- Khi chúng ta muốn đạt tới thành công, chúng ta phải có công thức hoặc phương pháp để giúp ta đi đến với nó 1 cách rõ ràng hơn và hướng đi ổn định hơn. Thành công luôn có bí quyết riêng của nó. Nếu như chúng ta nắm vững được bí quyết thành công, chúng ta sẽ đạt được rất nhiều thành công tương tự.
- Thế có bao giờ chúng ta tự hỏi bản thân rằng, tại sao những học sinh giỏi họ không cần phải học nhiều mà vẫn học rất tốt không ? Chắc chắn là có rồi, chúng ta sẽ vô cùng thắc mắc tại sao họ lại vừa giỏi vừa không phải bỏ phí thời gian công sức ra nhiều để có được những con điểm cao mà họ muốn. Trong khi đó, chúng ta phải học ngày học đêm để ôn lại mớ công thức trước khi kỳ thi bắt đầu, nhưng sau khi kết thúc kỳ thì chúng ta vẫn chỉ nhận được những con điểm 4-5 những con điểm trung bình khiến chúng ta phát chán nản khi nhìn vào chúng
- Vậy làm sao để có được công thức bí mật đó, công thức mà bao học sinh giỏi vẫn dùng nó để áp dụng vào tất cả các mục tiêu và đạt kết quả như mong muốn.
CÔNG THỨC 1: KIÊN ĐỊNH:
- Hầu hết những học sinh giỏi đều rất kiên định trong việc học, họ luôn ở tư thế sẵn sàng và giải đáp tất cả những câu hỏi về bài giảng, bài tập mà họ vừa học xong.
Những học sinh này đều duy trì sự kiên định để đảm bảo rằng họ sẽ hiểu toàn bộ bài học trước khi bước qua bài học mới và nếu như có khúc mắc nào thì họ sẽ lập tức đưa ra câu hỏi và đi tìm câu trả lời ngay lập tức.
- Và cứ như thế, khi kỳ thi đến gần thì họ đã học và nắm vững được rất nhiều điều, trước khi bước vào phòng thi họ chỉ cần ôn lại tất cả những gì đã học, ôn kiến thức và làm thêm bài tập. Đó là lý do tại sao mà học sinh giỏi có thể rút ngắn tối thiểu thời gian mà họ học bài trước khi thi. Hay nói cách khác, họ luôn ở trong tư thế sẵn sàng, luôn trải rộng thời gian học suốt cả năm.
"NHỮNG HÀNH ĐỘNG NHỎ TRONG MỘT KHOẢNG THỜI GIAN TAO RA KẾT QUẢ LỚN"
- Mặt khác, những học sinh còn lại sẽ không chịu cố gắng chăm chú nghe giảng bài, họ không kiên định trong việc học. Khi bước qua bài học mới, họ sẽ chẳng nhớ gì trong đầu bài học cũ. Những học sinh này họ chỉ là những người học trước quên sau. Và khi kỳ thi đến gần, họ mới chịu bắt tay vào mà ôn dồn lại đống công thức 3 4 tháng trong vòng 1 tuần với hy vọng sẽ nhớ lại được và đạt được điểm cao. Nhưng họ lại quên mất 1 điều rằng việc làm này chỉ giúp cho họ nhớ tạm thời, khi bước vào phòng thi với đống kiến thức lủng củng đó thì tâm trạng sẽ trở nên căng thẳng và kết quả là chẳng nhớ gì để làm bài thi. Thực tế mà nói thì khi chúng ta hiểu được vấn đề nó sẽ giúp chúng ta sẽ nhớ bền hơn và dù có quên đi vấn đề đó, chỉ cần nhìn lại sơ qua 1 phát là nhớ lại được ngay. Điều này nó sẽ hiệu quả hơn là học mà không hiểu.
PHƯƠNG PHÁP ĐỂ GIỮ VỮNG SỰ KIÊN ĐỊNH:
1. ĐỌC BÀI TRƯỚC KHI NGHE GIẢNG:
- Tất cả học sinh chúng ta dù giỏi hay kém đều luôn cần nhớ 1 điều là nên đọc sách, ghi chú lại bài học mới trước khi lên lớp để học. Đa số những học sinh không chịu tìm hiểu, đọc sách và ghi chú lại những gì cần thiết trước khi học bài mới đều là những người tiếp thu chậm bài học. Những học sinh như thế này, sau 20 phút họ sẽ bắt đầu cảm thấy lo ra hoặc không thể nghe giảng thêm được nữa vì quá nhiều vấn đề khó hiểu mà họ không giải đáp kịp và sắp xếp nó trong đầu. Sau khi kết thúc bài học, họ chỉ hiểu được khoảng 30% bài giảng và nhớ 10%. Sang ngày hôm sau, họ chỉ còn nhớ được 2% hoặc ít hơn. Điều này sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy chán nản và bắt đầu căm ghét, gán cho việc học là sự khổ sở.
- Những học sinh giỏi khác họ đều hiểu và nhớ 100% bài học sau khi kết thúc buổi học. Tại sao mà họ làm được như vậy ? Bởi vì họ đã dành thời gian ra tìm hiểu bài mới, đọc và ghi chú những khúc mắc lại trong sơ đồ tư duy của họ, như thế khi lên lớp học bài mới họ chỉ cần giải đáp những khúc mắc là xong. Cho nên họ rất dễ theo kịp bài giảng cho dù có là bài khó đi chăng nữa.
2. TẬP TRUNG VÀ ĐẶT CÂU HỎI:
- Có thể chúng ta sẽ có suy nghĩ như thế này "Nếu mình đã đọc sách rồi, vậy thì mình cần đến lớp và nghe giảng về những gì mình đã biết để làm gì ?"
Là thế này, công việc của thầy cô là giảng dạy về những dữ kiện mà ta còn thiếu sót và giải đáp những trở khi chúng ta chưa hiểu rõ.
- Bởi thế, ta phải tận dụng điều này để giải quyết những vấn đề mà ta cảm thấy khó khăn, những vấn đề còn lấn cấn. Không chỉ thế, việc nghe giảng còn giúp chúng ta lập lại những gì đã học trước đó để có thể nắm chắc kiến thức, đi sâu vào bài học và nhớ chắc 100% trước khi bước ra khỏi lớp.
"NHỮNG ĐÁM CỎ SẼ BỊ DẬP XUỐNG KHI ĐI QUA NHIỀU, ÔN LẠI KIẾN THỨC CŨ NHIỀU LẦN SẼ GIÚP TA NHỚ BỀN VỮNG"
3. ÔN BÀI NHANH TRONG VÒNG 24 TIẾNG:
- Trên đường đến trường hoặc từ trường về nhà, chúng ta nên luôn luôn nhẩm ôn lại những công thức, bài học đã học qua. Việc làm này sẽ giúp ta nắm chắc bài học và không bỏ sót chi tiết nào trong bài. Vì biết đâu ngày mai có thể sẽ kiểm tra đột xuất thì vẫn có thể xoay trở được tình thế. Điều quan trọng nên nhớ rằng, dù có là chi tiết nhỏ đi nữa, nếu chúng ta bỏ sót thì cũng có thể bỏ mất điểm cả bài làm phần đó.
- Trước khi kỳ thi đến, chúng ta hãy thư giãn, giữ cho đầu óc cảm thấy thoải mái.
4. LUÔN HOÀN TẤT BÀI TẬP VỀ NHÀ TRƯỚC KHI ĐẾN LỚP:
- Bằng việc làm bài tập về nhà sẽ giúp cho chúng ta tận dụng tối đa lợi ích từ việc đó. Vì khi làm bài tập về nhà, chúng ta sẽ biết mình còn bị yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở đâu và sẽ bắt đầu tìm cách khắc phục nó. Không chỉ tìm được điểm yếu mà nó còn cho ta biết ta có thể làm được bao nhiêu điểm trong bài làm kiểm tra và liệu ta có hiểu được toàn bộ bài học.
5. TÌM HIỂU LỖI TRONG BÀI TẬP VỀ NHÀ:
- Nếu như ta phạm lỗi trong bài làm thì hãy tìm cách khắc phục nó ngay lập tức cho dù đã là 3h sáng. Không làm như vậy thì ta sẽ lại mắc lỗi ở trong bài kiểm tra, bài thi và sẽ cảm thấy rất là hối hận.
CÔNG THỨC 2: RÚT KINH NGHIỆM NGAY SAU KHI PHẠM LỖI
- Khác biệt với những học sinh bình thường, những học sinh giỏi đã phải phạm rất nhiều lỗi khi làm bài tập, họ chấp nhận phạm lỗi và cũng chịu sửa lỗi. Họ có thể phạm lỗi ở bài tập trong các bài kiểm tra ở lớp những họ biết rút kinh nghiệm và khắc phục nó thế nên trong các bài thi họ sẽ không phạm lỗi nhiều như trước.
PHẠM LỖI GIÚP CHÚNG TA KIỂM TRA KIẾN THỨC 1 CÁCH TỐT NHẤT:
- Khi chúng ta bị sai lỗi ở những bài tập những bài kiểm tra trong lớp thì không có nghĩa chúng ta sẽ bị sai lỗi cả đời, sai lỗi cho ta thấy ta có những yếu điểm nào. Quan trọng hơn hết là phải tìm cách để khắc phục những lỗi sai đó và không phải gặp lại nó lần nào nữa để tránh những sai lầm đáng tiếc khiến ta cảm thấy hối hận.
HÃY ĐỂ VIỆC PHẠM LỖI GIÚP ĐỠ TA, KHÔNG PHẢI LÀM HẠI TA:
- Việc sai lỗi sẽ khiến ta cảm thấy khó chịu, buồn bực nhưng chúng ta phải biết chọn cách nhìn về nó. Những học sinh giỏi khi bị mắc lỗi sẽ cảm thấy phương pháp học của họ không hợp lý và liên tục thay đổi phương pháp đến khi hợp lý thì thôi.
KHÔNG CÓ THẤT BẠI, CHỈ CÓ BỎ CUỘC:
- Hãy nghĩ rằng không có thất bại, vì khi ta làm việc chăm chỉ thất bại sẽ không có thật. Thật bại sẽ thật sự xuất hiện khi ta không làm việc 1 cách chăm chỉ và liên tục rút kinh nghiệm từ những sai sót của bản thân.
BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG: NGƯỜI KHÔNG BIẾT ĐẾN THẤT BẠI.
- Hầu hết những danh nhân, hoặc những nhà kinh doanh thành đạt đều đặt chân lên đỉnh vinh quang sau khi vượt qua những thử thách to lớn có thể đánh bại đa số những người bình thường khác. Tuy nhiên, người mà cuộc đời của ông khiến tôi ngưỡng mộ nhất là người đã...
Được sinh ra trong 1 căn nhà gỗ, ba mẹ mù chữ
Không được đi học đàng hoàng
Không hề có 1 tấm gương nào để noi theo
Mất mẹ vào năm 9 tuổi
Kinh doanh phá sản năm 22 tuổi
Thất bại trong nỗ lực trở thành luật sư năm 23 tuổi
Phá sản lần 2 năm 25 tuổi
Vượt qua nỗi đau mất người thân năm 26 tuổi
Vượt qua khủng hoảng tinh thần năm 32 tuổi
Ứng cử vào Quốc hội và thất bại 37 tuổi
Thất bại trong nỗ lực trở thành Phó Tổng thống năm 47 tuổi
Thất bại trong cuộc bầu cử Thượng nghị viện năm 49 tuổi
Được bầu cử trở thành vị Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ năm 51 tuổi
Người đàn ông này là Abraham Lincoln, 1 trong những vị Tổng thống Mỹ được tôn trọng nhất. Mặc dù thất bại liên tiếp, ông vẫn tin rằng ông xứng đáng nhận được những thành công vĩ đại. Đối với ông, thất bại chỉ đơn thuần là 1 dấu hiệu ám chỉ rằng ông phải tiếp tục thay đổi cách thức hành động, làm việc chăm chỉ hơn cho đến khi ông đạt được mục tiêu to lớn nhất. Bởi thế, mỗi khi bạn phạm lỗi và nghĩ rằng đến đây là hết thì xin hãy nghĩ đến Abraham Lincoln.
CÔNG THỨC 3: TẬN DUNG TRIỆT ĐỂ CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH VÀ BÀI KIỂM TRA
- Có rất nhiều học sinh chúng ta không nhận ra được tầm quan trọng của các bài tập thực hành và kiểm tra. Những học sinh này luôn xem việc học là 1 gánh nặng. Họ không biết rằng những bài kiểm tra này là thứ định vị nơi chúng ta đang đứng, cho ta biết mình đang đứng ở con điểm thứ mấy.
- Nếu như muốn bị điểm kém thì rất dễ nhưng nếu như muốn được điểm cao thì rất khó. Để đạt được điểm cao, chúng ta phải có sự kiên định, hiểu được bài và làm tốt trong các lần kiểm tra, chắc chắn bạn sẽ làm bài thi tốt. Chúng ta phải làm 2 việc quan trọng đó chính là cố gắng làm bài kiểm tra hết sức mình à rút kinh nghiệm sau mỗi bài kiểm tra, để có thể triệt để những lỗi lầm và tận dụng nó, cải thiện bản thân.
1. CỐ GẮNG LÀM BÀI KIỂM TRA THẬT TỐT:
- Trong lúc làm bài kiểm tra, ta phải dốc hết sức mình để làm thật tốt, phát huy tối đa năng suất và dùng trí não để đưa bài kiểm tra của mình đến với điểm cao. Sau khi kiểm tra chúng ta nên xem xét lại những lỗi sai và phân tích từng thứ mới nhận biết điểm yếu thật sự và khẳng định điểm mạnh riêng mình. Có nhiều học sinh không quan tâm đến bài kiểm tra, kết quả là họ cứ liên tục bị điểm kém và cũng không biết rằng cách học của mình là đúng hay sai, thế là họ sẽ chẳng biết được mình cần phải cải thiện chỗ nào.
2. RÚT KINH NGHIỆM TỪ BÀI KIỂM TRA:
- 1 cách nữa để giúp cho bài kiểm tra và bài thi trở nên hiệu quả hơn là ta phải rút kinh nghiệm từ kết quả ta nhận được. Rút kinh nghiệm là phân tích những lỗi sai, sau đó khắc phục nó và hãy thật chắc chắn rằng sau này khi gặp lại dạng bài tương tự ta sẽ không bị mắc phải lỗi lầm đó nữa.
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH DẠNG LỖI MÀ BẢN THÂN ĐÃ PHẠM:
- Việc làm đầu tiên trước khi nhận lại bài kiểm tra, bài thi đã được chấm điểm là xác định những dạng lỗi đã phạm. Tổng cộng có 4 dạng lỗi hoặc 4 lý do tại sao ta trả lời sai câu hỏi:
Dạng 1: Không chuẩn bị bài
- Đây là dạng lỗi thông thường hay gặp nhiều nhất của học sinh trước khi làm bài kiểm tra, bài thì. Khi không ôn bài hoặc không đủ thời gian ôn, chúng ta sẽ cảm thấy bối rối lo lắng và kết quả là trả lời câu hỏi không thành.
Dạng 2: Quên bài
- Dạng lỗi này là do từ dạng 1 ảnh hưởng sang, khi bắt đầu cảm thấy hồi hộp chúng ta sẽ căng thẳng đến mức quên bài mặc dù đã ôn bài và hiểu được các bài liên quan.
Dạng 3: Không thể áp dụng kiến thức
- Dạng lỗi thứ 3 xuất hiện khi ta học bài, nhớ bài nhưng không biết cách áp dụng những gì đã học để trả lời câu hỏi. Đặc biệt là khi gặp phải dạng câu hỏi đòi hỏi ta phải suy nghĩ nhiều hơn là chỉ viết ra những gì mình nhớ.
Vd: Ta có thể đã học và ghi nhớ các công thức tính tốc độ, vận tốc và gia tốc. Tuy nhiên, bạn không thể trả lời được các câu hỏi vật lý vì nó yêu cầu ta phải áp dụng công thức theo cách mà ta không hiểu được.
- Ta cũng có thể phạm lỗi này khi chỉ đơn thuần viết ra các dữ kiện trong khi câu hỏi cần sự phân tích, so sánh điểm giống nhau, khác nhau hoặc giải thích.
Dạng 4: Bất cẩn
- Đây là dạng lỗi gây ức chế nhất cho các học sinh chúng ta khi đã học hành chăm chỉ, ghi nhớ kiến thức và biết cách áp dụng kiến thức mà vẫn bị sai. Lỗi này được xem là "lỗi ngu ngốc". Bản thân chúng ta thường chỉ phạm lỗi này trong khi làm bài thi. Khi về nhà và thử trả lời câu hỏi đó lần nữa, ta lại có thể trả lời chính xác. Lỗi này thường xảy ra trong các môn như: Vật lý, Toán học, Hóa học...
*ĐÁNH DẤU LẠI CÁC LỖI:*
- Chúng ta nên ghi các lại các lỗi đã vi phạm và đánh dấu kí hiệu cho từng lỗi đó, rồi dán nó vào tập để luôn luôn nó đến nó.
*TẠI SAO CHÚNG TA LẠI PHÂN LOẠI LỖI ?*
- Khi chúng ta phân loại từng loại lỗi ra, chúng ta sẽ biết được những lỗi nào là nghiêm trọng, lỗi nào là nhẹ và cho ta biết chính xác thực lực của mình
Ví dụ như: Giả sử bạn A và B cùng làm chung 1 bài kiểm tra, cùng thời gian cùng dạng bài và kết quả đạt được là 7đ. Có vẻ như nhìn sơ qua chúng ta thấy thực lực của A và B ngang nhau. Nhưng khi phân tích lỗi sai thì A phạm lỗi bất cẩn còn B phạm lỗi không áp dụng được công thức để suy luận bài làm. Vậy chứng tỏ thực lực của A tốt hơn B. Suy ra A chỉ cần tìm cách sửa chữa lỗi bất cẩn, còn B thì phải học nhiều thêm nữa.
BƯỚC 2: TÌM CÁCH KHẮC PHỤC LỖI
Dạng 1: Không chuẩn bị bài
- Dạng lỗi đầu tiên này rất dễ giải quyết. Nếu như ta liên tục thi rớt vì đã không học những chương cần thiết thì câu trả lời là bản thân chúng ta phải lên kế hoạch sao cho ta có đủ thời gian chuẩn bị tất cả kiến thức cho kỳ thi. Nắm được lịch thi sẽ giúp ta lên kế hoạch phân chia thời gian hợp lý.
Dạng 2: Quên bài
- Nếu lý do chính của việc không làm bài tốt là vì ta quên kiến thức nhanh chóng, đó là do ta đã sử dụng sai cách thức ghi nhớ dữ kiện.
- Một lý do khác là vì chúng ta không ôn bài đầy đủ. Để nhớ bền lâu, không bị quên bài khi căng thẳng và nhớ lại một cách nhanh chóng thì bản thân mỗi người chúng ta phải ôn lại bài ít nhất 3 lần trước kỳ thi.
Dạng 3: Không thể áp dụng kiến thức
- Nếu chúng ta phát hiện rằng ta không thể áp dụng những gì ta đã học và ghi nhớ, đó là vì ta đã không dành đủ thời gian thực tập trả lời các dạng câu hỏi có thể ra thi. Chúng ta có thể chỉ làm 1 vài câu hỏi mẫu trước kỳ thi nhưng điều đó không đủ. Chúng ta phải làm tất cả các dạng câu hỏi từ dễ đến khó.
Dạng 4: Bất cẩn
- Trước khi ta có thể giải quyết được vấn đề lỗi bất cẩn, chúng ta phải hiểu tại sao mình phạm lỗi ấy. Các lỗi bất cẩn ấy là kết quả của việc không tập trung đọc câu hỏi hoặc đưa ra câu trả lời vội vàng do thời gian có hạn trong phòng thi. Tuy vậy, vẫn có 3 cách để khắc phục vấn đề này.
1.Dành thời gian kiểm tra lại bài
Luôn luôn dành khoảng nửa tiếng để kiểm tra lại câu trả lời và chú ý đến lỗi bất cẩn mà mình hay phạm phải khi làm bài tập
2.Đọc nhép miệng câu hỏi và trả lời
Để tập trung cao độ hơn chúng ta hãy thử nhép miệng đọc câu hỏi và ghi câu trả lời
3.Thực tập trả lời hỏi nhiều hơn
Trước kỳ thi, thực tập các dạng câu hỏi có thể ra đề thi nhiều lần cho đến khi ta thông thạo các bước giải quyết vấn đề này. Trong phòng thi, ta sẽ có thể trả lời những câu hỏi này 1 cách chính xác.
CÔNG THỨC 4: CÔNG THỨC ĐỂ ĐẠT ĐIỂM TUYỆT ĐỐI
- Tất cả 3 công thức mà chúng ta đã đề cập phía trên có thể được tóm tắt thành 1 công thức tối ưu để thành công trong học tập và luôn đạt điểm tuyệt đối.
Bước đầu tiên là xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể về thành quả mà chúng ta muốn đạt được.
Xác định mục tiêu cũng không ích gì trừ khi ta đề ra 1 kế hoạch hành động ở bước 2 để đạt được mục tiêu đó.
Bước thứ 3 là phải thành động kiên định theo kế hoạch mà mình đã đề ra.
Khi bạn thành công, có 2 khả năng xảy ra:
=> Khả năng thứ nhất là ta đạt kết quả tốt đẹp và tiến lại gần mục tiêu. Ta bắt đầu đạt điểm 10 cho các bài tập và bài kiểm tra. Đây chính là mũi tên "thành công" màu xanh trong biểu đồ phía trước.
=> Khả năng thứ 2 là chúng ta có thể không đạt được kết quả như ý ngay lập tức. Chúng ta có thể vẫn chỉ nhận được các kết quả thấp hơn dự tính. Mặc dù nỗ lực rất nhiều trong môn mình muốn. Chúng ta vẫn có thể chỉ nhận kết quả yếu kém. Chúng ta không hề tiến lại gần mục tiêu chút nào. Nhiều người nghĩ đây chính là thất bại. Tuy nhiên, những gì xảy cho chúng ta không quyết định thành công của ta mà chính cách phản ứng của bản thân đối với những việc này mới quyết định thành công của mình. Có 3 cách chúng ta có thể phản ứng với những "thất bại" như thế.
Ví dụ như: Giả sử bạn A và B cùng làm chung 1 bài kiểm tra, cùng thời gian cùng dạng bài và kết quả đạt được là 7đ. Có vẻ như nhìn sơ qua chúng ta thấy thực lực của A và B ngang nhau. Nhưng khi phân tích lỗi sai thì A phạm lỗi bất cẩn còn B phạm lỗi không áp dụng được công thức để suy luận bài làm. Vậy chứng tỏ thực lực của A tốt hơn B. Suy ra A chỉ cần tìm cách sửa chữa lỗi bất cẩn, còn B thì phải học nhiều thêm nữa.
BƯỚC 2: TÌM CÁCH KHẮC PHỤC LỖI
Dạng 1: Không chuẩn bị bài
- Dạng lỗi đầu tiên này rất dễ giải quyết. Nếu như ta liên tục thi rớt vì đã không học những chương cần thiết thì câu trả lời là bản thân chúng ta phải lên kế hoạch sao cho ta có đủ thời gian chuẩn bị tất cả kiến thức cho kỳ thi. Nắm được lịch thi sẽ giúp ta lên kế hoạch phân chia thời gian hợp lý.
Dạng 2: Quên bài
- Nếu lý do chính của việc không làm bài tốt là vì ta quên kiến thức nhanh chóng, đó là do ta đã sử dụng sai cách thức ghi nhớ dữ kiện.
- Một lý do khác là vì chúng ta không ôn bài đầy đủ. Để nhớ bền lâu, không bị quên bài khi căng thẳng và nhớ lại một cách nhanh chóng thì bản thân mỗi người chúng ta phải ôn lại bài ít nhất 3 lần trước kỳ thi.
Dạng 3: Không thể áp dụng kiến thức
- Nếu chúng ta phát hiện rằng ta không thể áp dụng những gì ta đã học và ghi nhớ, đó là vì ta đã không dành đủ thời gian thực tập trả lời các dạng câu hỏi có thể ra thi. Chúng ta có thể chỉ làm 1 vài câu hỏi mẫu trước kỳ thi nhưng điều đó không đủ. Chúng ta phải làm tất cả các dạng câu hỏi từ dễ đến khó.
Dạng 4: Bất cẩn
- Trước khi ta có thể giải quyết được vấn đề lỗi bất cẩn, chúng ta phải hiểu tại sao mình phạm lỗi ấy. Các lỗi bất cẩn ấy là kết quả của việc không tập trung đọc câu hỏi hoặc đưa ra câu trả lời vội vàng do thời gian có hạn trong phòng thi. Tuy vậy, vẫn có 3 cách để khắc phục vấn đề này.
1.Dành thời gian kiểm tra lại bài
Luôn luôn dành khoảng nửa tiếng để kiểm tra lại câu trả lời và chú ý đến lỗi bất cẩn mà mình hay phạm phải khi làm bài tập
2.Đọc nhép miệng câu hỏi và trả lời
Để tập trung cao độ hơn chúng ta hãy thử nhép miệng đọc câu hỏi và ghi câu trả lời
3.Thực tập trả lời hỏi nhiều hơn
Trước kỳ thi, thực tập các dạng câu hỏi có thể ra đề thi nhiều lần cho đến khi ta thông thạo các bước giải quyết vấn đề này. Trong phòng thi, ta sẽ có thể trả lời những câu hỏi này 1 cách chính xác.
CÔNG THỨC 4: CÔNG THỨC ĐỂ ĐẠT ĐIỂM TUYỆT ĐỐI
- Tất cả 3 công thức mà chúng ta đã đề cập phía trên có thể được tóm tắt thành 1 công thức tối ưu để thành công trong học tập và luôn đạt điểm tuyệt đối.
Bước đầu tiên là xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể về thành quả mà chúng ta muốn đạt được.
Xác định mục tiêu cũng không ích gì trừ khi ta đề ra 1 kế hoạch hành động ở bước 2 để đạt được mục tiêu đó.
Bước thứ 3 là phải thành động kiên định theo kế hoạch mà mình đã đề ra.
Khi bạn thành công, có 2 khả năng xảy ra:
=> Khả năng thứ nhất là ta đạt kết quả tốt đẹp và tiến lại gần mục tiêu. Ta bắt đầu đạt điểm 10 cho các bài tập và bài kiểm tra. Đây chính là mũi tên "thành công" màu xanh trong biểu đồ phía trước.
=> Khả năng thứ 2 là chúng ta có thể không đạt được kết quả như ý ngay lập tức. Chúng ta có thể vẫn chỉ nhận được các kết quả thấp hơn dự tính. Mặc dù nỗ lực rất nhiều trong môn mình muốn. Chúng ta vẫn có thể chỉ nhận kết quả yếu kém. Chúng ta không hề tiến lại gần mục tiêu chút nào. Nhiều người nghĩ đây chính là thất bại. Tuy nhiên, những gì xảy cho chúng ta không quyết định thành công của ta mà chính cách phản ứng của bản thân đối với những việc này mới quyết định thành công của mình. Có 3 cách chúng ta có thể phản ứng với những "thất bại" như thế.
Cách phản ứng của kẻ thất bại "TÔI THẬT TỆ. VIỆC NÀY QUÁ KHÓ"
- Nhóm đầu tiên có thể phản ứng lại bằng cách bảo rằng họ đã thất bại. Họ tự nói với bản thân rằng họ thất bại vì họ không đủ khả năng hoặc vì việc này quá khó. Họ bắt đầu tìm nhiều lời biện hộ, trách móc thầy cô hoặc đổ thừa cho bài kiểm tra. Cuối cùng họ bỏ cuộc và cho rằng cố gắng thêm chỉ vô ích. Cách phản ứng này là cách phản ứng của những kẻ thất bại thật sự
Cách phản ứng của người tầm thường "TÔI ĐÃ KHÔNG CỐ GẮNG HẾT SỨC"
- Nhóm thứ 2 sẽ phản ứng bằng cách nói rằng họ thất bại là do họ không chuẩn bị bài kỹ. Kết quả là họ tiếp tục hành động nhiều hơn nữa. Họ dành nhiều thời gian và nỗ lực hơn trong việc học kỳ thi kế tiếp. Mặc dù có tiến bộ ít nhiều, họ không bao giờ đạt được kết quả tốt mà họ hướng tới. Sau 1 thời gian, họ bắt đầu cảm thấy chán nản và cũng bỏ cuộc. Chúng ta có thể thấy đó, mặc dù họ học chăm chỉ hơn, họ vẫn học theo cách học kém hiệu quả trước đó. Những phương pháp học không hiệu quả luôn mang lại cho chúng ta những kết quả tệ như nhau cho dù mình đã rất cố gắng.
Cách phản ứng của người thành công "THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP VÀ HÀNH ĐỘNG CHO ĐẾN KHI THÀNH CÔNG"
- Nhóm thứ 3 này sẽ phản ứng theo cách mà nó sẽ đưa họ đến thành công. Khi họ không đạt được mục tiêu, họ không xem đó là thất bại. Họ xem đó chỉ là 1 bài học. Họ hiểu rằng họ đạt kết quả không như ý là vì họ áp dụng phương pháp hoặc hành động không hiệu quả. Vì vậy, họ phải linh hoạt thay đổi phương pháp và hành động 1 lần nữa. Nếu họ vẫn không đạt mục tiêu, họ xem xét lại phương pháp, thay đổi nhiều hơn nữa và hành động nhiều hơn nữa. Họ liên tục thay đổi phương pháp và hành động cho đến khi họ đạt được mục tiêu. Nói cách khác, họ làm bất cứ việc gì để thành công.
Chúng ta nên biết rằng, đây là con đường mà mỗi người chúng ta phải đi. Nếu như ta nhận được những kết quả tệ hại dọc đường, hãy xem đó chỉ là những bài học. Sau đó hãy mở rộng tầm nhìn, áp dụng những phương pháp mới. Nếu như chúng ta làm được điều này, thành quả xứng đáng sẽ đợi chúng ta ở cuối chặng đường.
quá hay
Trả lờiXóako hay chut nao
Trả lờiXóa