Ma Văn Kháng đã từng nói :"không ai chọn thời đại ,hoàn cảnh sinh ra và sống với nó cả". Ông từng được mệnh danh là người khuấy động văn hoá hiện đại Việt nam, đại biểu tinh anh của văn học. Nhiều tác phẩm đặc sắc vẫn đang miệt mài cống hiến cho sự nghiệp văn chương của ông. Và trong số đó một trong số tác phẩm được sáng tác bằng ngòi bút của ông đã để lại ấn tượng đẹp trong mắt người đọc là "Mùa lá rụng trong vườn". Truyện được lấy bối cảnh xoay quanh gia đình có truyền thống, khi đất nước bắt đầu có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh, gây ra những thay đổi tốt có,xấu có. Truyện đã phản ánh hiện thực những biến động trong xã hội lúc bấy giờ.
Cốt truyện đa phần xoay quanh nhân vật Hoài, chị là một cô con dâu trong gia đình của ông Bằng. Nhưng chẳng may chồng của chị qua đời, sau một thời gian đau khổ bố mẹ của chị đã cho phép chị "đi thêm bước nữa" Nhưng tâm hồn chị vẫn gắn bó thuỷ chung với gia đình ông Bằng mặc dù chị đã tái giá. Chị về thăm gia đình vào đúng ngày tết, hết mùa lá rụng năm ấy chị như chiếc lá trở về cội nguồn. Chị đem đến cho khu vườn nhà chồng (gia đình ông Bằng) một tiết tấu bình yên như bù lại cho những gì mà thế giới đã yên tĩnh ấy đã và đang tước đoạt được bồi đắp mới để thích nghi với nhịp điệu gấp gáp của đời sống xã hội.
Đúng như suy nghĩ của ba nhân vật Đồng, Lí và Luận ;" quan hệ của chị ở gia đình này chỉ còn trong quá khứ" kỉ niệm của chị đẹp nhưng buồn, chị có quyền được quên mà không ai được trách cứ.Nhưng đoạn trích đã cho người đọc đến với nhân vật chi Hoài của hiện tại chứ không không phải là của quá khứ. Thể hiện sự chu đáo .lo toan nghĩa tình vẹn toàn của một người dâu trưởng. Điều đó làm tất cả mọi người trong gia đình ông bằng đều cảm động. Qua cách của Ma Văn Kháng, người đọc cũng bất giác bồi hồi theo tâm hồn nhân hậu, cách sống vị tha trong sáng nghĩa tình, thuỷ chung của người đàn bà đã một thời làm dâu trưởng.
Có phải chính hình tượng này mà tác giả đã đề cập một điều không được nói ra trong tác phẩm rằng "Thì ra, con người ta có quyền vừa hội nhập với cái mới mà vẫn giữ gìn được những nét tinh tế các hồi ức ngày xưa để lại. Với những hành động trong tác phẩm này ,ta thấy chị rất quan tâm, coi gia đình của chồng cũ như những người thân thích. Đó cũng chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam sống nặng tình , chung thuỷ sắt son.
Khi mâm cỗ được đưa lên mọi người quầy quầy bên nhau, ông Bằng đứng trước bàn thờ tổ tiên tâm tình với vợ và con trai cũ đã hi sinh. Tuy có những biến cố nhưng tổ tiên không tách rời với con cháu. Tất cả liên kết thành một mạch bền chặt.
Tóm lại qua tác phẩm "Mùa lá rụng trong vườn" Ma Văn Kháng đã khéo léo xây dựng cốt truyện hợp lí để giúp người đọc cảm nhận được truyền thống gia đình của người Việt Nam. Giúp mọi người ngày càng yêu thêm cái đẹp những cái đẹp trong tâm hồn . Truyện như một thước phim ngắn về một gia đình có truyền thống trọng đạo ân tình , tình nghĩa không bao giờ phai.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét