Thạch Lam
Thạch Lam ( 1910 - 1942 ) một nhà văn Việt Nam nổi tiếng, là thành viên của Tự lực văn đoàn. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Tường Vinh, sinh tại Hà Nội. Nhưng nhiều năm tháng tuổi thơ sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, sau đó về tỉnh Thái Bình. Sáng tác bao gồm truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, nhưng đặc sắc nhất vẫn là truyện ngắn. Văn của ông thường không có cốt truyện, chủ yếu truyện của ông khai thác thế giới nội tâm của nhân vật, nhưng lại giàu thâm tình, tâm trạng, lời văn bình dị mà gợi cảm.Truyện Thạch Lam thường mở ra một thế giới thầm kín bên trong con người với biết bao ảm tưởng, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế...và cũng làm động lại trong lòng người đọc nhiều dư vị.
Bức tranh phố huyện nghèo
qua truyện ngắn " Hai đứa trẻ "
Truyện ngắn Hai đứa trẻ trích từ tập Nắng trong vườn (1938). Cũng như nhiều truyện ngắn khác của ông, tác phẩm Hai đứa trẻ phản ánh cảnh đời nghèo khổ, cũng gợi lên bao nỗi xót xa, thương cảm, có lúc sắc, tinh tế đến bất ngờ.
Hai đứa trẻ nói về hai chị em Liên và An. Gia đình trước ở Hà Nội, sau chuyển về quê ở phố huyện này. Mẹ bận làm hàng xay hàng xáo, giao cho hai chị em trông coi cửa hàng xén nhỏ xíu ở gần ga. Mẹ dặn phải thức cho đến khi xe lửa đi qua, may ra còn có người ở tàu xuống ghé mua hàng. Hai chị em ngồi trên chõng trước hiên chờ. Chị ngồi nhìn quang cảnh xung quanh. Sự sống chỉ còn thu lại ở cái chõng hàng nước, một gánh phở, một gia đình nhà xẩm. Tấc cả chìm trong bóng tối mênh mông, các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách...Những nguồn ánh sáng ấy đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối. Hai chị em trông theo làn ánh sáng ấy cho đến lúc nó khuất hẳn mới đi ngủ.
Khung cảnh mở đầu là hình ảnh phố huyện lúc chiều tàn được tác giả miêu tả bằng những câu văn có nhịp điêu thong thả, chậm rãi, cùng với những âm thanh, hình ảnh báo hiêu đã hết một ngày:
" Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều ". Tác giả đã lựa chọn một buổi chiều là khoãng thời gian làm cho con người buồn chán và vô cùng cô đơn hiu hãnh. Hơn thế nữa tác giả còn miêu tả một buổi chiều thu. Tại sao tác giả lại chọn mùa thu mà không phải những mùa khác là bởi vì mùa thu luôn gợi buồn, gợi nhớ, gợi nhiều cảm xúc nhất.
Tác giả đã nói về phiên chợ tàn càng làm cho người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống nghèo khó và đau khổ ở nơi phố huyện này.
Trong cảnh ngày tàn, chợ tàn, hiện lên những kiếp người có cuộc sống nơi phố huyện tồi tàn nghèo khổ, cơ cực. Những kẻ kiếm sống ban ngày với những phiên chợ như mấy bà bán hàng về muộn, mấy đứa trẻ nhặt rác, chị em Liên. Những người kiếm sống ban đêm quanh góc chợ và sân ga như mẹ con chị Tí, bà cụ Thỉ, bác phở Siêu, gia đình bác xẩm.
Họ có chung cuộc sống tăm tối, đói nghèo, buồn chán. Tuy vậy, nhưng tâm hồn vẫn ánh lên vẽ đẹp tình người, sức sống vẫn luôn mãnh liệt, và có chung một niềm hi vọng vào một ngày mai tươi đẹp.
Vào đêm thì có mẹ con nhà chị Tí với cái gánh nước đơn sơ. Ban ngày thì hai mẹ con mò cua bắt tép, từ chập tối cho đến nửa đêm thì bán nước chè. Những hình ảnh trong truyện cho ta thấy là " Trời nhá nhem tối, thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra ; chị Tí , mẹ nó, theo sau, đội cái chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc ". Thằng con loay hoay nhóm lửa nấu nồi nước chè. Chị bán cho mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống nước chè tươi. Muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ ? Dù rằng chị đã biết trước: ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì! Câu nói này giúp người đọc hình dung tận đáy cảnh sống của mẹ con chị, đã sống cơ cực mà chị còn trông cậy vào sự rủi may.
Còn cảnh sống bí hiểm của bà cụ Thi, một bà cụ già hơi điên. Bà đến quán của chị em Liên với tiếng cười quen thuộc, mua xị rượu, khen Liên rót đầy rồi ngửa cổ uống cạn sạch, lảo đảo bước đi, lẫn vào bóng tối và tiếng cười khanh khách nhỏ dần.
bác Siêu, nhà bác bán Phở. Bác như dấu gạch nối giữa hạng người bần cùng với những người khác trong phố huyện. Những người cơ cực ở huyện nghèo này thì chỉ có mơ mới ăn được Phở. Cũng chỉ vì họ quá nghèo khổ mà thôi.
Còn gia đình của bác Xẩm thì cũng như mọi người mà thôi, công việc làm ăn sinh sống của bác không có gì khác chính là ca hát. Bác muốn hát để thời gian trôi qua mau hơn. Đôi lúc bá cũng muốn có một công việc nào đó để có thể cải thiện được hoàn cảnh nhưng mà nó xa vời lắm .
Ngồi trước cửa hàng, Liên lặng lẽ cảm nhận khung cảnh chiều quê, tuy buồn bã nhưng thân thuộc, gần gũi và cảm thông, chia sẽ với những con người sống nơi phố huyện nghèo.
Những người nơi phố huyện này, họ sinh ra và lớn lên ở đây thì không khí im lặng, sự cô đơn buồn chán này còn gì là lạ lẫm nữa. Nhưng đối với chị em Liên thì hoàn toàn khác, hai đứa trẻ cảm thấy chưa quen thuộc lắm, cũng đúng thôi vì hai đứa đâu phải người ở đây. Trước kia Liên và An sống ở Hà Nội phồn vinh, kể từ khi cha của chị em Liên thất nghiệp và chuyển về phố huyện, thì chị em Liên phải nhận thức và làm quen với nơi này.
Ngày nào Liên và An cũng ngồi trước cửa hàng, thức để chờ tàu lửa đi ngang. Dưới khung cảnh của phố huyện nghèo , Liên nhìn ra những ánh đèn nơi đây, và những người lao động ở phố huyện này, họ luôn mơ ước về một cuộc sống tươi sáng như những ánh đèn vậy.
Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam cho ta thấy về một tình cảm gắn bó quê hương, nguồn cội, tình cảm và đầy ý nghĩa. Là một buổi chiều tàn, phiên chợ tàn, những con người lao đông kím sống khổ cực nơi huyện nghèo này. Họ mang trong tim một khát khao về một ngày mai tươi đẹp, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Tui chưa làm xonggggggg ='))
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa