Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Bài ca ngất ngưởng

        
 Nguyễn Công Trứ sinh 1778 mất 1858, tự là Tồn Chất, biệt hiệu là Hi Văn. Ông xuất thân trong 1 gia đình nhà nho tại làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Có thể nói từ nhỏ cho đến 1819, ông sống vất vã cơ cực, nhưng đây cũng chính là khoảng thời gian mà Nguyễn Công Trứ có cơ hội được tìm hiểu và học hỏi về thể loại ca trù ở làng Cổ Đạm, 1 làng gần làng ông. Đây cũng chính là 1 yêu tố có ảnh hưởng rất lớn đến phong cách thơ của Nguyễn Công Trứ. Thể loại ca trù hay hát ả đào là 1 thể loại mà xuất hiện ở miền Bắc Việt Nam. Nó là sự kết hợp giữa thơ với nhạc, giữa đàn với phách , để tạo nên những chất liệu mà có thể nói âm điệu của nó khá là đặc biệt. Nó phù hợp với cách thể hiện con người  tự do và phóng túng. Mà phải chăng vì thế mà Nguyễn Công Trứ đến với thể loại này 1 cách rất tự nhiên và đây cũng là 1 thể loại mà ông vận dụng rất thành công trong sáng tác của mình.
Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” ra đời vào năm 1848 lúc ông về hưu. Và đểlựa chọn thể hiện cái phong cách cũng như cái tổng kết về cuộc đời của mình, ông lựa chọn cho tác phẩm của mình đó là thể loại hát nói. Thể loại hát nói là thể loại có vần luật tự do, phóng túng. Kết hợp giữa lục bát, song nhất lục bát với kiểu nói lối của hát chèo. Thể loại này thích hợp với việc thể hiện những con người tự do . Và thông thường những nhà thơ thường mang trong mình tâm sự thì tìm đến thể loại hát nói, như 1 nơi để kí hát tâm hồn của mình, Nguyễn Công Trứ cũng không ngoại lệ. Bài thơ có âm điệu khá đặc biệt, lúc thì réo rắc lúc thì hào hứng để thể những cái nét tính cánh của tác giả trong tác phẩm.

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng.
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Đươc mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phoi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tưu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông !


Trước tiên ta tìm hiểu ý nghĩa của từ ngất ngưởng, “ngất ngưởng” trong từ điển tiếng Việt được giải thích theo nghĩa đen là từ có nghĩa ngã nghiêng, không vững chắc. Tuy nhiên, trong bài thơ này, chúng ta cần lưu ý từ “ngất ngưởng” không biểu hiện tư thế ấy, mà nó biểu hiện “phong cách sống” khác thường của tác giả.  Và 2 chữ ý cũng chính là cái từ cảm hứng cho bài thơ này. “Ngấ ngưởng” ở đây, nó thể 1 cách sống, 1 thái độ của 1 con người vươn lên trên thế tục để được sống là chính mình. Vậy thì Nguyễn Công Trứ có thái độ ngất ngưởng như thế nào, ta vào 6 câu thơ đầu, Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi làm quan.

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.


Đây là 1 bài thơ được viết bằng chữ nôm, thế nhưng nó lại được mở đầu 1 câu chữ hán trang trọng. “Dùng việc phủ định để khẳng định, mọi việc trong trời đất này là của ta”. Vào câu thơ đầu tiên, Nguyễn Công Trứ đã ý thức rất rõ cái tôi của bản thân cá nhân ông đối với nhân dân, đối với đất nước. Như vậy, ông càng khẳng định chí làm trai hơn hẳn, khẳng định vai trò của kẻ làm trai theo quan niệm phong kiến. Đây là 1 cái ý thức cái tôi cá nhân, 1 cái ý thức rất đáng trân trọng của nhà Nho Nguyễn Công Trứ. Từ cái khẳng định chí làm trai, ông đưa người đọc đi đến câu thơ tiếp theo
“Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.”
Câu thơ này khá độc đáo, bởi vì ông tự xưng tên mình “Hi Văn” và tự xưng tài “tài bộ”. Cách xưng này chính là việc thể hiện bản lĩnh cá nhân của Nguyễn Công Trứ. Vì trong thơ ca trung đại, dường như không có chỗ cho cái tôi cá nhân, dù có cái tôi nhưng nó lại bị khuất sau cái ta, như trong thơ của Nguyễn Khuyến có câu “Bác đến chơi đây, ta với ta”. Về việc Nguyễn Công Trứ dám xưng tên lại dám xưng tài, thì chắc chắn rằng ông là 1 người có tài thật sự mới dám xưng lên như thế. Mà “đã vào lồng” ý nghĩa nói lên sự trói buộc, ông cũng như bao người nhà Nho khác, học làm quan để đi thi, để khi đỗ đạt rồi thì sẽ phải cống hiến cho đất nước. Nhưng đối với ông việc làm quan là sự trói buộc, tuy thế mà ông lại có thể đem tài năng, công sức của mình để phục vụ cho nhân dân, nước nhà.
Ở 2 câu thơ này cho ta thấy, Nguyễn Công Trứ khi vào quan trường lại không chịu được 2 điều. Thứ nhất là ông không chấp nhận sự ngang hàng mà vươn hết lên trên bằng cách dám xưng tên, xưng tài của mình. Thứ 2 là khi ông vào quan trường rồi nhưng ông lại không nhập cuộc, ông không hoàn toàn hòa mình vào trong quan trường ấy. Đây chính là lí do sẽ cho chúng ta thấy đằng sau 2 câu thơ này, mach thơ sẽ thay đổi với hàng loat các câu thơ.


Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng.
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.


Đến với 4 câu thơ tiếp theo, có sự thay đổi cách ngắt nhịp, nghệ thuật liệt kê “Khi – Khi –Khi”. Có thể nói rằng 4 câu thơ này như 1 bản tổng kết về cả cái quảng đời làm quan của Nguyễn Công Trứ. Ở đây ông vừa khoe tài năng giải văn chương, tinh thao lược vừa khoe cái danh vị của mình khi “Thủ khoa”, khi “Tham tán”, khi “Tổng đốc”. Và cuộc đời của Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của 1 con người thăng giáng thất thường, có những lúc lên cao như Tổng đốc cũng có những lúc xuống thấp như 1 người lính. Nhưng khi làm quan, ông ý thức 1 điều, lúc làm quan thì không lấy đó làm vinh, lúc làm lính thì không coi đó là nhục. Lí do ông không chịu nhập cuộc khi làm quan là vì ông xem lúc làm quan chính là nơi để ông thực hiện hoài bão. Còn nữa, cách ngắt nhịp trong 4 khổ thơ này rất linh hoạt, lúc thì 3/3/4 lúc thì 3/2/3 lúc thì 3/3 lúc thì 3/4. Và cách ngắt nhiệp này thể hiện thái độ tự tin, tự hào của tác giả về bản thân mình. Không chỉ thế, với cái giọng điệu sảng khoái đó, ông đã kể cho người đọc, người nghe “Toàn chuyện lớn lao, hiển hách mà nghe như chơi”.
Vậy chốt lại ý chính của 4 câu thơ này qua nghệ thuật liệt kê, giọng điệu sảng khoái và cách ngắt nhịp biến hóa thì ngất ngưởng đối với Nguyễn Công Trứ chính là sự thể hiện tài năng, sự nghiệp của 1 con người đầy bản lĩnh, 1 con người thực sự tài giỏi và đó cũng chính là bản lĩnh đáng trân trọng của ông Hi Văn.
Như vậy tóm lại, qua lời giới thiệu đầy ngạo nghễ, Nguyễn Công Trứ đã cho ta thấy được những danh hiệu đã được đánh dấu một cuộc đời tài năng với bao nhiêu phấn đấu gian khổ, cống hiến cho đất nước. Thế là ông đã hoàn thành nhiệm vụ của 1 quân thần đối với vua cũng như của 1 người dân đối với nước, và như vậy ông hoàn toàn xứng đáng được ngất ngưởng chốn quan trường.

Tiếp theo là những đoạn thơ kể về Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi từ quan.


Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Đươc mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phoi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tưu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.


Lại 1 lần nữa, chúng ta bắt gặp được 1 câu thơ chữ hán xuất hiện đầu, Đô môn giải tổ chi niên,“. Có nghĩa là, ông đã thoát khỏi mọi ràng buộc chốn quan trường. Có thể nói, 30 năm ở chốn quan trường, Nguyễn Công Trứ đã làm được rất nhiều điều cho dân cho nước. Câu thơ chữ hán được cất lên, ông nhẹ nhàng từ giã chốn làm quan sau 30 năm để về chốn quê nhà. Đây cũng chính là cơ hội để Nguyễn Công Trứ có thể sống được cuộc đời của chính mình.
Và khi về quê “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”. ông về 1 cách đạc ngựa cho bò, đeo mo cau sau đuôi bò, bảo là che miệng thế gian chứ không về theo cách ngựa ngựa, xe xe. Qua đó ta thấy, Nguyễn Công Trứ không quan tâm đến miệng lưỡi người đời, mặc người ta cười nói, nghĩ gì về ông, ông chỉ quan tâm đến việc được sống là chính mình, sống thật với bản thân.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Từ 1 vị quan có rất nhiều cống hiến cho đất nhà, mà bây giờ lại từ bi. Cái từ bi đó cho thấy 1 chút hóm hỉnh của ông, và để rồi đi lên chùa, cái chốn thâm nghiêm nơi cửa Phật. Nguyễn Công Trứ lại Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, người mang theo đôi hầu gái, đâu phải mang theo hầu gái là điều không đúng đắn. Bởi với ông, Tiên Phật là cái điều mình thể hiện ở trong lòng chứ không phải ở bên ngoài. Dù đi đâu, làm gì, dù có khác người đi chăng nữa,với ông đó là cách mà ông thể hiện bản lĩnh đối với chính bản thân ông.
Tiếp theo những mạch cảm xúc đo, thi nhân đưa người đọc đến những vần thơ:


Khi ca, khi tưu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.


Nếu như ở những câu thơ trên, ông “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì khiến cho Bụt cũng nực người ông ngất ngưởng. Thì cũng không thể trách được con người có lỗi sống tự do, thoải mái như thế, một con người không quan trọng miệng lưỡi thế gian mà chỉ quan trọng những hành động thực tiễn của mình. Và lúc này cái cách ngắt nhịp cũng trở nên khác thường 2/2/2/2. Ở đây cách ngắt nhịp giống như tiếng trống đổ dồn, rồi nện mạnh xuống mặt trống thể hiện một cách khoáng đạt của tâm hồn. Nó thể hiện lối sống của con người muốn được sống thỏa thích theo ý của minh, không giống ai.
Cấu trúc của câu thơ “khi – không” như 1 lời buôn nhẹ của 1 lời tự hào, 1 lời tự chào của 1 con người đã sống và cống hiến 1 quãng  đời mình cho dân, cho nước. Có thể nói, âm điệu của câu thơ vang lên rất nhẹ nhàng, rất uyển chuyển mà lại còn pha 1 chút cảm hứng để cho người đọc cảm nhận được cách nghĩ, cách chơi của 1 nhà Nho Nguyễn Công Trứ ở đây dường như với ông, những cái hình thái, nghệ thuật hay những trò giải trí đó chính là những cái điều mà ông được thỏa sức vẫy vùng trong cái bản lĩnh của mình. Và cũng vì thế mà Nguyễn Công Trứ không quan tâm đến cái chuyện được mất hơn thua ở đời.


Đươc mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phoi phới ngọn đông phong.
Chúng ta có thể nói, nếu câu thơ vang lên vừa mở ra trước mắt người đọc cái không gian, thời gian của người “thái thượng” là người từ cổ đến giờ, ngọn “đông phong”  là 1 cái ngọn gió phơi phơi của mùa xuân đem đến hơi ấm, đem đến hạnh phúc. Khi đọc đến câu thơ này, người đọc lẫn người nghe vẫn có thể mỉm cười trước hình ảnh nhà Nho Nguyễn Công Trứ. Lúc này, không phải còn là 1 vị Tổng đốc oai nghiêm dẫn dắt cả đoàn quân đi ra trận mà hiện lên ở đây là 1 con người tự do, tự tại, ung dung. Không quan tâm đến việc hơn thua, chỉ xem những điều đó là cơn gió thoảng qua ngang tai. Ông chỉ quan trọng việc được sống đúng là mình, vì cuộc sống như thế mới thực sự là cuộc sống có ý nghĩa. Ông tự thấy mình có quyền được “ngất ngưởng” khi ông về hưu khi ông đã làm được nhiều việc có ích cho dân.
Với giọng thơ tự hào, sảng khoái pha chút hóm hỉnh. Đoạn thơ đã thể hiện 1 phần cứng cỏi của cuộc đời ông. Nó xuất phát từ sự tự rõ ý thức về tài năng của chính bản thân. Đó cũng chính là 1 thái độ, 1 quan niệm nhân sinh hiện đại. Đề cao ý thức cá nhân, ý thức về cái tôi phóng khoáng, là những điều hiếm thấy trong văn học trung đại.

Kế tiếp là 3 khổ thơ cuối cùng, 3 khổ thơ nói lên vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Công Trứ:


Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông !


Như chúng ta đã thấy ở những phần trước. Việc làm quan đối với Nguyễn Công Trứ là 1 cuộc chơi, 1 cuộc chơi của 1 con người có tài năng, có nhiệt huyết. Và khi về với chốn quê hương, ông cũng có 1 cuộc chơi, cuộc chơi được sống đúng là chính mình, đó là bỏ qua những lễ giáo, những dư luận của người đời. Thế nhưng, cái cốt lõi của vấn đề là ở chỗ, ở bất kì cuộc chơi nào. Cuộc chơi của 1 vị quan trong chốn quan trường hay cuộc chơi của 1 con người ở nơi quê làng thì Nguyễn Công Trứ vẫn khẳng định Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”.
Ở đây, thi nhân đã nhắc đến “Trái, Nhạc”“Hàn, Phú”. Đây là những nhân vật nổi tiếng của Trung Quốc, những con người tài năng. Và việc sử dụng điển cố, điển tích như thế, ông tự coi mình và đặt mình sánh ngang với những bậc anh tài có sự nghiệp hiển hách. Vì nếu như chúng ta dừng lại để xem thành tích cuộc đời của ông thì ông hoàn toàn có lí do để làm việc này. Chúng ta có thể thấy, dù có tự hào về đạo đức, tự hào về tài năng của bản thân mình nhưng ông vẫn Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung. Cụm từ “đạo sơ chung” có nghĩa là từ đầu cho đế cuối, dẫu là người vượt ra khuôn khổ của lễ giáo nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn là 1 nhà Nho nơi cửa Khổng sinh trình. Nghĩa là, ông vẫn ý thức rất rõ vài trò của cá nhân ông, vài trò của 1 đạo quân thần đối với nhà Vua, đối với nước. Và vì thế cho nên, dẫu trước hay sau, dẫu ngất ngưởng bao nhiêu, dẫu hóm hỉnh bao nhiêu thì ta vẫn có thể thấy được cái con người tài năng, bản lĩnh ấy vẫn luôn xứng đáng là con người có nhân cách rất đáng được trân trọng.
Và để rồi bài thơ được khép lại thật độc đáo:


Trong triều ai ngất ngưởng như ông !


1 câu thơ vang lên đỉnh đạc, hào hùng này đã thể hiện rất rõ cái ý thức việc tự hào 1 cách sâu sắc về giá trị bản thân “ông”. Chữ “ông” kết hợp với dấu chấm thang, điều đó cho ta thấy 1 lần nữa, ông khẳng định vai trò cái tôi cá nhân và đặc biệt từ “ngất ngưởng” được lặp lại. Nếu như chúng ta chú ý thì có thể thấy được từ “ngất ngưởng” được lặp lại nhiều lần trong bài thơ, kể cả nhan đề. Chứng tỏ rằng, xuyên suốt bài thơ, ông chú trọng từ “ngất ngưởng”. Qua đó, chúng ta còn có thể thấy thêm 1 điều rằng ông không chịu khom lưng, quỳ gối trước cái thế lực xã hội phong kiến.
Đối với ông, việc làm quan là mất đi sự tự do, là  “đã vào lồng”, nhưng ông vẫn làm quan vì đó là 1 điều kiện, 1 phương tiện để ông thể tài năng hoài bão vì dân, vì nước của mình mà vẫn giữ được bản lĩnh, cá tính riêng.
             Bài thơ có ý vị trào phúng. Đằng sau nụ cười là 1 thái độ, 1 quan niệm nhân sinh mang màu sắc hiện đại. Ngoài ra bài thơ còn thể hiện nhân cách cứng cỏi của 1 danh sĩ thể kỉ XVIII. Muốn thể hiện phong cách và những bản lĩnh độc đáo cần có phẩm chất trí tuệ, tài năng thực sự nhằm đạt được mục tiêu mình đề ra.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét