Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở xã Huỳnh Hải, huyện Huỳnh Lưu, ông tham gia vào bộ đội và chiến đấu ở hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ đồng thời cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam. Là người mở đường cho công cuộc đổi mới văn học, những tác phẩm chính của ông: Cửa Sông (1967), Dấu chân người lính (năm 1972), Từ giả tuổi thơ (1974),...được ông sáng tác rất thành công. Trong đó tác phẩm tiêu biểu nhất của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc và là một trong số tác phẩm xuất sắc nhất " Chiếc thuyền ngoài xa"
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa kể về chuyến đi công tác của nhiếp ảnh Phùng theo yêu cầu của trưởng phòng để có những tấm ảnh biển đẹp sương mù. Phùng đã chọn vùng điểm đến là miền trung, chiến trường nơi anh từng chiến đấu. Đã mấy buổi sáng anh chưa từng chụp được bức ảnh nào.Sau một tuần lễ Phùng đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp về chiếc thuyền ngoài xa như là một bức tranh mực tàu của một doanh hoạ thời cổ .
Nhưng trong phút ấy, anh tưởng mình vừa khám phá ra cái chân lí của bức ảnh đó ,khám phá cái khoảnh khắc trong tâm hồn. Anh bâng khuâng khi phát hiện sự thực của cuộc sống bên trong bức ảnh tuyệt mĩ của anh. bước ra là một người đàn bà mệt mỏi, cam chịu và một lão đàn ông dữ dằn và độc ác coi việc đánh vợ như là cách để giải toả những uất ức. Tác giả đã dành khá nhiều chi tiết để làm nổi bật vẻ cam chịu của người đàn bà từ khuôn mặt đến cặp mắt nhìn xuống chân. đôi mắt ấy chứng tỏ chủ nhân mình không được tôn trọng, phải thường xuyên sống sự đe doạ , hoành hành. Phùng từng là người lính cầm súng chiến đấu để đem lại cuộc sống yên bình. Nhưng hiện thực cuộc sống vẫn còn những góc khuất. Đặc biệt là câu chuyện của người đàn bà này. Tác giả đã chọn được một tình huống hết sức đắt giá và có ý nghĩa, tình huống ấy chứa đựng nhiều mâu thuẫn và nghịch lí. Đứng trước quý toà bà vẫn cương quyết gắn bó với lão đàn ông ấy. Người đàn bà làng chài không tên, một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu ,bao dung.giàu đức hi sinh, vì con mà có thể chấp nhận nhịn nhục, hành hạ.
Về đàn ông này trước đó ông là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành, nay là một người mang đầy tội ác .Ông ta vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ ,vừa là thủ phạm gây nên đau khổ chính người thân của mình. Những người nghệ sĩ như Phùng, nhà quản lí xã hội để làm gì để cuộc sống bớt đi những mãnh đời như vậy ?
Cốt truyện của tác phẩm rất sáng tạo độc đáo. Người kể là sự hoá thân của tác giả vào nhân vật để tạo ra một điểm nhiều trần thuật, sắc sảo.
Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" thể hiện một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận của cuộc sống và con người. Mỗi người trên cõi đời ,nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản , sơ lược nhìn nhận cuộc sống và con người. Cần một cách nhìn nhiều chiều phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Có thể khẳng định :Nguyễn Minh châu là một nhà văn đầu tiên của thời đại mới. Dũng cảm thể hiện những góc khuất của cuộc đời ngay trong xã hội tốt đẹp của chúng ta
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét