Sức Mạnh Của Mục Tiêu
THÀNH CÔNG KHÔNG PHẢI DO MAY MẮN MÀ CÓ:
Trong cuộc sống của mỗi người đều khác nhau, có người tài giỏi có người thất bại, có người siêng năng có người lười biếng. Chung quy lại những người siêng năng, tài giỏi là những người đã xác định được mục tiêu rõ ràng, và mục tiêu đó vạch ra đường đi, thúc đẩy họ phát huy tối đa năng suất làm việc. Còn những lười biếng, thất bại là do họ không xác định được mục tiêu cho riêng bản thân, không có mục tiêu rõ ràng cụ thể và mục tiêu của họ không đủ lớn để có thể vạch ra đường đi, thúc đẩy họ làm việc hiệu quả.
Cũng như Bill Gates, Jack Ma, Mark Zuckerberg,... Đều là những nhà tỷ phú thế giới từ khi còn trẻ. Thành công mà họ có được ngày hôm nay không phải do may mắn mà có, mà là do họ đã ước mơ thành công và thiết kế con đường đi đến thành công trong các mục tiêu của họ. Những người thành công trong cuộc sống, đều là những người thấy được giá trị của việc đặt mục tiêu và thành quả của nó.
Để đạt được những thành công, mục tiêu to lớn thì con người phải tự thực hiện những mục tiêu nhỏ. Khi có được những thành công ban đầu, con người sẽ càng có thêm động lực mạnh để xác định những mục tiêu to lớn hơn, vĩ đại hơn. Và để có được những thành công đó, con người phải dám ước mơ, mục tiêu chính là động lực thúc đẩy chúng ta đi đến thành công.
Bài học đầu tiên về sức mạnh của mục tiêu:
ADAM KHOO, người đã thành công từ mọi sự thất bại. Từ 1 đứa trẻ được coi là "đần độn" nằm trong TOP 10 người kém nhất trường mà vươn lên dẫn đầu trường cấp II và được tuyển vào trung học hạng nhất ở Singapore thời đó. Ông đã trở thành tác giả của cuốn sách bán chạy nhất, sở hữu được nhiều công ty từ khi còn rất trẻ.
Ông đã nhận ra được sức mạnh của mục tiêu thông qua 1 cuộc khảo sát thực hiện tại trường đại học Yale (một trong những đại học hàng đầu của Mỹ) vào năm 1953. Lúc đó, khóa sinh viên sắp tốt nghiệp được hỏi rằng họ có những mục tiêu cụ thể thế nào về những gì họ muốn đạt được sau khi tố nghiệp.
Ngạc nhiên thay, chỉ có 3% trong tổng số sinh viên viết ra được những mục tiêu của họ. Những sinh viên này biết rất rõ là họ muốn có công việc như thế nào, họ muốn kiếm bao nhiêu tiền và họ khao khát được những thành công nào. Ho con thiết kế cuộc sống mơ ước của họ trong vòng 15-20 năm tới. Ngược lại 97% số sinh viên còn lại không hề có mục tiêu nào cả. Họ bỏ mặc mọi thứ cho số phận với thái độ "chuyện gì tới sẽ tới".
20 năm sau, vào năm 1973, 1 cuộc khảo sát tiếp tục được thực hiện trên những sinh viên kể trên. Kết quả cuộc khảo sát này thật đáng kinh ngạc. Tổng thu nhập của 3% số sinh viên, những người đã xác định mục tiêu trước đó, đạt gấp 3 lần tổng thu nhập của 97% số sinh viên còn lại, những người không xác định mục tiêu. Nói cách khác, trung bình mỗi sinh viên có xác định mục tiêu có thu nhập cao gấp 97 lần thu nhập của mỗi sinh viên không xác định mục tiêu.
Chuyện gì đã làm nên sự khác biệt to lớn này? Chắc chắn không phải là do mức độ thông minh hoặc khả năng của họ. Nói cho cùng thì tất cả họ đều tốt nghiệp từ 1 trường đại học danh tiếng. Sự khác biệt chính là ở sức mạnh của mục tiêu.
BILL GATES, STEVEN SPIELBERG VÀ BILL CLINTON GIỐNG NHAU Ở ĐIỂM NÀO:
Nếu như bạn để ý kỹ những người nổi tiếng, bạn sẽ nhận ra rằng họ thành công là do họ dám ước mơ về thành công đó từ rất sớm. Họ cũng hiểu rằng thành công mà họ có được là do họ đã lên kế hoạch để thành công.
- Bill Gates là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft.Ông luôn có mặt trong danh sách người giàu nhất thế giới và là người giàu nhất thế giới từ 1995 tới 2014, ngoại trừ tháng 3/2013, 3/2012, tháng 3/2011 (hạng 2) và 2008 khi ông chỉ xếp thứ ba. Tháng 5 năm 2013, Bill Gates đã giành lại ngôi vị người giàu nhất thế giới. Gần đây, ông cũng là người giàu nhất thế giới với tài sản 77,8 tỷ đô la Mỹ. Bạn có biết Bill Gates đạt được những mục tiêu này là do ông đã xác định mục tiêu trở thành người giỏi giang và giàu nhất thế giới.
- Steven Spielberg xác định mục tiêu và quyết tâm trở thành nhà đạo diễn phim giỏi nhất. Vào năm 36 tuổi, ông trở thành 1 trong những nhà làm phim thành công nhất trong lịch sử thế giới và cả trong Hollywood. Ông đã đạo diễn bốn trong mười phim đạt doanh thu cao nhất thế giới và thu về nhiều giải thưởng điện ảnh nhất:
1. Jurassic Park (1993) - 1,029 tỷ USD.
2. E.T. the Extra-Terrestrial (1982) - 792 triệu USD.
3. Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull (2008) - 786 triệu USD.
4. War of the Worlds (2005) - 591 triệu USD.
Nhờ đâu mà ông có thể đạt được những thành công phi thường đến thế khi còn rất trẻ ? Một lần nữa, đó chính là nhờ ông hiểu được sức mạnh của mục tiêu.
- Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, con của 1 góa phụ nghèo sống ở 1 nông trại nhỏ, xác định tham vọng trở thành tổng thống Mỹ khi vẫn còn là 1 đứa trẻ. Thầy cô, họ hàng, bạn bè đều nói với ông rằng "Tỉnh dậy đi đường mơ nữa nhóc !". Nhưng cũng nhờ ông đã dám vạch ra tương lai và biến ước mơ thành hiện thực
TẠI SAO MỌI NGƯỜI KHÔNG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU ?
Sau khi đọc qua những phần trên, "Thành công không phải do may mắn mà có", "Bài học đầu tiên về sức mạnh của mục tiêu", "Bill Gates, Steven Spielberg và Bill Clinton giống nhau ở điểm nào" thì chắc hẳn mọi người đã thấy được thành quả của việc đề ra mục tiêu như thế nào. Nhưng, tại sao vẫn có người không xác định mục tiêu ?
Chắc chắn rằng ai trong chúng ta khi còn nhỏ, đều có những ước mơ bay bổng, muốn mình lớn lên sau này sẽ trở thành bác sĩ, phi công, người hùng, ngôi sao điện ảnh, ca sĩ, nhà tỷ phú...Và khi lớn lên, nhiều người đã từng có ước mơ bay cao đó lại từ bỏ hết tất cả ước mơ của mình vì nghĩ rằng bản thân mình không đủ khả năng. Vừa bỏ đi ước mơ từ thuở nhỏ đã muốn cho sau này vừa không đặt ra ước mơ, mục tiêu mới để có thể thành công, cứ như thế con người dần trở nên yếu kém.
Khi phải sống với thực tế, không thể như những lúc còn nhỏ, có những ước mơ cao xa. Con người lại có thêm 3 lý do chính khiến họ không thể xác định được mục tiêu thành công.
1. Không tự tin:
- Đây là 1 trong những lý do hàng đầu khiến con người chúng ta không thể làm việc 1 cách tự nhiên, hoàn chỉnh công việc và tự đưa ra mục tiêu cho riêng bản thân. Sự tự tin chính là tin tưởng vào giá trị của bản thân, tin rằng mình có thể làm việc tốt hơn. Có những học sinh cấp II và cấp III luôn được thầy cô hướng vào những trường cao điểm, tốt và phù hợp với năng lực của bản thân từng học sinh. Nhưng trong số đó lại có người không tự tin, họ nghĩ rằng mình không thể vào được những trường điểm cao như thế, những kết quả tốt đẹp sau kỳ thi chỉ dành cho những "học sinh khác".
Đa phần những học sinh như vậy chỉ được chia làm 2 loại:
Thứ I : Những học sinh cá biệt.
Thứ II : Những học sinh có khả năng nhưng lại nghe qua những lời không hay từ nhiều hướng.
Vd: Chúng rất kém, không có khả năng làm được những việc to lớn như thế...
Tất cả những lời nhận xét này khiến con người chúng ta mất hẳn đi sự tự tin vào chính bản thân.
Vd: Chúng rất kém, không có khả năng làm được những việc to lớn như thế...
Tất cả những lời nhận xét này khiến con người chúng ta mất hẳn đi sự tự tin vào chính bản thân.
- Tuy vậy, nhưng đừng quên rằng chúng ta là vẫn là con người và những người khác cũng như chúng ta, cũng có 1 bộ não, thì tại sao lại sợ rằng không thể trở nên vĩ đại như người khác. Những lời nói không hay, sự phán xét sai lệch về bản thân chúng ta đều không đúng sự thật. Như bao người khác, bản thân mỗi người chúng ta đều có 1 tiềm năng to lớn ẩn chứa trong. Nếu như người khác làm được, bản thân chúng ta cũng làm được. Chúng ta xứng đáng lãnh nhận những gì tốt nhất trong cuộc sống. Một khi hiểu được điều này, con người sẽ bắt đầu xác định mục tiêu cho bản thân.
2. Không tin vào sức mạnh của mục tiêu:
- Có rất nhiều người không xác định được mục tiêu và đang ở ranh giới "Thành công và thất bại". Bởi vì họ không tin vào việc đặt ra mục tiêu sẽ thành công, họ không tin vào sức mạnh của mục tiêu có thể thúc đẩy bản thân họ làm việc hết năng suất. Những người này luôn đưa ra những ví dụ về việc mà họ đã xác định mục tiêu nhưng lại không đạt được. Đa số những người này luôn quên mất 1 điều quan trọng, đó chính là "thất bại là mẹ thành công". Thêm 1 lý do khiến họ thất bại của những người này không phải là do việc xác định mục tiêu không có tác dụng, mà là do họ đã không cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu, hoặc áp dụng sai phương pháp và bỏ cuộc giữa chừng.
- Chúng ta phải luôn nhớ rằng việc xác định mục tiêu tự nó sẽ không mang lại thành công mà cho tất cả mọi người. Mà mọi người phải hành động liên tục với 1 quyết tâm mãnh liệt mới có thể đạt được mục tiêu đề ra.
3. SỢ THẤT BẠI, SỢ XẤU HỔ:
- Lý do cuối cùng khiến cho người người không thể thành công chính là sợ thất bại với mục tiêu đã đề ra và sợ người khác chê bai khi mình không thành công. Lý do này luôn xuất hiện nhiều nhất ở các học sinh, nhiều học sinh luôn nghĩ rằng bản thân mình không thể giải được những bài toán khó, không thể đạt được điểm 10 trong các kỳ thi và cứ như thế những học sinh này luôn tìm cách tránh né việc thất bại, tránh né việc đề ra mục tiêu đạt được điểm cao này, để không phải nhận thêm những thất bại tràn trề. Nhưng thật chất là những học sinh này luôn thất bại, họ thất bại ngay trong cả suy nghĩ và hành động của mình vì đã tránh né sự thất bại, không bao giờ đặt ra mục tiêu và sẽ chẳng bao giờ thành công.
- Những học sinh giỏi luôn dám đề ra mục tiêu to lớn trong học tập vì họ không sợ thất bại, không tin vào thất bại và chỉ tin tưởng vào bản thân có thể làm được những điều to lớn khác. Khi họ không đạt được mục tiêu, họ không quá cảm thấy nặng nề và thất vọng vào bản thân, mà họ lại xem như đó là 1 bài học, kinh nghiệm đúc kết cho bản thân. Họ cũng chẳng quan tâm đến việc bị người khác cười chê khi bị điểm thấp, họ chỉ biết rằng miễn là được học hỏi nhiều kinh nghiệm và liên tục hành động vì mục tiêu đã đề ra thì cuối cùng họ sẽ nhận được kết quả như mong muốn hoặc ngoài sự mong đợi.
Sự sợ hãi, sợ thất bại, sợ bị cười chê và sợ xấu hổ này chính là do con người tự tạo ra, vì khi đặt ra mục tiêu cho bản thân con người sẽ làm việc rất khác so với người bình thường. Họ luôn luôn chăm chỉ làm việc vì bản thân, họ không đi chơi với bạn bè thường xuyên thì lại bị bạn bè cười, họ làm việc luôn cả ngày thứ 7 và chủ nhật để cho kết quả nhận được sau này không chỉ có vậy. Những lời nói cộng thêm sự sợ hãi mà do bản thân con người tạo ra luôn là thứ cản trở trong quá trình chúng ta làm việc. Hãy tưởng tượng như thế này "Mọi người ai cũng chỉ đi theo hướng, nhưng nếu như có bạn đi ngược lại thì sẽ được mọi người chú ý".
- Tổng thống Obama đã từng nói rằng "Hằng ngày luôn có hàng ngàn người gửi thư đến chửi mắng tôi, nhưng nhờ họ mà tôi lại cố gắng làm việc tốt hơn".
Thật sự, động lực mạnh mẽ thúc đẩy chúng ta khi còn là 1 học sinh chính là việc chúng ta muốn chứng tỏ với tất cả thầy cô, bạn bè rằng họ đã sai. Họ càng cười nhạo chúng ta và nói rằng chúng ta không thể đạt được điều đó thì bản thân chúng ta phải cảm thấy mạnh mẽ để học tập chăm chỉ, đạt được những mục tiêu để chứng tỏ cho họ thấy. Vậy thì, đừng để nỗi sợ xấu hổ làm bạn mất tinh thần. Hãy biến nỗi sợ đó thành sức mạnh.
MỤC TIÊU LÀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY CHÚNG TA ĐẾN THÀNH CÔNG:
1. MỤC TIÊU DẪN ĐƯỜNG CHO QUYẾT ĐINH VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CHÚNG TA:
- Mục tiêu là thứ sẽ thay đổi cách nhìn, cách làm việc của chúng ta nhưng chúng cũng là thứ dẫn dắt chúng ta hành động như thế nào để đạt được mục tiêu được đề ra.
Vd: Bạn muốn thay đổi hình ảnh của mình thật tốt khi người khác nhìn vào
Với mục tiêu này, bạn sẽ làm gì ? Bạn có chăm học hơn ? Bạn có chăm sóc cho ngoại hình của mình ? Bạn có cố gắng để trở nên tuyệt vời ? Bạn có chấp nhận bỏ luôn cả ngày thứ 7 chủ nhật để học hỏi nhiều thứ mới ?
Và như thế, mục tiêu sẽ luôn cho chúng ta nhiều con đường để lựa chọn, người quyết định đi theo con đường nào đó chính là bản thân chúng ta.
- Tuy vậy cũng đừng quên rằng việc không đặt ra mục tiêu sẽ không sao, không đặt ra mục tiêu rất là nguy hiểm. Có nhiều người chỉ biết học mà họ đã không đặt ra mục tiêu riêng, điều đó khiến những người này rất khó có thể thay đổi số điểm của mình. Khi không có mục tiêu, bạn cũng sẽ chẳng biết rằng mình làm việc này vì lý do gì, có thể đơn giản là cho cha mẹ vui lòng, nhưng nên rằng bạn không phải là con rối hay thứ bị sai khiến, bạn phải tự làm chủ cuộc đời của mình, làm vì ý muốn của bản thân.
" Bạn phải chủ động thiết kế mục những mục tiêu thúc đẩy và hướng dẫn bạn đi đến thành công".
2. MỤC TIÊU THÚC ĐẨY CHÚNG TA:
- Trong khoảng thời gian đi học, bản thân mỗi người trong chúng ta sẽ có lúc đều luôn tự hỏi rằng, làm thế nào mà những học sinh giỏi có thể tìm ra được động lực và năng lượng làm việc nhiều như thế? Làm thế nào mà họ có thể học nốt luôn cả những ngày cuối tuần? không cần nghỉ ngơi? Không đi chơi, không thư giãn hay xem tivi dù chỉ 1 chút ?
Câu trả lời luôn là "mục tiêu", những học sinh giỏi luôn luôn đề ra những mục tiêu cao rất cao và những mục tiêu nhỏ, họ luôn đề ra việc mà mình phải là trong 1 giờ, 1 tiếng, 1 buổi, 1 ngày, mục tiêu của họ sẽ đưa họ đến với việc làm, họ nhận ra được giá trị thành quả của việc hành động mà có mục tiêu.
"Không có học sinh lười, chỉ có học sinh không có mục tiêu rõ ràng"
- Chắc hẳn rằng, ai trong chúng ta cũng có lúc cảm thấy chán nản khi phải học học liên tục hàng giờ hàng ngày liền mà không được giải trí. Thế tại sao lúc chúng ta chơi game thì chúng ta có thể chơi cả buổi, chơi mấy ngày cũng chẳng hề thấy chán, thậm chí là cố gắng phấn đấu thức khuya để có thể chiến thắng trò chơi và trở thành người giỏi nhất trong game ?
Đó là vì trong quá trình chơi game, game luôn đề ra những nhiệm vụ, vô vàn nhiệm vụ để cho người chơi phải liên tục làm để có thể lên cấp, cứ làm cứ làm cứ làm mãi, mỗi nhiệm vụ đều có thử thách khác nhau và đầy thú vị, khiến cho não chúng ta hoạt động liên tục vì bị cuốn hút. Đó chính là lý do
- Thế tại sao chúng ta không luôn luôn đề ra những mục tiêu đầy thú vị như thế, khi hoàn thành mỗi 1 mục tiêu ta tự thưởng cho bản thân 1 thứ gì đó. Đa số chúng ta không có mục tiêu rõ ràng là đạt điểm 10 hay vươn lên đứng nhất, do đó não bộ sẽ tự ngưng hoạt động vì không bị cuốn hút và làm chúng ta mất năng lượng. Ngay khi xác định những mục tiêu hào hứng trong việc học cho bản thân, chúng ta sẽ tìm thấy nguồn năng lượng thúc đẩy chúng ta vượt qua sự lười biếng.
XÁC ĐỊNH NHỮNG MỤC TIÊU TO LỚN HẤP DẪN:
- Hiện tượng những người đã xác định được mục tiêu nhưng vẫn cảm thấy chán nản vẫn xảy ra, thậm chí là không có động lực, cảm thấy không muốn làm sau khi đã xác định xong mục tiêu. Đó là vì những mục tiêu mà họ đề ra quá nhỏ, không có gì to lớn và đủ thú vị, hấp dẫn đối với họ.
Mục tiêu và Mục tiêu
- Có thể mọi người luôn quên mất điều quan trọng ngay trước khi hành động, đó chính là đề ra mục tiêu và mục tiêu đó phải luôn luôn hấp dẫn chúng ta mỗi khi nghĩ đến. Việc đề ra mục tiêu để hấp dẫn bản thân chúng ta không phải là chuyện đơn giản.
Hãy tưởng tượng bạn là người làm game, khi làm game người làm game luôn phải suy nghĩ rằng phải làm như thế nào để có thể cuốn hút được nhiều người. Việc này nó cũng tương tự như việc bạn là người đề ra mục tiêu, khi đề ra mục tiêu mỗi người chúng ta phải luôn suy nghĩ rằng mục tiêu được đề ra có sức hút như thế nào đối với bản thân chúng ta, nó có khiến chúng ta muốn bay vào dốc hết sức làm việc hay chỉ khiến ta chán nản khi nghĩ đến.
- Và muốn có được quyết tâm, động lực để hành động kiên trì, chúng ta phải xác định những mục tiêu to lớn. Những mục tiêu này vượt xa ngoài khả năng hiện tại của bạn. Khi này bản thân con người chúng ta sẽ bắt đầu có tham vọng muốn giành được thành quả của những mục tiêu đó, đây mới chính là ý nghĩa quan nhất, ý nghĩa thực sự, hạnh phúc và phấn khởi khi đạt được.
- Sẽ có những lúc chúng ta nghe bạn bè, thầy cô nói rằng "Đừng nên quá tham vọng. Hãy sống thực tế". Khi nghe những câu nói này, chúng ta nên bắt đầu phân tích rằng tại sao họ lại nói như vậy. Đa số những người này đều lo sợ thử thách to lớn vì họ sợ thất bại. Những người như vậy sống 1 cuộc sống tầm thường và tẻ nhạt. Những người vĩ đại đạt được thành công ít khi "có óc thực tế" theo tiêu chuẩn của mọi người. Những người vĩ đại đạt được thành công, là những người luôn hướng về suy nghĩ được cho là ảo tưởng. Nhưng họ lại cảm thấy rất hạnh phúc khi họ hình dung rằng mình là người đạt được thành công và trở thành người vĩ đại. Điều này cũng chính là điều thúc đẩy họ, và bằng mọi giá họ phải đạt được những điều vĩ đại đó.
Vd: Anh em nhà Wright bị người đời nhạo báng là điên rồ khi họ có ý tưởng chế tạo máy bay. Khi cựu tổng thống Mỹ John F Kennedy xác định mục tiêu đưa con người lên mặt trăng và trở về trái đất, mọi người cho ông là người ảo tưởng. Nhưng hiện nay, không chỉ có Mỹ, những quốc gia khác còn đạt được kết quả hơn cả mong đợi. Mọi thứ chính là nhờ vào những ước mơ táo bạo và hầu như không tưởng những con người dám nghĩ, dám làm này.
SÁU BƯỚC XÁC ĐỊNH MUC TIÊU HIỆU QUẢ
- Sau khi đã đọc qua những phần trên, chúng ta đã hiểu về sức mạnh và tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu: Bây giờ chúng ta sẽ học cách tạo ra những mục tiêu thúc đẩy chúng ta đi đến cùng. Những mơ ước đã bị bỏ dở hay những mục tiêu đã bị dừng lại nữa chừng.
1. Viết ra những gì bạn muốn một cách cụ thể:
- Bước đầu tiên là phải viết ra những công việc, mục tiêu, ước mơ sau này 1 cách cụ thể. Phải phân tích từng chi tiết nhỏ, chia nhóm và thời hạn làm việc. Vì khi phân tích cụ thể mọi thứ, chúng ta sẽ dễ dàng nắm rõ được tình hình làm việc của bản thân, dễ dàng tìm ra được nhiều hướng đi mới và làm việc 1 cách hiệu quả.
Vd: "Tôi muốn trở thành học sinh giỏi trong cả năm"
- Thay vì đặt mục tiêu ra như vậy, chúng ta nên đặt 1 cách cụ thể đó chính là "Tôi muốn lấy 10đ trong tất cả các môn học lý thuyết và được 8đ trở lên trong các môn học công thức".
2. Liệt kê tất cả những lợi ích và những lý do cho việc đạt mục tiêu:
- Bước đầu tiên là phải viết ra những công việc, mục tiêu, ước mơ sau này 1 cách cụ thể. Phải phân tích từng chi tiết nhỏ, chia nhóm và thời hạn làm việc. Vì khi phân tích cụ thể mọi thứ, chúng ta sẽ dễ dàng nắm rõ được tình hình làm việc của bản thân, dễ dàng tìm ra được nhiều hướng đi mới và làm việc 1 cách hiệu quả.
Vd: "Tôi muốn trở thành học sinh giỏi trong cả năm"
- Thay vì đặt mục tiêu ra như vậy, chúng ta nên đặt 1 cách cụ thể đó chính là "Tôi muốn lấy 10đ trong tất cả các môn học lý thuyết và được 8đ trở lên trong các môn học công thức".
2. Liệt kê tất cả những lợi ích và những lý do cho việc đạt mục tiêu:
- Có rất nhiều người không thể quyết tâm làm việc và trở nên thành công. Vì đa số vẫn còn nhiều người làm việc không lý do, tức là họ đang làm việc mà họ không biết rằng mình sẽ nhận được gì từ công việc mà mình làm. Bản thân chúng ta sẽ không có được động lực nhất định để làm việc trừ khi ta biết được nguyên nhân và lợi ích của việc đó. Thế nên, sau khi xác định được mục tiêu làm việc, chúng ta nên viết ra ít nhất 5 lý do tại sao chúng ta phải đạt được mục tiêu đó. Bởi vì bản tính của con người 1 khi đã cho đi thì vẫn thích được nhận lại, cũng giống như làm việc phải có lý do và kết quả nhận được.
3. LÊN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG:
- Ghi chú chi tiết cụ thể về những hành động, việc làm để có thể tiến tới mục tiêu đề ra. Mỗi người chúng ta nên luôn mang theo mình 1 cuốn sổ ghi chép để sắp xếp thông tin và treo trên tường 1 cuốn lịch sẽ giúp chúng ta làm việc đúng thời hạn và hiệu quả.
Vd:
- Kế hoạch của tôi là tạo Sơ Đồ Tư Duy cho môn lịch sử và áp dụng các kỹ năng Trí Nhớ Siêu Đẳng để ghi nhớ thông tin.
- Các bước hành động của tôi là tạo ra 2 Sơ Đồ Tư Duy mỗi ngày trong vòng 2 tuần tới. Sau đó tôi sẽ dành 3 tiếng mỗi ngày cho tuần kế tiếp để ghi nhớ thông tin.
4. XÁC ĐỊNH THỜI HẠN:
- Dù đã xác định mục tiêu 1 cách rõ ràng, chi tiết cụ thể những việc phải làm nhưng chúng ta không được quên 1 điều rằng. Bản thân con người chúng ta ai bị đình trệ, có tính dây thun, thích trì hoãn việc làm, đợi nước tới chân mới nhảy. Thế nên, dù có mục tiêu to lớn rồi thì cũng đừng quên phải xác định thời gian cụ thể. Việc xác định thời gian cụ thể sẽ giúp cho chúng ta làm việc đúng thời hạn, không bị trễ giờ làm và sẽ đạt được mục tiêu nào đó trong ngày, tháng, năm nào đó.
5. TIẾP THÊM CẢM XÚC CHO MỤC TIÊU CỦA BẠN:
- Hầu hết những hành động trong ngày của chúng ta không phải do lý trí mà là do cảm xúc. Việc thúc đẩy chúng ta làm việc cũng thế. Về mặt lý thuyết, chúng ta muốn đạt 1 mục tiêu và biết rõ lý do tại sao chúng ta nên đạt mục tiêu đó. Nhưng chính cảm xúc lại là động lực thúc đẩy chúng ta hành động, tại sao ? Bởi vì khi chúng ta có thể hình dung ra được cuộc sống sau này, được tận hưởng thoải mái, sống sung túc hạnh phúc, thỏa mãn mọi thứ thì đây chính là cảm xúc vui vẻ, cảm xúc vui vẻ này sẽ thúc giục chúng ta chăm chỉ làm việc để tương lai sau này có thể trở nên như ta mong ước.
6. LẤY ĐÀ BẰNG VIỆC HÀNH ĐỘNG NGAY TỨC KHẮC:
- Thông thường, mọi người xác định mục tiêu và lên kế hoạch hành động rồi sau đó lại bị trì hoãn công việc đó ngày hôm sau. Tình trạng này cứ kéo dài, họ sẽ chần chừ và không bao giờ làm việc có mục đích nữa. Thế nên, để tránh tình trạng này, chúng ta làm 1 cái gì đó để lấy đà thực hiện nhiều chuỗi hành động, ngay sau khi ta viết xong mục tiêu cần đạt. Nói cách khác, chúng ta phải tìm cách để đến với mục tiêu gần hơn sau khi ta vừa xác định xong mục tiêu.
Vd:
- Ngay sau khi xác định mục tiêu là nâng cao điểm toán, chúng ta nên cầm quyển sách toán lên và đọc vài trang.
Việc làm lấy đà ngay lập tức này có sức mạnh phi thường, giúp bạn tiếp tục hành động kiên định và dần dần tiến về phía mục tiêu.
Nhiều học sinh không cảm thấy có động lực, thậm chí sau khi đã xác định tất cả các mục tiêu đạt điểm 10, vì họ không biết họ muốn làm gì trong tương lai xa sau này. Nếu chúng ta không có định hướng rõ ràng về cuộc sống trong vòng 10 - 15 năm từ bây giờ, việc đạt được điểm 10 hoặc học 1 môn học sẽ không có ý nghĩa hay động lực nào thúc đẩy chúng ta.
Nói cách khác, nếu chúng ta có mục tiêu dài hạn trở thành 1 một nhà chính trị hoặc thậm chí 1 tổng thống, chúng ta sẽ có động lực học lịch sử, kinh tế, chính trị. Chúng ta sẽ có động lực thi đậu vào trường cao điểm nhất. Nếu chúng ta có mục tiêu dài hạn trở thành diễn viên, chúng ta sẽ có động lực học văn học, tâm lý con người, truyền thông đại chúng, lịch sử.
Vậy thì đây là lúc chúng ta bắt đầu mơ ước và quyết định chúng ta muốn làm gì trong vòng 15 năm tới. Chúng ta ước mơ về nghề nghiệp gì? Chúng ta ước mơ được làm cho công ty nào hay ước mơ thành lập công ty riêng ? Chúng ta muốn kiếm bao nhiêu tiền ? Chúng ta muốn sống 1 cuộc sống như thế nào ? Chúng ta muốn giao du với tầng lớp xã hội nào ? Căn nhà mơ ước của chúng ta ra sao ? Chiếc xe sau này mà chúng ta muốn có là gì ? Chúng ta muốn mình làm được những gì ? Chúng ta muốn được đi du lịch nghỉ mát mỗi năm 2 lần ? Chúng ta còn muốn làm gì nữa ? Tận hưởng cuộc sống sau năm 60 ?
Những giấc mơ tương lai tuyệt đẹp này sẽ đem lại cho chúng ta ý nghĩa, niềm say mê, khát vọng vượt trội đạt được điểm cao và được tuyển vào những trường danh tiếng nhất thế giới? Khi chúng ta nghĩ về tất những ước mơ đó, hãy để trí tưởng tượng của ta bay bổng. Luôn phải có mơ cao mơ xa, đừng để trí tưởng tượng bị giới hạn. Chúng ta có thể tạo ra những gì ta khát khao. Để làm được điều này, ta phải để cảm xúc của ta tăng vọt. Lý do là vì con người có khuynh hướng làm việc theo cảm xúc chứ không phải lý trí.
Một khi chúng ta ghi lại tất cả những ước mơ dài hạn. Ta nên thiết kế chúng thành 1 mảnh giấy lớn. Đây chính là bản thiết kế cuộc sống của riêng ta. Sau khi hoàn tất, hãy dán nó lên tường, nơi chúng ta có thể nhìn thấy nó mỗi ngày và nhận được động lực từ nó. Không có giới hạn về những gì chúng ta có thể vẽ trên bản thiết kế cuộc sống. Tuy nhiên vẫn có 1 số chi tiết quan trọng mà chúng ta phải cần thiết kế:
- Viết ra những gì bạn muốn đạt được 1 cách cụ thể.
- Viết ra thời hạn đạt được mục tiêu.
- Viết ra tuổi của bạn trong từng giai đoạn.
bài viết bổ ích quá tác gia ơi.
Trả lờiXóamong tác giả tiếp tục có những bài hay như vây nưa.
bài viết bổ ích quá tác gia ơi.
Trả lờiXóamong tác giả tiếp tục có những bài hay như vây nưa.
Cảm ơn bạn nhiều lắm :D A&H
Trả lờiXóaCảm ơn bạn nhiều lắm :D A&H
Trả lờiXóaGô
Trả lờiXóa