Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có lẽ được
sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, khi ông đã bị mù, về dạy học
và chữa bệnh cho dân ở Gia Định. Cốt truyện xoayn quanh cuộc xung đột giữa thiện
và ác, nhầm đề cao tinh thần nhân nghĩa, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả
và của nhân dân đương thời về 1 xã hội tốt đẹp. Ở đó mọi quan hệ con người đều
thấm đượm tình cảm yêu thương, nhân ái. Tác phẩm thuộc loại truyện Nôm bác học
nhưng mang nhiều tính chất dân gian, ngay từ khi mới ra đời đã được nhân dân, đặc
biệt là người dân Nam Kì, đón nhận và lưu truyền rộng rãi.
Và đoạn trích “Lẽ ghét thương” là đoạn thơ trích từ Lục
Vân Tiên, từ câu 473 đến câu 504. Kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và 5
chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu,
làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.
Ông Quán là 1 nhân vật phụ trong truyện
nhưng lại được yêu thích, ông mang dáng dấp của một nhà nho đi ở ẩn. Tính cách
nóng nảy, bộc trực, ghét kẻ tiểu nhân ích kỉ, nhỏ nhen, giàu lòng yêu thương những
con người bất hạnh.
Ông Quán cùng với nhân vật ông Ngư, ông Tiều trong tác phẩm là những người lao động nghèo khổ, nhưng họ thực chất là những nho sĩ ở ẩn giữa cuộc đời đen bạc. Tính tình bộc trực thẳng thắn, yêu ghét phân minh.
Quán rằng: “Kính sử đã từng,
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.
Hỏi thời ta phải nói ra,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.
Tiên rằng: “Trong đục chưa tường,
Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?
Quán rằng: “Ghét việc tầm phào,
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Ghét dời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngỹ bá phân vân,
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời thúc quý phân băng,
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.
Thương là thương đức thanh nhân,
Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông.
Thương thầy Nhan Tử dở dang,
Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh.
Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha.
Thương thầy Đổng Tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu, tối đày đi xa.
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mất lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”.
Tình thương chính là điểm tựa, là động lực
tinh thần để nhà thơ lên tiếng phê phán những bọn xấu xa, những kẻ độc ác. Sở
dĩ ông Quán ghét cay ghét đắng những chuyện tầm phào, những
cái đa đoan, những cái dối trá, những trò mê dâm là
vì chúng làm rối dân, làm dân luống chịu lầm than muôn phần. Mỗi
lần nhắc đến một đối tượng đáng ghét, đáng lên án ấy sẽ là một lần tác giả thêm
một câu bình luận về tội ác của chúng gây cho dân lành:
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hoang
Ghét đời U, Lệ đa đoan
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần…
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hoang
Ghét đời U, Lệ đa đoan
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần…
Và trong 10 câu thơ nói về lẽ ghét thì có tới
bốn câu thơ nói về cung bậc, mức độ khác nhau trong nỗi khổ mà dân lành phải
gánh chịu:
- Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hoang.
- Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
- Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
- Sớm đầu tối đánh lằng nhằng dối dân.
- Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
- Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
- Sớm đầu tối đánh lằng nhằng dối dân.
Nếu như những câu thơ nói về lẽ ghét thương thể hiện nỗi kinh bỉ, tức giận thì đến những câu thơ này giọng thơ đột ngột chậm thể hiện sự thông cảm, chia sẻ của nhà thơ đối với nhân dân.
Để giãi bày những lời tâm huyết về nỗi ghét
này được sâu đậm, Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng nghệ thuật điệp từ. Chỉ có 10
câu thơ đầu tác giả đã sử dụng tới 8 từ ghét. Riêng câu thơthứ hai đã có tới 3
từ:
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
“Cay , đắng” là những từ dùng để chỉ mùi vị, ở đây
cay, đắng không phải dùng như một sự lạ hoá ngôn từ, mà nó
dùng để diễn tả độ sâu tăng dần của cái ghét. Sự kết hợp của các điệp từ ghét với
sự tăng cấp về mức độ, nhà thơ đã hé mở cho độc giả biết cái ghét, đối tượng bị
ông Quán ghét không chỉ thuộc phạm vi một thời đại nào mà nó có trong mọi thời
đại.
Vì thế những điều ông Quán ghét thể hiện rằng
ông là một người chính nghĩa luôn biết lo cho dân cho
nước mở đầu bài ông đã nêu lên quan điểm ghét thương của mình, ông rất ghét những
chuyện vu vơ tầm phào không có lợi ích cho dân cho nước, một người phục vụ cho
sự nghiệp của dân tộc luôn lấy tinh thần trọng nghia là chính. Hàng loạt những
câu thơ tiếp theo ông đã nói về nổi ghét của mình để cho dân chúng lầm than xa
chân lỡ bước, để dân nhọc nhằn, những lời ghét của ông đã bộc lộ một chế độ cai
trị thối nát, ăn chơi, vô độ hoang dâm tà, không lo gì tới lợi ích của nhân
dân. Nguyễn Đình Chiểu là một người rất chính trực ông đã nêu rõ quan điểm của
mình, phê phán bọn cai trị thối tha, để khiến dân thường phải chịu những đau khổ,
những điều mà ông Quán ghét đó là những gì ảnh hưởng tới lợi ích của nhân dân.
Đối lập với nỗi ghét, lòng căm thù là tình
thương. Ông Quán đã tự bạch về tình thương của mình trong mười sáu câu thơ. Chỉ
mười sáu câu thơ nhưng nó làm hiển hiện cả cõi lòng của một con người, thể hiện
một cách sâu sắc sự cảm thông, xót xa của ông Quán đối với những bậc hiền nhân
quân tử, kiểu mẫu của đạo Nho, muốn hành đạo giúp vua, cứu dân nhưng không
thành.
Người được nhắc đến đầu tiên trong đoạn thơ nói
về tình thương là Khổng Tử, người đã gặp rất nhiều gian lao vất vả khi truyền
đạo:
Thương
là thương đức thánh nhân
Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông.
Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông.
Ông thương đến cả người chết yểu mà công danh
chưa đạt:
Thương
thầy Nhan Tử dở dang
Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh
Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh
Ông lại thương cả những người không gặp vận
may, những ông quan thanh liêm không gặp thời…
Thương
ông Gia Cát tài lành
Gặp cơn Hán mạt đã đành phôi pha…
…Thương thầy Liêm, Lạc đã xa
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Gặp cơn Hán mạt đã đành phôi pha…
…Thương thầy Liêm, Lạc đã xa
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Nếu như ở mười câu đầu Nguyễn Đình Chiểu để
cho nhân vật nói lên lòng căm thù bọn người hại dân để nói lên lòng thương dân,
thì ở đoạn sau tác giả lại cho nhân vật bộc lộ trực tiếp lòng thương đối với
những người có tài cao chí lớn, muốn phò vua giúp đời mà gặp phải bất hạnh nên
nguyện vọng cứu dân không thực hiện được. Và để thể hiện ông thương cho dân chúng lầm than, ông thương những bậc hiền
tài luôn phải chịu những lận đận ví dụ như Gia Cát Lượng tài trí nhưng không gặp
thời vận, Đào Uyên Minh không chịu luồn cúi quan trên lùi về ở ẩn, Nguyễn Trãi
cũng như vậy… toàn những người có đức và có tài những đều gặp những đau thương,
ông quan thương cho những nhân vật đó, và chính bản thân ông cũng muốn phụng sự
cho đất nước rất nhiều những gặp bất hạnh ông đã bị mù và phải lui về dạy học,
những người tài chí phải chịu những bất hạnh chua được đóng góp công sức của
mình nhiều cho đất nước đây là một mong ước rất chính đáng của những người
chính nghĩa.
Trích đoạn “Lẽ
ghét thương” tuy không dài nhưng được tác giả tổ chức sắp xếp
khá chặt chẽ, mạch lạc. Sự kết hợp giữa việc sử dụng điệp từ ghét, thương với
nghệ thuật bố cục chặt chẽ không chỉ tạo được sự rõ ràng trong ý thơ mà còn tạo
cho đoạn thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm vừa thống thiết, một nét đặc trưng
của điệu thơ trữ tình Nguyễn Đình Chiểu.
Tác giả đã sử dụng hàng
loạt những điển tích điển cố nhằm nêu cao tinh thần vì dân vì nước những lời lẽ
rất rõ dàng và đầy cảm xúc, những câu thơ nói về nỗi ghét thì mang đầy cảm xúc
căm giận, những câu thơ về lẽ thương thì cảm xúc lại dạt dào và đầy cảm xúc.
Tác giả dã rất thành
công trong việc sử dụng biện pháp đối trong câu nó làm tăng thêm giá trị nghệ
thuật cho tác phẩm. Ngôn ngữ mà tác giả sử dụng mang đầy cảm xúc một con người
chính nghĩa không trực tiếp đấu tranh để bảo vệ cho nhân dân nhưng những lời
văn của ông có giá trị tố cáo sâu sắc. Ngôn từ mộc mạc không trau chuốt gần gũi
với nhân dân, lời nói và ngôn ngữ trong văn của ông thấm đậm chất dân tộc.
Như vậy thông qua nhân vật ông Quán, Nguyễn
Đình Chiểu đã gửi gắm những lời tâm huyết về nỗi ghét thương. Nó không chỉ thể
hiện một tâm hồn giàu tình yêu thương mà còn thể hiện một tinh thần nhân bản
sâu sắc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét