Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Tự tình


Theo các tài liệu lưu truyền, Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất, quê ở .làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Bà là 1 nữ sĩ, bà có ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây, lấy tên là Cổ Nguyệt Đường (Cổ Nguyệt là chiết tự của chữ Hồ - họ Hồ của Hồ Xuân Hương). Không chỉ là 1 nữ sĩ, Hồ Xuân Hương còn là nhà thơ, bà có tập thơ Lưu hương kí gồm 24 bài thơ chữ Hán và 26 bài thơ chữ Nôm. Ngoài ra Hồ Xuân Hương còn có rất nhiều bài thơ Nôm truyền tụng. Hồ Xuân Hương ghi dấu ấn với thời gian và trong lòng người đọc chính từ mảng thơ Nôm của bà. Bà còn được Xuân Diệu tôn vinh bà là "Bà chúa thơ Nôm". Hồ Xuân Hương thường viết về phụ nữ. Nổi bật trong sáng tác của bà là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và sự khát vọng. Khát vọng lứa đôi, khát vọng hạnh phúc gia đình, khát vọng muốn có được sự hạnh phúc trọn vẹn đến cuối đời của người phụ nữ. Và tác phẩm Tự Tình (II) nằm trong chùm Tự Tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương, đây là 1 bài thơ Nôm truyền tụng của bà. Bài thơ này là bài thơ muốn người đọc lắng nghe tiếng lòng nữ sĩ tự tình của bà.


Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con !


Trong 1 bài thơ đường luật, 2 câu đề của bài thơ có nhiệm vụ giới thiệu hoàn cảnh, tâm trạng của nhân vật chữ tình.


Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.


Nhà thờ cũng nói lên hoàn cảnh, thời gian của mình thông qua 2 câu đề. Thời gian được nói ở đây là khoảng thời gian thích hợp mà con người có thể khơi dậy những cảm xúc của mình, những nỗi niềm những tâm tư muốn bày tỏ. Những sự bon chen, chật chội của dòng người trong cuộc sống hằng ngày đã mất đi để nhường chỗ cho đời sống của cõi lòng. Đi kèm theo đó là âm thanh "văng vẳng", muốn nghe được cái âm thanh này thì hẳn phải yên tĩnh lắm, im lặng lắm tác giả mới có thể nghe được âm thanh từ xa vọng lại này. Âm thanh đó chính là "tiếng trống canh dồn". Người ta thường dùng trống để điểm canh, mà tiếng trống ở đây lại lúc thưa lúc nhặt từng tiếng một gõ vào không gian yên tĩnh này. Nhưng tại sao tác giả lại dùng tiếng trống canh dồn, chắc có lẽ là bởi vì tiếng trống này không còn là âm thanh thông thường nữa, mà là tiếng trống gõ vào tâm trạng, những nỗi niềm mà trong lòng đang dồn nén.
Lúc này tác giả đang cảm nhận được bước đi dồn dập của thời gian, và khi đã đứng trước thời gian thôi thúc, dồn dập ấy rồi thì làm sao mà có thể yên tĩnh được nữa mà nó trở nên ngổn ngang, rối bời và đầy bức bối. 
Giữa cái biển không gian và thời gian ấy, nổi lên thân phận đầy bẽ bàng, chua xót "Trơ cái hồng nhan với nước non". Hình ảnh hồng nhan là nói về hình ảnh con người, hồng nhan là má hồng ý nói đến người phụ nữ đẹp. Nhưng đứng trước nó là từ "cái", đã đẩy nó xuống dưới mức rẻ rùng, coi thường. Từ "cái" đã vật chất hóa, cụ thể hóa đối tượng mà đáng lẽ ra phải được nâng niu, trân trọng. Không những chỉ có từ "cái" mà còn có từ "Trơ", từ trơ là từ đảo ngữ, có tác dụng nhấn mạnh cái thân phận bẽ bàng đó. Nó như muốn chỉ sự trơ chọi, cô đơn của vẻ đẹp, chỉ sự trơ lì, chai đi, không còn cảm giác, không còn phản ứng nào nữa. Bên cạnh đó "hồng nhan" được đặt trong thế đối lập với "nước non", càng cho ta thấy sự nhỏ bé đến đáng thương, tội nghiệp nhưng cũng đầy thách thức của con người trước vũ trụ, càn khôn. 



Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.



Khi buồn, con người thường tìm đến rượu để giải khuây, nhưng khi say rồi lại tỉnh. Cái tỉnh ở đây chính là cái tỉnh dậy của những cảm xúc, khiến cho con người trở nên tràn trề hơn, lúc này cái tỉnh cũng làm cho con người nhận thấy được cái thân phận của mình đang nằm ở đâu thì lại càng chua xót hơn nữa. Thế mà Hồ Xuân Hương lại không tìm đến rượu để giải khuây mà là bà đang uống từng chén đắng của cuộc đời mình để nhận thức ra được nỗi đau thân phận của cuộc đời mình. Rồi "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn", ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình, ý muốn nói rằng "tuổi xuân đã qua đi""tình duyên vẫn chưa tròn". Câu thơ này như đang nói lên sự bẽ bàng mà chua xót về thân phận đã muộn màng và dở dang. Nó lại cho ta thấy rõ được cái thân phận của người phụ nữ thời xưa, luôn lẻ loi 1 mình. Phải tìm đến rượu và trăng để giải khuây nhưng rượu là rượu đắng, trăng là trăng tàn, 2 thứ này lại càng khép chặt người vào nỗi đau đơn độc, thân phận thật hẩm hiu.



Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.




Ở 2 câu thơ này chứa đựng những động từ mạnh. Giống sự bứt phá mạnh mẽ, sức sống mãnh liệt như không có gì cản lại được. Và đối tượng của sức sống đó là "rêu""đá". Đối tượng thiên nhiên ở đây chỉ là những vật vô tri vô giác, nhỏ như "đá" mà yếu ớt như "rêu". Thế nhưng nó đang tìm tàng 1 sức sống đang bị dồn nén, bỗng đứng lên vực dậy để có thể giải thoát 1 cách dữ dội. 
Những đám rêu tuy mảnh mai nhưng vẫn có thể xiên ngang lên mặt đất để lấy ánh sáng, những hòn đá tuy nhỏ bé nhưng đủ sức đâm toạc chân mây. Cảnh động đó nó thật cựa quậy, sôi sục, chứa đựng trong mình 1 sức sống mãnh liệt.
2 câu thơ này còn miêu tả tâm trạng của tác giả. Tâm trạng như muốn phá cũi, sổ lòng vượt qua khỏi những mảng tối mà với tới những ánh sáng của cuộc đời. Tâm trạng bực doc, phẫn uất không cam chịu của con người. 



Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con !



Vào câu thơ đầu này, tác giả đã bộc lộ tâm trạng trực tiếp của mình. Ở đây, Xuân Hương đã nói thẳng ra là ngán, bà ngán cái gì, ngán nỗi xuân đi lại lại. 
Bà ngán xuân, ngán cái tuổi xuân đã qua đi, xuân của cuộc đời. Và từ "lại" cũng bao hàm cả 2 nghĩa, đó là phó từ "thêm lần nữa" và động từ "trở lại". Ý nói xuân của đất trời thì có thể quay lại theo vòng tuần hoàn nhưng xuân của cuộc đời, xuân của tuổi trẻ khi đã qua đi rồi thì không thể quay lại được nữa, chỉ sự hữu hạn nhỏ bé của kiếp người. 

Mảnh tình san sẻ tí con con !

Câu thơ thứ 2 thì mỗi từ ngữ đều gợi lên sự bẽ bàng mà chua xót. Câu thơ như liên tục lập lại nỗi lòng buồn sầu của tác giả. Từ "Mảnh tình" là từ được dùng trong đời sống hằng ngày "chưa có một mảnh tình vắt vai" dành cho những người lận đận trong tình duyên, tình cảm chưa được như ý, phải chăng Hồ Xuân Hương cũng nói đến ý vị đó. Và câu thơ mảnh tình đã nhỏ bé ít ỏi nay còn phải san sẻ để chỉ còn lại 1 tí con con. 
Đã quá chua xót khi nói đến mảnh tình, lại còn bẽ bàng hơn khi phải chia sẻ để chỉ còn 1 tí 1 tí con con. 


Bài thơ "Tự Tình" đã khép lại bằng 1 tiếng thở dài, đầy ngao ngán, bực bội cho thân phận của mình. Dù cho nhà thơ đã có cố gắng vùng dậy vượt lên trên hoàn cảnh nhưng vẫn bị chôn chặt vào nghịch cảnh của chính mình. Đó là bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ. Ngoài ra bài thơ còn thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận. Dòng tâm trạng của nhân vật chữ tình được thể hiện theo 1 vòng tròn. Từ sự cô đơn buồn tủi trước thân phận của mình đi đến sự bẽ bàng mà chua xót về thân phận lẽ làng rồi chạy đến sự phẫn uất như muốn vùng lên phản kháng thế nhưng lại chán ngán đến cùng cực về thân phận lẽ mọn, bất hạnh của người phụ nữ. Không chỉ thế, bài thơ còn cho thấy khát vọng sống, khát vọng được 1 lần hạnh phúc trọn vẹn của người phụ nữ thời phong kiến.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét