Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Chạy giặc

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này ?


Câu 1: Tình dân chạy giặc
- Mở đầu nhà thơ dùng cảnh chợ tan để thông báo một hiện thực tan nát.
- “Tiếng súng Tây” là sự mở đầu cho cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- Cờ thế : nói lên tình cảnh của đất nước ta hiện giờ: rất khó khăn, nguy hiểm, chỉ cần đi sai một bước hậu quả khôn lường
- Nhân dân ta hoảng loạn, tan tác, nơi ở xác xơ tan hoang : “lũ trẻ lơ xơ chạy”, “ bầy chim dáo dác bay”…
- Sự bị động của nhân dân, của triều đình phong kiến trước sự xâm lược của kẻ thù đã dẫn đến hậu quả là mất nước.Đồng nghĩa với việc mất mát về người, về của là những vết thương không dễ gì lành lại được

- Hai câu đề giới thiệu hoàn cảnh chạy giặc. Tiếng súng thực dân Pháp đột ngột nói lên, phá tan cảnh sống yên bình của nhân dân ta và đẩy họ vào cảnh chết chóc đau thương.



Câu 2: Nỗi khổ của người dân.
- Xen vào bức tranh hoảng loạn, tan hoang của đất nước, là nỗi lòng của nhà thơ. Ông đau xót trước “ một bàn cờ thế phút sa tay”,“ lũ trẻ lơ xơ chạy”, “bầy chim dáo dác bay”…Ông càng đau xót trước cảnh nhà cửa bị thiêu cháy tàn cháy lụi, của tiền tan thành bọt nước và trong nỗi đau xót của ông, ta nhận ra lòng căm thù quân xâm lược sâu sắc.

- Hai câu thực miêu tả cảnh chạy giặc của nhân dân, đồng thời toát lên thái độ thương cảm và tấm lòng thương yêu nhân dân của nhà thơ.



Câu 3: Tội ác của giặc xâm lược.

“ Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc họa này”


- “ trang dẹp loạn” => là người anh hùng hảo hán, người xuát hiện trong triều đình phong kiến thời xưa.
- “Hỏi”, “rày đâu vắng” => sự chất vấn một cách mỉa mai, chua chat. Tác giả căm phẫn, xót xa trước việc triều đình thối nát, không chăm lo cho nhân dân có một cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Tất cả những điều đó đều nói lên lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Đình Chiểu.

- Hai câu luận là lời tố cáo đanh thép vừa cụ thể, vừa khái quát về tội ác của giặc. 



Câu 4: Thái độ của tác giả.
- Bài thơ Chạy giặc tái hiện cảnh chạy loạn, đau thương, tan tác điêu linh của nhân dân ta trong những ngày đầu Pháp xâm lược. Bên cạnh các chi tiết tả thực, chân xác, những hình ảnh tượng trưng đầy gợi cảm, giọng thơ u hoài, đau xót đã góp phần thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhà thơ. Đó là sự căm thù giặc sâu sắc, là sự đau xót, thương nhân dân phải chịu cảnh lầm than, đồng thời cũng là sự mỉa mai, trách móc đối với sự bạc nhược và bất lực của triều đình phong kiến.

- Hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân. 

1 nhận xét: