Tác giả của tác phẩm Vào phủ Chúa Trịnh là ông Lê Hữu Trác (1724 - 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ). Ông cũng là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở đường dạy nghề thuốc để truyền bá ý học. Cuộc đời ông phần lớn là hoạt động y học và trước tác của ông gắn với quê ngoại ở xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tỉnh. Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời đại y học Việt Nam. Tác phẩm này cũng ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc. Qua tác phẩm, còn cho người đọc nhận ra Lê Hữu Trác còn là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho văn học nước nhà.
Tác phẩm miêu tả sự việc có thật và tương đối hoàn chỉnh. Nói về sự tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa - những điều khiến cho Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Để ghi nhận lại hình ảnh xa hoa bằng đôi mắt của mình đã nhìn thấy, ông đã bèn ngâm một bài thơ để ghi nhớ việc này:
Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt,
Cả trời Nam sang nhất là đây !
Lầu từng gác vẽ tung mây,
Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào,
Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới,
Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen.
Quê mùa, cung cấm chưa quen,
Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào !
Nhìn thấy được những hình ảnh này, hình ảnh của một vị vua quyền lực có thể sai khiến được nhiều vị quan để phục vụ cho mình, ông lại không đồng tình với cảnh sống xa hoa, trang trọng này. Ông cũng không bộc lộ cảm xúc của mình một cách trực tiếp mà dửng dưng, thờ ơ trước sự quyến rũ danh lợi của vua chúa này.
Không chỉ dửng dưng, thờ ơ trước danh lợi, quyền lực ông còn có những suy nghĩ như : "Tôi nghĩ bụng: MÌnh vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường !" hay "Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia" và cả đoạn "Nhưng sợ mình không ở lâu, nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được nữa". Những câu nói, suy nghĩ này của ông đều mang ý nghĩa ẩn chứa sự mỉa mai với sự xa hoa của vua chúa, khẳng định rằng ông không phải là người hám danh hám lợi mà trái ngược lại ông rất là ghét nó, ông chỉ là một người muốn có được sự bình yên, cuộc sống ổn định và trải nghiệm những ngày sống thanh đạm trong cuộc đời mình.
Tuy vậy, ông vẫn làm việc rất là chân tình, có lương tâm, rất tận tâm cho những người mà ông chữa bệnh mặc dù ông là người thầy giỏi, có ăn học uyên bác, kiến thức sâu rộng và đầy đặn kinh nghiệm.
Tác phẩm này là tác phẩm đưa người đọc đi vào cảm nhận của chính tác giả. Bằng bút pháp ghi chép hiện khung cảnh sinh động, diễn biến sự việc một cách khéo léo, lôi cuốn người đọc nhập tâm vào tác phẩm. Ông còn không bỏ sót một chi tiết nhỏ nào để có thể tạo nên một cái thần của cảnh và việc. Nhưng đồng thời ông cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi. Hay nói cách khác là ông vừa nói lên sự sung sướng, một cuộc sống đầy quyền lực khi có danh lời nhưng ông lại chê bai nó, ông cho đó là một cuộc sống bị ràng buộc. Cuộc sống sẽ không được bình thản, con người sẽ không được yêu tự do, không thể sống giản dị khi đã có danh lợi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét