Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1)

- Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 mất năm 1888, tự Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. Ông sinh ra ở làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, nay là Tp.HCM. Quê cha ở Thừa Thiên – Huế, quê mẹ ở Gia Định. Và ông xuất thân trong 1 gia đình nhà Nho, cha của ông tên là Nguyễn Đình Huy, mẹ của ông là Trương Thị Thiệt (vợ thứ).  Cũng vì được sinh ra trong 1 gia đình nhà Nho, cho nên Nguyễn Đình Chiểu sớm được hưởng nền giáo dục Nho học, bản thân ông đã được cha mẹ giáo dục cho 1 lối sống nhân nghĩa yêu chuộng những con người kém may mắn hơn mình. Và cũng do ông đã trải qua nhiều biến cố đó sẽ có những ảnh hưởng lớn đến sáng tác thơ, văn của ông.

- 1843, ông thi đỗ tú tài và cũng chính trong thời điểm này ông được 1 nhà họ Võ hứa hôn
1846 ra Huế để học nhưng phải bỏ đi để về quê chịu tang mẹ. Trên đường đi về nhà, do quá thương mẹ mình mà khóc, thêm thời tiết nắng gió với bản thân ông không có được sức khỏe tốt nên ông đã bị mù. Sau đó ông trở về quê, ông mở lớp dạy học, bốc thuốc cho dân nghèo, được nhân dân gọi với cái tên thân mật đó là cụ Đồ Chiểu.

- Cứ như thế, nỗi đau cộng dồn lại, những nỗi đau mất mẹ, nỗi đau do bị nhà họ Võ từ hôn, nỗi đau bị mù tưởng chừng như đã gục ngã. Thế nhưng với ý chí và nghị lực, ông đã vượt lên hoàn cảnh, trở thành con người có tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Tiếp đến là năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, đến 1859 thực dân Pháp tấn công vào Gia Định. Lúc này không chỉ có Nguyễn Đình Chiểu mà còn có những người dân khác phải chịu chung biến cố này. Cũng chính lúc này, bọn thực dân pháp ra sức dụ dỗ Nguyễn Đình Chiểu trở thành tay sai cho chúng, nhưng ông khảng khái khước từ, giữ trọn thủy chung với dân với nước đến hơi thở cuối cùng. Không chỉ thế, ông còn dùng ngòi bút của mình để chống lại quân xâm lược, góp phần trong cuộc đấu tranh chống lại bọn pháp.

- 3/7/1888 thì Nguyễn Đình Chiểu đã mất tại Đa Tri, Bến Tre. Có thể nói, sự ra đi của Nguyễn Đình Chiểu là 1 sự mất mát lớn đối với lịch sử và đối với nhân dân. Bởi vì đó là sự ra đi của 1 con người suốt đời hết lòng cống hiến cho dân cho nước, 1 con người viết văn để mà trở đạo, để sửa đời và để dạy người.

- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là 1 tấm gương sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí về lòng yêu nước, thương dân và có thái  độ bất khuất trước kẻ thù.

- Đến với những sáng tác của ông, sáng tác của ông có thể được chia ra làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Trước khi thực dân Pháp xâm lược (Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, dùng để truyền bá đạo lí làm người).

Giai đoạn 2: Sau khi thực dân Pháp xâm lược (Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định,…dùng để thể hiện tinh thần yêu nước và chống Pháp).

Nghệ thuật thơ văn: Bút pháp trữ tình, ngôn ngữ hình ảnh nhân vật mang đậm sắc thái Nam Bộ, lời nói nhân vật mộc mạc, bình dị và có 1 tâm hồn nồng nhiệt.
Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét