Vũ Trọng Phụng |
Nghệ thuật trào phúng được thể hiện ngay từ đầu, ngay từ nhan đề đã tạo sự đối lập, dự báo một màn bi hài sắp diễn ra với nhiều cảnh nghịch lý. Tại sao lại "Hạnh phúc của một tang gia"? "Hạnh phúc" là sự vui sướng, thoã mãn của con người khi được đáp ứng một nhu cầu nào đó trong cuộc sống, còn "tang gia" là gia đình có tang, mất một người thân, thể hiện sự u tối, buồn bã, ãm đạm. Hai trạng thái này hoàn toàn trái ngược nhau nhưng tác giả đã gọp chúng lại để trở thành một nhan đề nghịch lý làm cho người vừa mới đọc đã có cảm giác tò mò, khó hiểu.
Phần nhan đề cũng phần nào thể hiện được nội dung của đoạn trích là cái chết của cụ Tổ đã đem lại cho cả gia đình một niềm hạnh phúc, sung sướng, thoã mãn được sự mong muốn vì khi ông cụ Tổ chết đi thì có thế mới chia gia tài được.
Trong cảnh đám tang đáng nhẽ đau buồn như thế này, mà mỗi người trong gia đình này họ đều có cái hạnh phúc, vui sướng riêng của họ, ông Phán mộc sừng thì vui sướng vì sẽ kiếm thêm được vài đồng nhờ giá trị của cặp sừng hươu trên đầu. Cụ cố Hồng hạnh phúc đến nổi nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ được mặc một bộ đồ xô gai tân thời để được người ta khen ngợi là con đã già mà lại có hiếu, ông Văn Minh thì thầm kín sung sướng vì cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là cái lý thuyết viễn vong nữa, và ông sẽ được chia một tài sản lớn. Với phong cách nghệ thuật độc đáo, sắc sảo tác giả đã lật tẩy một xã hội nhố nhăng, lột bộ mặt thật của những người nâng cao giá trị hình thức mà không có chút tình người, bên ngoài thì có vẻ sang trọng "âu hoá", "văn minh", "tiến bộ" nhưng bên trong thực chất là cặn bã, đạo đức giả.
Mâu thuẫn trào phúng không chỉ được thể hiện ở gia đình, ngoài gia đình và mọi người xung quanh mà còn được thể hiện ở nghệ thuật xây dựng cảnh đám tang.
Đám tang thì tổ chức trịnh trọng mà đúng nghĩa là những người giàu có trong xã hội tân thời. Người ta thì vui vẽ đưa giấy cáo phó, đám ma mà có cả kiệu bát cống, lợn quay đi lọng có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa. Cái chết của cụ Cố không chỉ làm vui sướng những người trong nhà mà còn làm cho bạn bè và những người bên ngoài cũng được dịp hưởng ké, đi tới đâu thì phố phường tưng bừng huyên náo tới đó, bọn con cháu thì vô tâm thản nhiên cười đùa thoả thích. Dù đám tang được tổ chức rất trịnh trọng, rất đông nhưng tấc cả những người đi đưa họ đều không chút quan tâm đến người chết, người thì lo trò chuyện với vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may, rồi còn cười giỡn chọc ghẹo nhau. Đến nổi tác giả cảm thấy đau lòng mà thể hiện câu nói "Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...! câu nói này của tác giả nhằm ý chăm biếm, tố cáo mạnh mẽ cái bộ mặt bên ngoài thì tỏ vẻ sang trọng nhưng trong thì mất hết tình người. Trong lúc Typn và vợ, bà phó Đoan và ông joseph Thiết và mấy người nữa đang lào xào, thì Xuân bỗng xuất hiện làm đám tang đang đi phải ngừng lại. Cùng với Xuân là hai vòng hoa đồ sộ, hành động của Xuân không những không bị trách mắng mà thay lại còn làm cho bà cố Hồng "hớt hải chạy lên, rồi cảm động hết sức nói"," ấy giá mà không có món ấy thì thiếu to may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi". Cùng với sự xuất hiện của Xuân thì "sư cụ Tăng Phú thì sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe" rồi kể lể chắc ai cũng biết rằng sư vụ đã đánh đổ được hội phật giáo. Vậy là đám tang cứ thế mà đi. Qua hai cảnh tượng ấy càng làm rõ được sự mâu thuẫn giữa bản chất và hình thức.
Cuối cùng thì đã tới lúc chôn cất. Có lẽ đây là cảnh mà để cậu Tú Tân thể hiện cái tài lẽ của mình. "Lúc hạ quan tài cậu Tú Tân lộm khộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẽ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc công lưng hoặc lau nước mắt như thế này thế nọ". không giây phút nào buồn hơn khi lúc người nhà mình chôn cất, vậy mà cậu Tú Tân còn chụp hình kỉ niệm. Khi Xuân muốn bò quách ra ngoài thì chợt thấy ông Phán mọc sừng bỏ vào tay mình một giấy bạc năm đồng gấp tư.
Bằng ngôn ngữ châm biếm sâu sắc của Vũ Trọng Phụng đã làm nổi bật được nghệ thuật trào phúng. Tác giả đã lột tả được bộ mặt của các nhân vật trong đoạn trính. Đoạn trích "Hạnh phúc một tang gia" phê phán thẳng thừng xã hôi thượng lưu thối nát ngày xưa. Đồng thời còn tạo ra nhiều tình huống gây cười, làm cho đoạn trính thêm sinh động.
Bằng ngôn ngữ châm biếm sâu sắc của Vũ Trọng Phụng đã làm nổi bật được nghệ thuật trào phúng. Tác giả đã lột tả được bộ mặt của các nhân vật trong đoạn trính. Đoạn trích "Hạnh phúc một tang gia" phê phán thẳng thừng xã hôi thượng lưu thối nát ngày xưa. Đồng thời còn tạo ra nhiều tình huống gây cười, làm cho đoạn trính thêm sinh động.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét