Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Vợ nhặt

Kim Lân là tác giả của nhiều tác phẩm truyện ngắn để đời. Những tác phẩm của Kim Lân thường được viết về nông thôn và những người nông dân chất phác. Sống trong khoảng thời gian những năm 1945, Kim Lân hiểu rõ nỗi khổ cùng cực của nghèo đói cả về thể chất lẫn tinh thần mà mỗi người nông dân khi ấy phải chịu đựng. Tác phẩm Vợ Nhặt được sinh ra một phần để lên án hành động tàn ác đã gây ra nạn đói kinh khủng năm 1945 của bọn phát xít, một phần chứng minh khát vọng sống và hạnh phúc của những con người lam lũ nơi đây. Và còn để chứng minh rằng, tại thời điểm này, Đảng chính là con đường duy nhất,là ánh sáng duy nhất có thể dẫn đường để giúp họ bước ra khỏi cái địa ngục trần thế này.

Tác phẩm được mở ra bằng những khung cảnh nghiệt ngã đang hiện hữu và đeo bám con người khi mà nạn đói tràn tới. Vào khoảng thời gian này, ra đường đạp trúng xác chết là chuyện bình thường, về nhà ngủ với ma cũng là chuyện thường ngày, mùi ẩm thối cũng như mùi không khí. Người chết nhiều vô kể, người sống thì cũng như đã chết, chỉ còn da bọc xương. Giữa cái khung cảnh đó,nhân vật Tràng xuất hiện như thứ dị vật bất thường, anh dắt về một cô vợ.


Đến ăn uống còn khó, chẳng ai trong cái cảnh này dám mơ tới chuyện cưới sinh nên xung quanh ai cũng lấy làm lạ. Đến lũ trẻ thường ngày hay chơi đùa với anh nay cũng chẳng dám đùa nữa vì nay trông anh người lớn quá. Cô vợ anh dắt về cũng chẳng xinh đẹp gì, tay thị cầm cái thúng, cúi mặt e thẹn ngại ngùng. Đến tới nhà thị vẫn thẹn,chỉ ngồi mép giường. Lần đầu trong đời người con trai tưởng như không thể kiếm được vợ này lại kiếm được cô vợ, Tràng vui hơn khi nào hết.

Nhưng thị hôm nay khác hôm trước. Hôm trước đó đùa đùa thấy thị ra giúp đẩy hí hửng lắm, sao nay nết na vậy. Có lẽ biết thân giờ là gái cho chồng nên làm duyên tí. Tràng với thị cũng lạ, ăn bốn chén bánh đúc rồi thị về làm vợ Tràng. Người ta nói chuyện yêu đương chỉ là một khắc nhưng chuyện duyên nợ là chuyện cả đời. Hai con người kết hôn với nhau là một hành động thiêng liêng cao quý, nhưng ở cái thời này có vẻ chỉ bằng vài chén bánh đúc. Cây bút của Kim Lân đã khiến cho cái thiêng liêng cao quý ấy trở nên rẻ mạc, bọt bèo theo một cách hóm hỉnh.

Khi mẹ Tràng về nhà, bà ngỡ ngàng, trong tâm hạnh phúc vì con bà đã kiếm được vợ. Nhưng cũng không thể không lo vì giờ nhà bà có thêm cái miệng ăn nữa. Nhà người ta cưới vợ lúc nhà mình làm ăn phát đạt, giàu có mới cưới, còn nhà bà lại có dâu ngay lúc cái đói tàn sát con người. Lo thì lo nhưng bà cũng nuốt lo hết xuống bụng để mừng cho con trai, vì cái hạnh phúc của đời nó. Sáng hôm sau đó là một ngày đặc biệt với Tràng, nhà Tràng nhìn đâu cũng lạ, rất sạch sẽ,ngăn nắp chứ không dơ như trước. Lần đầu Tràng thấy nhà anh sạch như vậy, nhìn có sức sống hơn nhiều. Cái không khí bốc mùi ẩm vẫn còn đó nhưng không hiểu sao lại rất ấm áp và hạnh phúc. Bữa sáng được dọn ra, một nồi cháo lõng thơm ngon, cả nhà ăn húp hì hà từng muỗng, chỉ cháo lõng thôi nhưng sao mà ấm lòng, rất hạnh phúc, rất ngon. Nhà ba người mỗi người mới hai ba chén đã hết sạch nồi cháo.  Nồi cháo cạn, cái vui vẻ ấm áp nãy giờ cũng muốn cạn theo. Bà cụ Tứ nhanh nhảu giải cứu tình hình, bà đem ra một nồi chè khoán. Cái vui vẻ của gia đình lại quay lại nhưng một chốc lại biến mất vì cái vị đắng chát. Ai cũng nhận ra vị này, là cám. Không khí lại u ám. Dù có hạnh phúc thật nhưng không thể quên cái thực tại, cái thực tại đói nghèo trước mắt. Tuy chúng ta đã được dạy rằng con người là loài động vật bật cao, có suy nghĩ, có tình cảm. Nhưng con người sau cùng vẫn là con, một con thú khi đói chúng sẽ gầm gừ ăn tất những thứ gì có thể xung quanh. Những con người này đáng ra đã phải như vậy, họ sống trong một thế giới mà bốn bề đều là những điều đen tối và khủng khiếp. Hỏi ai không khủng hoảng khi thấy cảnh tượng này, rất tàn khốc. Dù vậy, họ vẫn có thể vui vẻ khi mà họ không còn tí sức để vui vẻ, họ vẫn có thể yêu thương khi mà tâm hồn họ bị lấp đầy với những điều đen tối và khủng khiếp. Chính là nhờ những khát vọng sống, khát vọng được yêu, được hạnh phúc đã khiến họ trở nên phi thường.


Ở cuối tác phẩm, tác giả đã cao tay đưa hình ảnh Việt Minh phá kho thóc Nhật cứu đói cho dân. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng của Đảng như ánh sáng mặt trời xé nát cảnh quang u tối tại cái làng đó.Tràng hiểu ra, nếu muốn thoát khỏi cảnh này chỉ còn có cách đứng lên giành chính quyền, chỉ còn cách đi theo cách mạng, đi theo Đảng để cứu lấy chính mình và gia đình anh.

Từng nhân vật của tác phẩm đều là những con người đáng thương với khao khát được sống, khao khát có được hạnh phúc gia đình, và đó cũng chính là ước mơ của những con người là nạn nhân của nạn đói năm 1945. Từ khi có ánh sáng của Đảng dẫn lối, ước mơ của họ không còn là mơ nữa. Mỗi con người đều có quyền được sống và tồn tại, được hạnh phúc và yêu thương. Tác giả Kim Lân đã lên án tội ác của bọn phát xít một cách hoàn hảo bằng cách dựng lại rõ nét quan cảnh Việt Nam năm 1945 và bên cạnh đó cũng cho người đọc thấy được sự ảnh hưởng của ánh sáng Đảng mang lại cho người dân. 
( thị chỉ muốn làm duyên tí ~~!! )
                                       
























































0 nhận xét:

Đăng nhận xét