Tăng tốc về đích
Tăng tốc về
đích ở đây nghĩ là gì ? Trước hết chúng ta sẽ nói về vấn đề việc học. Mỗi học
sinh muốn đạt điểm cao mà vẫn cảm thấy thoải mái trong khi học thì đều phải có
chiến thuật hợp lí. Ví dụ như:
1. Đầu
tiên là xuất phát an toàn.
2. Sau
đó là chạy bền.
3. Cuối
cùng là tăng tốc chạy nhanh về đích.
- Đây chính
là chiến thuật học, muốn đạt điểm cao thì phải có chiến thuật này. Nếu như
chúng ta thiếu 1 trong 3 bước của chiến thuật này chúng ta sẽ không hoàn thành
được mục tiêu đặt ra. Bởi vì, bước 1 là chúng ta phải chuẩn bị tinh thần, kế hoạch,
mục tiêu, thời gian biểu,...v…v…Để việc học được bắt đầu 1 cách ổn định. Bước 2
là chúng ta phải học thật kĩ những kiến thức mỗi ngày, có Sơ Đồ Tư Duy và
nghiêm khắc với bản thân trong việc học. Bước cuối cùng là bước mà chúng ta phải
tăng tốc, đẩy việc học lên đầu, hoàn thành các bài tập trước rồi mới được nghĩ
đến việc khác.
- Sau đây sẽ
là 1 vài vấn đề tôi muốn chia sẽ cho bạn về việc học cuối kì và những điều cần
lưu ý
I> KHI
NGÀY THI CÀNG ĐẾN GẦN
- Khi ngày thi càng đến gần, chúng ta sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn tăng tốc để về đích. Đến lúc này, bạn chắc hẳn đã chuẩn bị đầy đủ tất cả bài vở, tổng hợp được một danh sách những dạng câu hỏi ứng dụng khác nhau và biết
cách khắc phục chúng. Bạn phải hoàn tất các bài tập, làm được
nhiều dạng đề khác nhau mà thầy cô đã phát trên trường và phải phân tích từng
lỗi sai của mình để tránh tình trạng gặp lại mà không làm được.
II>
MỤC TIÊU CỦA BẠN LÀ ĐẠT ĐƯỢC NĂNG LỰC TIỀM THỨC
- Làm thế nào mà có những học sinh hoàn thành bài thi sớm nhưng vẫn đạt điểm 10, trong khi những học sinh khác lại làm bài không kịp, thậm
chí còn bị điểm kém ?
- Câu trả lời nằm ở sự khác biệt về năng lực của hai nhóm học sinh này. Những học sinh luôn thiếu thời gian làm bài thi thường chỉ học đến giai đoạn hiểu bài, nhưng lại chưa thành thạo về chủ đề đó. Và khi vào thi, họ vẫn phải cần thời gian để suy nghĩ và phân tích câu hỏi trước khi trả lờ
để chắc chắn về câu hỏi mình làm. Nói ngắn gọn, họ chỉ mới đạt được đẳng cấp năng lực ý thức.
- Mặt khác, những
học sinh xuất sắc thì họ lại học để đạt được một đẳng cấp cao hơn. Đó là đẳng cấp năng lực tiềm thức. Họ ôn đi ôn lại kiến thức, làm đi làm lai những bài tập khác nhau, hoàn thành nhiều câu hỏi liên tục cho đến khi bước vào phòng thi, họ có thể trả lời câu hỏi theo bản năng mà không cần phải động não quá nhiều để phân tích.
- Nếu như bạn đã nhận ra được
sức mạnh của tim thức rồi thì bạn phải làm việc liên tục để bạn có thể trả lời
những câu hỏi đó trong tiềm thức, cho dù đó là những câu hỏi khó đi nữa. Vậy
thì làm thế nào để trở nên được như vậy, những nguyên nhân nào, yếu tố náo sẽ
giúp bạn đạt được mục tiêu trả lời câu hỏi trong tìm thức đó.
III> NHỮNG THỨ SẼ GIÚP BẠN ĐẠT
ĐƯỢC MỤC TIÊU TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG TIỀM THỨC:
1. TẠO RA MỘT MÔI TRƯỜNG HỌC TỐI ƯU
- Tại
sao phải tạo ra một môi trường học tối ưu ? Vì môi trường tối ưu sẽ là nơi sẽ
giúp bạn phát huy tốt đa năng suất cho việc học. Bạn nên chọn việc học tại một nơi nhất định để tâm trí bạn có được thói quen làm việc bất cứ lúc nào khi bạn ở đó. Vì thế bạn nên chọn chỗ học có những đặc điểm sau đây:
2. PHẢI CÓ ĐÈN SÁNG
- Nếu
như học ở những nơi thiếu ánh sáng sẽ khiến chúng ta thấy mỏi mắt và tốn sức
nhiều hơn là học ở nơi có ánh sáng. Nhưng cũng phải chọn loại đèn sáng hợp lí, tốt nhất là đèn vàng. Lý do là vì bóng đèn huỳnh quang (ánh sáng trắng) rất chói và dễ làm bạn nhức đầu.
3 .KIỂM TRA NHIỆT ĐỘ
- Bạn có bao giờ thắc mắc tại
sao trên lớp lại dễ ngủ hơn ở nhà ? Đó
là vì ở các trường học có những phòng học nằm ngay hướng gió thổi vào, khiến
cho bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu như đang đi hóng gió vậy.Thế nên, việc lưu
đến nhiệt độ cũng rất quan trọng. Nhiệt độ quá cao sẽ khiến bạn buồn ngủ. Vì vậy nhiệt độ thấp hơn sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn. Nhiệt độ tối ưu cho não bộ là 190C.
4. TRÁNH NHỮNG THỨ LÀM BẠN MẤT TẬP TRUNG
- Bạn
nên nhớ rằng con người rất dễ bị chi phối bởi nhiều thứ khác nhau. Nếu như
không có thể tập trung cao độ được thì tốt nhất bạn nên tránh xa, né những thứ
khiến bạn mất tập trung như tivi, game, lời mời đi chơi, truyện tranh..v..v…
5. ĐỪNG THAM ĂN QUÁ MỨC
- Con người sẽ
trở nên mất tập trung hơn, thậm chí là không thể tập trung mà chỉ muốn ngủ vì cơ thể nhận quá nhiều đồ ăn.
Thế nên đừng ăn quá mức trước giờ học. Việc này thường khiến bạn buồn ngủ vì năng lượng và máu của bạn đều tập trung cho hệ thống tiêu hóa thay vì não. Nên tránh ăn những
thứ như thịt bò,…đường hoặc bột trắng (bánh ngọt,…) trước khi học vì những loại thức ăn này làm giảm khả năng lưu trữ thông tin của não bộ.
6. BẬT NHẠC KHÔNG LỜI
- Bật nhạc không lời vào bất cứ khi nào bạn học. Việc nghe nhạc có tác dụng hỗ trợ cho sức mạnh não bộ. Loại nhạc tốt nhất cho việc học là loại nhạc Ba-rốc (Baroque) vì loại nhạc này duy trì nhịp điệu sáu nhịp một phút giúp tâm trí bạn thư giãn để học.
7. HỌC RIÊNG HAY HỌC NHÓM?
- Học riêng tốt hơn hay học nhóm tốt hơn? Việc
này là tùy mỗi người, tùy bạn. Học nhóm giúp bạn tổng hợp được năng lực và kiến thức của cả nhóm. Nhưng bạn phải biết chọn người để học chung, chọn người học có thể cho bạn cảm xúc
phấn chấn, hăng hái và tập trung hơn khi học. Cho nên, bạn hãy tìm những học sinh có năng lực và kỷ luật cao hơn bạn. Bằng cách này, bạn sẽ nhận được ảnh hưởng tốt hơn.
- Việc học riêng cũng sẽ bảo đảm đem lại sự tập trung cao nhất, nhưng điều này cũng có nghĩa là bạn không thể chia sẻ hoặc so sánh bài tập với những học sinh khác. Và nếu như bạn là người dễ bị chi phối, dễ bị tác
động bởi nhiều thứ khiến bạn mất tập trung khi học lâu thì việc học riêng sẽ
khiến mọi thứ trở nên tồi tệ.
- Tốt nhất là bạn nên kết hợp cả hai vì cái nào cũng có cái lợi riêng. Thỉnh thoảng sắp xếp việc học nhóm.
IV>
LÊN KẾ HOẠCH HỌC TỪ SỚM
- Trước kỳ thi, hãy vẽ ra một thời gian biểu chi tiết để sắp xếp những gì bạn cần học mỗi ngày cho đến ngày bạn bắt đầu thi môn đầu tiên. Việc này sẽ bảo đảm bạn có đủ thời gian học hết tất cả các môn học cần thiết trước khi thi.
1. BẠN NÊN CHUẨN BỊ THI SỚM CỠ NÀO?
- Thay
vì còn 2 tháng nữa mới thi thì bạn nên sắp xếp thời gian biểu đi ngược bắt đầu từ ngày thi môn đầu tiên của bạn. Bạn phải tính toán lượng thời gian quan trọng
cần để hoàn tất việc ôn lại tất cả các môn học một cách hiệu quả
nhất. Hãy cố gắng dành ra năm ngày dự phòng trong trường hợp bạn có việc khẩn cấp khác. Nhưng bạn cũng phải suy nghĩ theo 1 hướng khác là năm ngày dự phòng đó không tồn tại, nếu không bạn sẽ dễ bị sự trì hoãn cám dỗ trong năm ngày đó và sẽ quên đi một nữa kiến thức, bài học đã học
V> MỖI MÔN HỌC CẦN BAO NHIÊU THỜI GIAN?
- Vì mỗi người có cách phân chia thời gian cho mỗi môn học khác nhau. Và nếu
như bạn không tự tin
rằng việc chia thời gian học của mình có đem lại hiệu quả tốt hay không thì bạn
có
thể làm theo hướng dẫn sau đây.
1. TRẢI DÀI VIỆC ÔN BÀI CHO MỖI MÔN HỌC
- Thay vì nhồi nhét ôn một môn cụ thể như địa lý trong vài ngày liên tiếp, tốt hơn là bạn nên chỉ ôn một hoặc hai chương mỗi ngày trong một thời gian dài như 10 ngày. Trải dài việc ôn tập cho một môn học giúp tâm trí bạn có thời gian ghi nhớ chắc chắn hơn, cũng như sắp xếp lại những thông tin đã ôn, trước khi tiếp tục ôn những thông tin khác của cùng môn học đó.
2. LÊN
KẾ HOẠCH CHO CÁC LẦN HỌC MỖI NGÀY
- Xin nhớ rằng để đạt được nhiều đỉnh điểm gợi nhớ thông tin nhất, bạn nên luôn luôn lên kế hoạch cho mỗi lần học dài tối đa hai giờ đồng hồ.
- Sau mỗi lần học, thư giãn ít nhất nửa tiếng trước khi bắt đầu lần học tiếp theo. Mỗi lần học của bạn nên được chia thành bốn giai đoạn nhỏ dài khoảng 25 phút mỗi giai đoạn. Luôn luôn nghỉ ngơi giữa các giai đoạn từ hai đến năm phút. Trong lúc nghỉ ngơi, tâm trí bạn nên thư giãn càng nhiều càng tốt.
3. LÊN
KẾ HOẠCH CHO LẦN ÔN BÀI THỨ BA VÀ THỨ TƯ
- Xin nhớ rằng để giữ tâm trí bạn trong trạng thái tốt nhất, bạn phải ôn lại những gì đã học sau 10 phút, sau 24 giờ, sau một tuần và một tháng. Hai lần ôn bài đầu tiên (sau 10
phút đầu và sau 24 giờ) đã được tiến hành ngay khi bạn đang học trong học kỳ. Cho nên, bạn chỉ cần sắp xếp thêm các giờ học cho đợt ôn bài thứ ba và thứ tư với từng môn học. Tôi đề nghị đợt ôn bài lần thứ tư của từng môn học nên rơi đúng vào một ngày trước khi thi môn đó.
VI>
CÁCH HỌC TRONG MỖI LẦN
- Trong mỗi lần ôn, bạn nên làm những việc sau đây:
1. ÔN
LẠI BÀI NGÀY HÔM TRƯỚC
- Lý tưởng nhất là bạn nên tự kiểm tra lại trong tâm trí toàn bộ Sơ Đồ Tư Duy của chương sách bạn đã ôn lần trước mà không cần nhìn lại bài. Bạn cũng phải ôn lại các câu hỏi ứng dụng và bài tập trong chương cụ thể đó.
2. GHI
NHỚ THÔNG TIN
- Về chương mà bạn chuẩn bị ôn, bạn nên xem lại toàn bộ các Sơ Đồ Tư Duy một cách chi tiết, sau đó sử dụng các hệ thống ghi nhớ như Hệ Thống Liên Kết và Hệ Thống Số để đảm bảo bạn ghi nhớ 100% các ý chính. Bạn nên lặp đi lặp lại cho đến khi bạn có thể nhẩm được Sơ Đồ Tư Duy trong tâm trí và thuộc từng chi tiết.
3. THỰC TẬP CÁC CÂU HỎI ỨNG DỤNG
- Bên cạnh việc ghi nhớ tất cả thông tin, bạn phải thực tập tất cả câu hỏi ứng dụng khác nhau liên quan đến chương đó. Sau đó,
bạn nên kiểm tra lại để bảo đảm rằng bạn đã áp dụng đúng các bước giải quyết vấn đề của từng dạng câu hỏi và tìm được câu trả lời chính xác. Mặc dù bạn có thể đã biết được câu trả lời, bạn vẫn nên thực tập lại câu hỏi đó. Bằng việc thực tập lại các câu hỏi, bạn sẽ nâng cao khả năng của mình lên đẳng cấp năng lực tiềm thức.
4. TỔNG ÔN LẠI KIẾN THỨC TRONG NGÀY
- Việc này sẽ không đòi hỏi bạn quá nửa tiếng.
VII>
THỜI GIAN BIỂU HỌC TẬP
- Dưới đây là ví dụ minh họa về cách tạo một thời gian biểu học tập cho riêng bạn. Trong ví dụ minh họa này, tôi sẽ giả sử rằng bạn phải thi các môn học dưới đây.
Môn
học
|
Số chương
|
Ngày
thi
|
Toán
Địa lí
Lịch sử
Vật lí
Hóa học
Văn học
|
10
12
10
12
10
12
|
18 tháng 11
20 tháng 11
22 tháng 11
24 tháng 11
26 tháng 11
28 tháng 11
|
- Cụ thể là bạn nên ghi chú những điểm sau đây trong việc lên thời gian biểu:
- Năm ngày dự phòng (13-17 tháng 11) được dành cho các việc khẩn cấp khác.
- Chúng ta bắt đầu lập thời gian biểu bắt đầu từ ngày ôn thi cuối cùng. Ngày này là ngày trước khi bước vào giai đoạn dự phòng.
- Đợt ôn bài cuối cùng, thường là lần thứ tư, được thực hiện vào một ngày trước khi thi mỗi môn. Ví dụ, đợt ôn bài môn sử cuối cùng là vào ngày 21 tháng 11, ngày trước khi thi môn sử.
- Nên tổng hợp nhiều môn học trong một ngày ôn.
- Trước khi bắt đầu một ngày học, nên ôn lại những gì đã ôn trong ngày hôm trước. Việc này được đánh dấu bằng hoa thị *
- Sau một tuần, nên tổng ôn lại những gì đã ôn trong tuần trước.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét