Nhà văn Sô-lô-khốp (1905-1984), ông là một nhà văn Xô Viết lỗi lạc, vinh dự hơn khi ông được giải Nô-ben về văn học năm 1965, đồng thời ông được lượt vào danh sách những nhà văn lớn. Tác phẩm của ông để lại gồm những tập truyện, tiểu thuyết lớn và tiêu biểu trong số đó có tác phẩm "Số phận con người ".Tác phẩm là lời tự sự của nhân vật trung tâm là anh lính hồng quân Xô-cô-lốp, người đàn ông đã chịu bao giông tố khắc nghiệt cuộc đời để ập lên số phận. Đó là cuộc đời gắn liền với một trang sử bi tráng hào hùng của nhân dân Nga. Với chế độ Xô Viết đã tạo thành phẩm chất của những con người Nga kiên cường.
Tác phẩm" số phận con người "của nhà văn Sô-lô-khốp cho thấy nhiệt tình tố cáo thảm hoạ chiến tranh, mô tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó. Mở đầu tác phẩm giới thiệu về nhân vật Xô-cô-lốp, anh là một người Nga chân chính, tiêu biểu cho khí phách anh hùng của người lính Xô Viết trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại . Anh vốn là một người nông dân rồi làm thợ, một gia đình thật ấm cúng. Anh đã ra trận như hàng triệu người công dân khác. Hai lần bị thương vào trong tay và chân ,vết thương lành anh lại cầm súng đánh giặc rồi bị bắt làm tù binh. Lao động khổ sai trong mưa, nắng bị đánh bằng búng súng, bằng thanh sắt, áo quần tả tơi.
Bi kịch hơn khi anh biết vợ và những đứa con trong gia đình của anh bị bọn phát Xít cướp đi tính mạng. Lúc đó anh chỉ còn niềm hi vọng và vào người con trai cả là A-na-tô-li thì rất tiếc anh ấy cũng bị mất, anh như bị mất hết tất cả. Cuộc sống hiện lên trần trụi như nó vốn có , những kí ức văn vẳn kéo về gây cho anh nhiều ám ảnh, những nỗi đau mà anh phải chịu dường như là cùng cực. Trái tim của anh giờ đây lạnh lẽo hao mòn đi vì thiếu những tình cảm mà con người vốn phải có. Sau khi chiến tranh kết thúc anh được giải ngũ nhưng anh không muốn về quê hương của mình vì đâu còn gia đình nữa.
Đang sống âm trầm bi kịch, anh tưởng không có lối thoát, nhưng rồi một lần tình cờ gặp một người ,làm cho tình cảm người cha, tình thương đồng loại đã thức dậy xoá nhoà đi vết thương trong lòng rỉ máu bấy nay ,như được mọc lên từ một vết da non đó là nhân vật mà tác giả nhắc tới cũng là một nạn nhân của thảm hoạ chiến tranh là bé Vania. Cha thì"chết ở mặt trận" ,"mẹ thì bị bom giết chết trên tàu hoả ", bây giờ bé cũng không biết, không nhớ từ đâu đến, bà con thân thiết không còn ai cả. Cậu còn nhỏ nhưng cậu phải sống một cuộc sống lam lũ , vất vả, ai cho ăn gì ăn nấy , bạ đâu ngủ đó. Cuộc gặp gỡ này đã giúp anh nhận ra cuộc sống vẫn còn ý nghĩa đối với anh, anh quyết định nhận cậu bé về nuôi.
Bất chợt về " hai con người côi cút " và câu chuyện của họ đã để lại trong lòng tác giả bao nỗi buồn thấm thía. Tác phẩm" số phận con người" đã tô đậm những đau khổ, những phẩm chất cao đẹp của nhân vật Xô-cô-lốp khắc hoạ đậm nét tính cách và tâm hồn đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc sâu lắng về số phận con người trong chiến tranh và thời hậu chiến. Với những chi tiết, tình tiết rất sống, rất điển hình và chân thật tác giả đã ca ngợi người lao động bình thường trong cuộc đời, một người lính, người cha trong cuộc sống phức tạp, nhiều khó khăn trong tời kì sau chiến tranh.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét