Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)

I>Tác giả

- Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960)
- Ông là nhà viết kịch nổi tiếng Việt Nam
-Sinh ra trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh nay thuộc huyện Đông Anh Hà Nội
- Năm 1930 ông tham gia hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng
- Nguyễn Huy Tưởng tham gia tạp chí tiên phong của văn hóa cứu quốc
- Năm 1996 ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật
- Sự nghiệp
- Các tác phẩm chính: tiểu thuyết gồm: đêm hội long trì, an tư công chúa, truyện anh lục, bốn năm sau…kịch: bắc sơn, Vũ như tô, Anh Sơ đầu quân, cột đồng mã viện..


II> Tác phẩm
Nội dung:
- Kể về một người nghệ sĩ muốn tận dụng hết công sức của mình để tạo nên một kiệt tác nghệ thuật cho đời. Đó là vũ Như Tô. Tuy nhiên ông lại không phân biệt được làm nghệ thuật phải gắn liền với đời sống con người. Ông được Lê Tương Dực một vị vua khét tiếng ăn chơi đề nghị Cửu Trùng Đài để đó làm nơi cho hắn ăn chơi thỏa thích. Ban đầu Vũ Như Tô không chịu nhưng về sau khi nghe lời Đan Thiềm Vũ Như Tô chấp nhận xây dựng. Tuy nhiên ông không biết rằng để xây được Cửu Trùng Đài thì mất biết bao nhiêu máu và mồ hôi thậm chí là tính mạng của người dân. Cho đến khi cuối cùng mọi chuyện gần kết thúc Vũ Như Tô vẫn không nhận ra điều đó, vẫn nghĩ rằng điều mình làm vì nghệ thuật là đúng nên rơi vào bi kịch là cái chết bi thương.




Câu 1:

 Mâu thuẫn thứ nhất
- Đó là mâu thuẫn giữa những tên bạo chúa quan lại tham ô ăn chơi xa đọa không để ý đến chiều chính và lo cho quyền lợi chính đáng của nhân dân với tầng lớp nhân dân cơ cực

- Việc đẩy đến mâu thuẫn là chúng lợi dụng sức lực của nhân dân để bắt xây dựng Cửu Trùng Đài. Đây là một nơi được xây dựng cầu kì được coi là một công trình nghệ thuật để cho bọn tham quan ô lại không cần góp gì mà vẫn được chơi bời thỏa thích ở đó. Chính vì điều này mà càng đẩy mâu thuẫn lên cao, người dân phải đổ biết bao nhiêu máu thậm chí cả tính mạng cho công trình mà họ chẳng được một chút lợi ích nào cả

- Mâu thuẫn đẩy lên cao và đòi hỏi cần phải giải quyết: Đó là hành động cầm đầu là Trịnh Duy Sản đã đem quân chống lại bọn tham quan bạo chúa và giết chết Lê Tương Dực, đốt Cửu Trùng Đài

=> Như vậy có thể nói mâu thuẫn ở đây là mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Làm vua một nước mà không thể làm cho nhân dân no đủ lại còn bóc lột sức lao động của nhân dân thì ắt nhận lấy hậu quả là cái chết và không còn nước nữa. Dẫu là người trị vì thiên hạ nhưng không trị vì thiên hạ mà chỉ biết ăn chơi xa đọa không lo chuyện chiều chính thì không bao giờ bền lâu được


Mâu thuẫn thứ hai
- Đó là mâu thuẫn giữa người nghệ sĩ Vũ Như Tô và toàn thể nhân dân lao động xây dựng Cửu Trùng Đài. Nói cách khác là mâu thuẫn giữa nghệ thuật và đời sống. Ở đây nghệ thuật không gắn liền với đời sống vì thế nó sẽ sụp đổ

- Vũ Như Tô vì chỉ muốn thực hiện lý tưởng của mình mà quên đi lợi ích của nhân dân, không biết phân biệt đúng sai khi mà xây dựng lên để làm nơi ăn chơi cho bạo chúa. Điều đó là hoàn toàn sai, nghệ thuật cũng cần phải có mục đích gắn với đối tượng cụ thể và mục đích cụ thể có lợi cho xã hội

- Để giải quyết vấn đề: Vũ Như Tô đến cuối cùng vẫn cứng đầu khi nghĩ việc làm của mình là đúng vì thế cho nên nhận lấy kết quả là cái chết và Cửu Trùng Đài bị đốt. 

=> Dẫu được giải quyết mâu thuẫn nhưng vẫn không giải quyết được một cách dứt khoát vì nhân dân khi giết Vũ Như Tô cũng không biết rằng mình còn phải chịu nhiều thống khổ, mà Vũ Như Tô cả khi chết rồi vẫn không nghĩ là mình có tội



Câu 2:

Vũ Như Tô
- Tính cách:

+ Là một người nghệ sĩ tài ba luôn cống hiến hết mình cho nghệ thuật và ước mong sáng tạo nghệ thuật
+ Là một người nghệ sĩ có nhân cách lớn hoài bão lớn
+ Có suy nghĩ sai lầm trong hành động

- Diễn biến tâm trạng

+ Đến khi cái chết cận kề Vũ Như Tô vẫn không tin mình có tội, vẫn ảo tưởng ước vọng của mình
+ Đau đớn khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy
=> Là người tài tuy nhiên chưa phải hiền tài vì chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của người nhân dân

Đan Thiềm
- Tính cách:

+ Là một người yêu thích cái tài, cho nên đã khuyên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài
+ Tỉnh táo hơn Vũ Như Tô

- Diễn biến tâm trạng

+ Đau đớn khi nhận ra bi kịch Cửu Trùng Đài muốn cứu Vũ Như Tô nhưng không cứu được Vũ Như tô, nhìn Cửu Trùng Đài bị đốt cháy
=> Hiểu đời hiểu người h
ơn Vũ Như Tô nhưng vẫn lâm vào bi kịch tinh thần đau đớn.



Câu 3:

- Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích của nhân dân trong đoạn trích vẫn chưa được giải quyết dứt khoát. Điều này được thể hiện ở phần cuối của vở kịch. Quần chúng nổi dậy giết Vũ Như Tô, phá hủy Cửu Trùng Đài. Bản thân Vũ Như Tô bị giết nhưng vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình. Vũ Như Tô không đứng về phe Lê Tương Dực nhưng vẫn muốn hoàn thành công trình nghệ thuật. Chính tác giả cũng băn khoăn vì kết cục này.

- Việc quần chúng giết Vũ Như Tô có lí đúng : nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì nhân dân sẽ không rơi vào cảnh lầm than vì bản thân Lê Tương Dực không thể làm được. Tuy nhiên, hành động giết hại Vũ Như Tô và phá hủy Cửu Trùng Đài lại thể hiện tính thái quá. Giá trị nghệ thuật và công sức của nhân dân bỏ vào đó thật lớn lao, nếu có thể hoàn thành công trình trong một giai đoạn khác thì sẽ tốt hơn cho nghệ thuật và cho chính người dân.



Câu 4:

- Vở kịch Vũ Như Tô thể hiện hàm ý của tác giả rằng nghệ thuật phải gắn liền với đời sống và người nghệ sĩ phải nhận thấy được điều đó để không rơi vào bi kịch


- Đon trích còn th hin được tài dn dt và đy xung đt kch lên cao ca tác gi. Cách gii quyết mâu thun mt cách tài tình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét