Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

ĐỘNG LỰC MẠNH MẼ VƯỢT QUA SỰ LƯỜI BIẾNG


VƯỢT QUA SỰ LƯỜI BIẾNG

- Đã bao nhiêu lần bạn xác định mục tiêu mà không bao giờ hoàn thành được ? Hoặc đã mấy lần bạn chỉ làm được 1 nửa số mục tiêu mà bạn đề ra, rồi sau đó lại bỏ dở nó trong lãng quên ?
Mọi người chúng ta ai cũng đều biết rằng mình nên làm các bài tập về nhà, học thuộc bài thơ, làm công việc cho kế hoạch của mình nhưng chúng ta lại không làm vậy trừ khi “nước đến chân mới nhảy”. Bản năng con người vốn có tính đình trệ, chỉ khi nào đói mới chịu đi kiếm ăn chứ không bao giờ kiếm ăn trước khi đói.

-  Và chính sự lười biếng sẽ trở thành thói quen, trở thành nguyên nhân có tác động xấu 
đến hành động lẫn suy nghĩ của chúng ta. Khi chúng ta đã lên kế hoạch nhất định cho từng mục tiêu cần làm, nhưng nếu chúng ta không hành động thì chúng ta đã thất bại ngay từ lúc bắt đầu rồi.

- Khi con người rơi vào trạng thái lười biếng, cảm giác chán nản thì trong trạng thái, cảm giác đó luôn gợi cho chúng ta sự lo sợ, nhưng sự lo sợ ấy lại không khiến chúng ta bắt tay vào làm việc. Khi này trong đầu thì vừa lo sợ, cảm giác thì lại chán nản, chứng tỏ chúng ta đã mất tự chủ và không thể làm chủ bản thân mình. Trạng thái lười biếng và cảm giác chán nản ấy cứ đùn đẩy chúng ta qua lại khiến chúng ta thêm rối não khi phải nghĩ về nó. Thế là, chúng ta từ bỏ nó, tránh né và từ bỏ luôn cả kế hoạch, mục tiêu đề ra. Để vượt qua sự lười biếng, ta phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ mình.

ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY CỦA NỖI KHỔ VÀ NIỀM VUI

- 2 động lực chính thúc đẩy chúng ta là nỗi khổ và niềm vui. Đa số học sinh luôn làm theo những gì mình thích, cảm thấy vui vẻ và tránh đi những gì mình không thích và buồn bực khi phải nghĩ về nó. Nhưng có 1 điều là tất cả học sinh dù giỏi hay kém đều biết rằng mình nên làm bài tập, công việc trước khi chơi, không nên trì hoãn đến cuối vì như thế sẽ rất mệt mỏi khi phải làm dồn việc. Vậy tại sao vẫn có học sinh trì hoãn nó đến phút cuối mặc dù biết rằng mình nên làm nó từ sớm ?
- Đơn giản là vì mỗi học sinh chúng ta luôn nghĩ rằng việc học rất khổ sở, thay vì phải chịu khổ mọi học sinh đi tìm niềm vui, chơi game, nghe nhạc, xem tivi, làm những thứ mà mình thích. Thế phải làm sao để tránh khỏi tình trạng này ?

- Thông thường, học sinh chúng ta chỉ chính thức làm việc khi biết rằng mai là hạn chót nộp bài. Làm như vậy, chúng ta sẽ chẳng nhận được gì từ việc làm đó cả, không hiểu bài, sau này gặp lại thì thêm khó khăn, suy cho cùng chỉ thêm phí sức. Nhưng tại sao chúng ta lại làm bài tập vào lúc mà không phải sớm hơn, vừa làm sớm vừa hiểu được bài, có cảm giác thoải mái khi làm xong bài, sau này gặp lại dạng cũ cũng không ngại. Lý do này sẽ cho chúng ta thấy được sự khác biệt giữa việc làm bài từ sớm và trì hoãn bài làm, chúng ta sẽ nhận thức được những hậu quả từ việc không làm bài tập đúng hạn sẽ khiến ta phải gánh chịu những điều tệ hại. Điều này sẽ tác động đến suy nghĩ và cảm giác, bắt chúng ta vào làm bài.

- Thay vì trở thành nạn nhân nhận những kết quả của nổi khổ và niềm vui làm ra. Chúng ta hãy tận dụng những động lực này và áp dụng vào việc dụng nó để thúc đẩy bản thân luôn làm việc chăm chỉ hoặc làm việc theo những gi ta muốn như kiên trì học bài, ôn bài và hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn. Chất lượng công việc của ta sẽ phụ thuộc vào việc ta găn bó với nỗi khổ hoặc niềm vui  1 cách có ý thức hay vô ý thức. Không có gì là khổ hay vui cả,  mà do chúng ta biết cách tận dụng việc đó như thế nào thôi, Những học sinh giỏi luôn biết cách gắn niềm vui vào việc học họ sẽ được điểm cao và gắn nổi khổ vào việc bị điểm kém, sau đó họ lại tiếp tục dùng nổi khổ đó làm động lực thúc đẩy bản thân học hành 1 cách nghiêm túc để biến nổi khổ đó thành niềm vui. Những học sinh này sẽ không lười biếng và luôn đạt được điểm 9-10 kèm theo những mục tiêu khác mà họ đề ra.

- Ngược lại thì những học sinh khác lại rất lười biếng và xem việc học rất cực khổ. Họ cảm thấy vui  sướng khi được làm những gì mình thích mà không phải học. Những học sinh thế này sẽ không đạt được mục tiêu tuyệt vời mà mình đã đề ra. Để vượt qua sự lười biếng, các học sinh này luôn tìm cách và cố gắng thử nhiều cách khác nữa nhưng những cách này sẽ không tác dụng lâu, chỉ sau 1 thời gian họ lại quay về nơi mình bắt đầu. Bởi vì trong tâm trí, họ luôn gắn liền nổi khổ với việc học và niềm vui với việc chơi, cứ như vậy thì họ chỉ làm việc 1 cách đối phó. Đây là lý do tại sao mà cuối cùng họ chỉ quay về nơi mình bắt đầu.

- Thế nên, nếu như bản thân chúng ta muốn thoát khỏi tình trạng này, chúng ta phải làm sao để có thể gắn liền niềm vui với việc học và nổi khổ với sự lười biếng. Một lần nữa, tôi xin được nhấn mạnh rằng chúng ta phải nên biết, niềm vui của việc học đó chính là thứ giúp ta đến gần với mục tiêu và cảm thấy thoải mái khi đã thành công, còn nổi khổ của lười biếng lại là thứ khiến ta trở thành kẻ thất bại, nhận những hậu quả đáng tiếc.

LẬP TRÌNH LẠI NÃO BỘ

- Đầu tiên ta phải xác định thứ chúng ta muốn thay đổi, từ hành động đến suy nghĩ. Ví dụ. chúng ta muốn thay đổi thói quen “nước đến chân mới nhảy” thành thói quen hành động 
tức thì.


Bước 1:

- Chúng ta nên lấy 1 tờ giấy lớn và ghi tất cả những hậu quả mà ta phải hứng chịu từ sự lười biếng. Vd: Tất cả những hậu quả khi tôi gánh chịu nếu tiếp tục giữ thói quen lười biếng này: “không hiểu bài, điểm kém, ở lại lớp, thầy cô cha mẹ chửi, bạn bè cười khinh, trở thành người không có ích cho xã hội”.


Bước 2:

- Hãy dụng trí tưởng tượng của bản thân mình để hình dung chân thật cảnh mà ta phải gánh chịu nổi khổ của sự lười biếng, càng đau đớn càng tốt. Bài tập thực hành này sẽ giúp chúng ta tạo ra cảm xúc thúc đẩy bản thân làm việc khi thấu được sự đau đớn, nổi khổ từ thói quen lười biếng.

- Kế tiếp, hãy dành thời gian 1 2 ngày ra để tưởng tượng về cuộc sống bản thân sẽ ra sao trong vòng 5 năm tới nếu ta tiếp tục thói quen lười biếng. Hãy tưởng tượng những tình huống tệ hại nhất sẽ xảy ra trong cuộc đời. Như bị bỏ rơi, xa lánh, bị làm nhục, thất nghiệp, không biết gì về đời, không ai có thể giúp được chúng ta. Hãy làm việc này thật nghiêm túc vì nó sẽ cho ta thấy những điều mà ta không tưởng.
- Sau đó là 10 năm. Vd: công việc không ổn định, phải đi phụ hồ, bốc vác, bị sai bảo, bị chửi bởi mỗi ngày và chỉ nhận được mức lương rất thấp. Sống trong căn phòng trọ hoặc là 1 người vô gia cư bị mọi người khinh bỉ, cách li như mầm bệnh.

- Sau khi đã hình dung ra được những điều tệ hại nhất đối với chúng ta rồi thì hãy suy nghĩ. Khi ta không có kiến thức ta không thể kiếm được tiền, không thể sống ổn định, tương lai cũng không có. Thì lúc này chúng ta mới thốt lên “Giá như lúc trước mình….”. Thật đáng tiếc thay, mọi thứ đã quá trễ, thế nên khi đã hình dung và thấu cảm được thì hãy lập tức hành động, đừng để sau này bản thân chúng ta phải nói “Phải chi mà…”.


Bước 3:

- Tiếp theo là chúng ta hay dùng những niềm vui, sư hạnh phúc càng nhiều càng tốt vào thói quen tốt, thói quen chăm chỉ. Cũng như bước 1, chúng ta cũng phải viết thật nhiều những kết quả tốt đẹp mà ta nhận được từ thói quen tốt.


Bước 4:

- Và cũng như bước 2, ta hãy suy nghĩ trái ngược lại những sự đau thương, mất mát mà ta phải nhận lấy từ sự lười biếng. Hãy cảm nhận rằng sau này bản thân mình sẽ được tốt nghiệp và đầu đại học với số điểm thủ khoa 29-30 điểm.

- Sau đó hãy hình dung cuộc sống 5 năm sau theo hướng tích cực nhất. Ta được 4 5 công ty mời vào làm việc ở nước ngoài, nhận được thêm nhiều học bổng giá trị khác.

- Cuối cùng là 10 năm sau, hãy hình dung rằng bản thân chúng ta đang sống ở 1 nơi sang trọng, sở hữu căn nhà tiền tỷ, có được 1 người vợ vừa xinh đẹp dễ thương vừa đảm đang, sinh được 2 đứa con trai, gái mạnh khỏe và thông minh mạnh khỏe như mình. Mọi thứ như nằm trong tầm tay.


Bước 5:

- Ở bước cuối cùng là chúng ta phải phá vỡ những thói quen lười biếng, thụ động và xây dựng, áp dụng những thói quen tốt, chăm chỉ, chủ động. Thay vì giết thời gian 1 cách vô ít thì ta nên dùng thời gian vào việc hoc tập, học bài hoặc mỗi sáng dậy sớm tập thể dục để giúp chúng ta mạnh khỏe về thể chất lẫn tinh thần.

- Con người có rất nhiều thói quen khác nhau nhưng chúng ta phải cân nhắc và loại bỏ tất cả những thói quen chặn đường ta đi đến thành công và đưa ta đến thất bại.

- Cuối cùng là chúng ta nên thực hiện việc lập lại 2 bài thực hành tưởng tượng kia ít nhất 2 
lần 1 tuần. Và làm cho đến khi chúng ta có thể lấy nó để làm động lực thúc đẩy ta làm việc mỗi khi nghĩ đến.


BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG: CATHERINE ĐÃ VƯỢT QUA SỰ LƯỜI BIẾNG BẰNG CÁCH NÀO:

Một trong những người bạn của tôi, Catherine, đã chia sẽ với tôi cách cô vượt qua sự lười biếng của mình. Catherine là học sinh giỏi nhất trong vòng 2 năm liền ở 1 trường trung học danh tiếng tại Singapore. Cô quý trọng giấc ngủ và những giờ phút nghỉ ngơi, thư giãn.
Cô luôn quan niệm rằng nếu cô cứ tiếp tục trì hoãn việc làm bài tập thì cô sẽ phải ngủ ít hơn và có ít thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hơn sau này. Chính vì thế, cô gắn liền nỗi khổ với việc lười học và niềm vui với việc học, ôn bài, làm bài ngay lập tức. Quan niệm đơn giản này đã thúc đẩy cô tận dụng tối ưu được thời gian học và vươn lên dẫn đầu trường Đại học Quốc gia Singapore.

VÀI MẸO KHÁC ĐỂ THÚC ĐẨY CHÚNG TA HÀNH ĐỘNG NGAY LẬP TỨC:


1.TỰ CAM KẾT VỚI BẢN THÂN:

- Cách tốt nhất khiến bản thân chúng ta hành động là ta phải tự cam kết với bản thân. Học sinh nào cũng muốn được điểm 10 nhưng không phải ai muốn là có được. Sư khác biệt giữa việc muốn có 1 thứ gì đó với việc đạt được thứ gì đó nó nằm ở chỗ sự “quyết tâm”. Nếu như ta muốn biến giấc mơ thành hiện thực thì ta phải hành động quyết tâm để đạt được nó chứ không chỉ đơn thuần là thích nó.

- Chúng ta nên viết 1 bản cam kết, tự ký vào tờ giấy đó, sau đó đưa cho cha mẹ người thân, bạn bè và thầy cô ký tên vào tờ cam kết rồi treo nó lên tường nơi mà chúng ta phải nhìn thấy nó mỗi ngày khi thức dậy.


2.QUẢNG BÁ VỀ BẢN CAM KẾT CỦA MÌNH:

- Việc tự cam kết với bản thân là 1 lý do để thúc đẩy bản thân làm việc, nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Bởi vì con người chúng ta luôn đưa ra mọi lời biện hộ cho việc không làm được những gì đã cam kết. Thế nên mỗi người chúng ta phải tự đi nói với người thân, cha mẹ, bạn bè và thầy cô rằng chúng ta sẽ đạt được điểm 9-10. Chỉ có làm như vậy thì ta mới quyết tâm hành động được, vì khi đã nói ra những lời lẽ như vậy rồi, bản thân ta không thể để mất đi sự danh dự, uy tín của mình được. Bởi việc đánh mất sự uy tín từ bản thân thì con người sẽ trở nên không có tiếng nói.


3,THƯỜNG XUYÊN XEM LẠI CÁC MỤC TIÊU CỦA MÌNH:

- Chúng ta phải luôn xem lại các kế hoạch, mục tiêu đã đề ra hằng ngày 1 2 lần để thấy được nguyên nhân, lý do, lợi ích. Tránh bị yếu tố khác tác động vào và đồng thời cũng kiểm tra những tiến triển của hành động mà ta đã thực hiện theo kế hoạch.


4.TỰ THƯỞNG CHO BẢN THÂN:

- Một điều quan trọng nữa là chúng ta phải biết tự thưởng cho bản thân, khi chúng ta đã thành công ở những mục tiêu, chặn đường nhỏ. Như việc đạt điểm cao hay làm tốt bài kiểm tra đột xuất.. Hãy tự thưởng cho bản thân bằng cách tận hưởng thời gian nghỉ ngơi, nghe những bản nhạc mà cho ta lấy lại được tính thân khỏe khoắn hay xem tivi, đi chơi với bạn.


- Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải tự phạt bản thân khi không làm đúng kế hoạch, không đạt được mục tiêu, bị điểm thấp trong các bài kiểm tra dù chỉ là thấp hơn 0,5đ. Hãy tự nghiêm khắc với bản thân và hành động nhanh. Bằng cách bỏ những thời gian nghỉ ngơi ra mà ôn tập, học bài, làm bài, không đi chơi hay xem chương trình yêu thích, không được làm bất kì điều gì cho đến khi kết quả trở nên tốt hơn. Ta phải tự ép mình vào 1 khuôn khổ thì mợi đạt đến mục tiêu 1 cách nhanh chóng được.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét