Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

THƯƠNG VỢ


Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương (1870 – 1907), quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Ngôi nhà số 247, Hàng Nâu – Tp. Nam Định – nơi mà Tú Xương sinh ra và lớn lên. Tú Xương sống 37 năm và chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử. Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ khác và một số bài văn tế, phú, câu đối,…Sáng tác của Tú Xương gồm 2 mảng: trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.
Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang còn sống càng hiếm hoi hơn. Thơ Trần Tế Xương lại khác. Trong sáng tác của ông, ông có hẳn 1 đề tài về bà Tú gồm cả bài thơ, văn tế, câu đối. Bà Tú từng chịu nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời, nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã đi được vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương yêu, trân trong của chồng. Thương vợ là môt trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú.




Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò sông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời, ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.





Bài thơ cho người đọc thấy được hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của Tú Xương và hình ảnh ông Tú với vẻ đẹp của tấm lòng với vẻ đẹp của nhân cách.
Vào đầu thơ, tác giả đã giới thiệu hoàn cảnh làm ăn của vợ mình Quanh năm buôn bán ở mom sông” . Từ buốn bán được đặt ở giữa câu thơ, điều đó cho ta thấy được công việc của bà Tú là buôn bán nhưng phải chịu sự vất vả, nhọc nhằn, bươn chải ngược xuôi. Cái cực nhọc này được kết hợp với từ “Quanh năm” chỉ thời gian và “ở mom sông” chỉ không gian, nó càng nhấn mạnh thêm cái sự cực nhọc, vất vả đó mà bà Tú phải gánh chịu. Từ quanh năm ý nói rằng công việc của bà chỉ có buôn bán, dù là mưa bão hay nắng bức thì công việc của bà vẫn phải làm hằng ngày. Không chỉ 1 năm thôi mà là nhiều năm, liên tiếp nhau , không ngừng nghỉ. Và từ mom sông, là phần đất ở bờ sông nhô ra ở phía lòng sông, nơi người làng chài thường hay tụ tập buôn bán nhưng nó có thể trượt sụt bất cứ lúc nào vì vậy nó lại thể hiện thêm sự chênh vênh nguy hiểm của công việc mà bà Tú phải làm quanh năm suốt tháng. Mới vào câu thơ đầu thôi mà tác giả đã thể hiện rõ cái thời gian, không gian và đan xen trong đó là cảm xúc của mình để nói về hoàn cảnh làm ăn vất vả, lam lũ và tất bật của bà Tú.





Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò sông.





Ở đây, tác giả đã mượn hình ảnh “thân cò” để nói lên hình ảnh của vợ mình. Ý nói sự cô đơn mà phải vất vả làm lụm hàng ngày, 1 thân 1 mình gánh vác đô để bán. Tác giả đã đảo động từ “Lặn lội” lên trước thân cò để khắc sâu và liên tục nhấn mạnh nỗi cơ cực của bà Tú, người vợ của mình. Từ “thân cò” là từ mà ông đã khái quát hơn, vừa nâng tầm ý nghĩa của câu thơ vừa xoáy sâu vào nỗi đau thân phận của con người. Đó là thân phận lạo động của người ở thời chế độ phong kiến, cũng như thân phận của người phụ nữ lúc nào cũng phải gánh chịu những nỗi đau về tinh thần lẫn thể xác. Thêm nữa là khoản không gian “quãng vắng”, là khoảng không gian hồi hợp, chứa đầy lo âu về sự nguy hiểm. Cái cảnh mà lúc nào cũng phải làm việc ở những nơi như thế, làm cho người ta không biết rằng mình sẽ chết khi nào, cảm giác chờ đợi cái chết bất ngờ. Nếu như câu thơ trên nói lên sự vất vả, đơn cực của bà Tú thì câu thơ tiếp theo Eo sèo mặt nước buổi đò sông sẽ cho thấy sự vật lộn với công việc trong cuộc sống mưu sinh của bà.
Từ láy “Eo sèo” giúp cho người đọc thấy được hình ảnh bon chen, chen lấn, lời qua tiếng nói, kì kèo và phàn nàn của những người buôn bán nhỏ. Đó là môi trường mà bà Tú hằng ngày phải sống trong đó để mưu sinh, để kiếm kế sinh nhai, điều này cho thấy đó chính là 1 sư hi sinh lớn lao trong cuộc đời của bà.
Và cảnh tượng eo sèo đó được đặt trong không gian buổi đò đông. Nhằm càng nhấn mạnh sự xô bồ, chen lấn, xô đẩy thậm chí là sự nguy hiểm trong công việc làm ăn của bản thân bà. Không chỉ thế, “buổi đò đông” lại đặt “ở mom sông” thì cái thế chênh vênh lại càng bị đẩy đến tận cùng. Thế nhưng, vì kiếm kế sinh nhai cho 5 con 1 chồng, vì cuộc sống mưu sinh, từng ngày bà phải bất chấp cuộc sống của mình để làm việc. 2 câu thơ này đã làm nổi bật sự vất vả, gian truân của bà Tú, không chỉ thế mà còn gợi lên hình ảnh biết bao người mẹ, người vợ, người chị Việt Nam.





Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.




Ở đây ông Tú đã chuyển từ cái nhìn bên ngoài của mình vào hẳn bên trong cảm nhận và suy nghĩ của vợ. Phải thấu hiểu, cảm thông và yêu thương nhiều lắm, ông mới có thể nói lên tiếng lòng của bà. 2 câu thơ này với các vế lần lượt đối nhau thì mỗi vế đối sẽ thực hiện nhiệm vụ riêng của nó.
Nếu như vế đầu là “Một duyên hai nợ - Năm nắng mười mưa”  thể hiện tình cảnh mà bà Tú đang phải đối diện thì vế sau “âu đành phận – dám quản công” thể hiện thái độ đón nhận hoàn cảnh. Câu thơ Một duyên hai nợ âu đành phận là câu thơ đầy sự trĩu nặng xót xa, thương cảm và đầy dằn vặt mà Tú Xương dành cho vợ của mình. Câu thơ còn thể hiện ý nghĩa về cuộc đời của bà Tú duyên thì chỉ có một nhưng nợ thì đến hai, trái ngang thay.Thế nhưng, bà vẫn chấp nhận nó với thái độ không có sự oán trách hay giận hờn gì. Rồi lại Năm nắng mười mưa dám quản công, “nắng – mưa” là chỉ sự vất vả, nhọc nhằn được tăng lên gấp bội. Ý nghĩa câu thơ này muốn vừa thể hiện sự vất vả, vừa thể hiện được đức tính chịu khó, một lòng vì chồng vì con của bà Tú. Ở đây, đối lập với sự vất vả, lam lũ thì bà Tú đã nhận nó với cảm xúc không quản ngại, không than phiền, không trách móc. Câu thơ thấm đẫm tình thương và lòng vị tha. Thể hiện sự chịu đựng, nhẫn nhịn, giàu hi sinh của bà Tú nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung.
Và hình ảnh của ông Tú đã xuất hiện ở 2 câu kết cuối cùng qua tiếng chữi.




Cha mẹ thói đời, ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.




Ông đã tự chữi mình, với vế trên là ăn ở bạc, vế dười là hờ hững. 2 điều không ra gì và đáng trách này đã khiến ông trở thành 1 con số 0 giữa cuộc đời, trong cuộc sống gia đình. Câu thơ là lời tự mỉa về sự vô tích sự của chính mình nhưng ẩn sau đó là biết bao nhiêu sự chua xót, tủi thẹn và thương cảm dành cho vợ. Trong 2 câu thơ kết này, ông đã dám thẳng thắn bộc lộ, nói ra khuyết điểm, tự chửi chính bản thân mình, việc này khiến cho cảm xúc của ông được đấy lên cao trào với tư cách là 1 người chồng. Nhưng đồng thời nó cũng thể hiện ra 1 vẻ sáng ngời, 1 nhân cách cao xa nhất là trong hoàn cảnh xã hội đương thời. Bởi lẽ ở cái xã hội phong kiến, trọng nam khinh nữ ấy người phụ nữ thường chỉ có 1 chiều cho đi mà ít khi nhận lại. Phải phụng sự, phục tùng chồng con của mình, ít có ai nhận được tâm long tri ân, thấu hiểu như Tú Xương.


Tóm lại, về nội dung, thông qua sự thấu hiểu của nỗi vất vả cực nhọc và những đức tính cao đẹp của bà Tú, bài thơ còn thể hiện tình yêu thương, quý trọng vợ của Tú Xương. Bên cạnh vẻ đẹp của bà Tú, người đọc còn thấy được tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ. Còn nghệ thuật, tác giả đã dùng những từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, đưa ngôn ngữ đời sống vào bài thơ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét