấy Trần Văn Sửu mất trí khôn, hết nghị lực, máu trong tim chảy thình thịch, nước trong mắt tuôn ròng ròng, đứng xui xị xui lơ, không nói được chi hết. Dường như lúc này ông kiệt sức, rồi ôm lấy con mà khóc. Xong ông bảo "Thôi con về đi", thực sự nói thôi con về đi nhưng trong lòng ông vô cùng đau đớn, nhưng vì thương con, không muốn con bị liên luỵ nên ông bảo thế. Nhưng anh thì một mực không chịu, người cha đã sinh ra anh, nuôi nấng anh khốn lớn, yêu thương chăm sóc cho anh tưởng chừng như sau ngần ấy năm đã chết mà bây giờ gặp lại lại kêu anh về, về sao mà được, anh không chịu về và nói với cha "Cha đi đâu con đi theo đó" , "Đi đặng làm mà nuôi cha...". Anh là một người con có hiếu, dám bỏ tình yêu của cuộc đời mình để theo cha, bù đắp cho cha những ngày tháng vất vả khổ cực. Nhà văn luôn đề cao về những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp. Cuộc đối thoại giữa hai cha con thể hiện được tình nghĩa cha con vô cùng sâu nặng và cảm động. Tấm lòng hi sinh, bao la của người cha và chữ hiếu của người con được nhà văn Hồ Biểu Chánh  thể hiện sâu sắc, mong muốn cuộc sống đoàn tụ. 

Qua đoạn trích Cha con nghĩa nặng, cũng hiểu được phần nào về nghệ thuật kể chuyện đậm sắc Nam Bộ, Hồ Biểu Chánh còn quan trọng về cách miêu tả trực tiếp đến nhân vật, chú ý tới hành động, cảm xúc của nhân vật. Ca ngợi, giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống, tình yêu gia đình, tình nghĩa cha con sâu nặng là những giá trị đạo đức, truyền thống lâu đời của Việt Nam. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét