Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Chiếu Cầu Hiền

Câu 1: bài chiếu gồm 3 phần:
- Phần 1: từ đầu đến “ sinh ra người hiền vậy”. => vai trò, sứ mệnh của người hiền đối với nhà vua và đất nước.
- Phần 2: tiếp ->đến “của trẫm hay sao” => Tấm lòng cầu hiền của vua Quang TRung.
- Phần 3: còn lại: Con đường để người hiền tài cống hiến cho đất nước.
· Chiếu nói chung, chiếu cầu hiền nói riêng thuộc nghị luận chính trị- xã hội. Mặc dù chiếu thuộc công văn nhà nước, lệnh cho nhân dân thực hiện nhưng ở đây đối tượng bài chiếu là chính là bậc hiền tài – những nho sĩ mang nặng tư tưởng nho giáo.


Câu 2:
- Đối tượng bài chiếu đề cập: sĩ phu Bắc Hà/
- NT lập luận: Cách lập luận bài chiếu đầy sức thuyết phục
+Phần 1: Tác giả đưa ra luận điểm về mối quan hệ giữa người tài và thiên tử:
Người hiền tài phải do thiên tử sử dụng.
Không làm như vậy là trái với đạo trời, trái với lẽ sống.
+Phần 2: Tác giả nêu lên các ứng xử của bậc hiền tài khi Tây Sơn ra bắc diệt Trịnh. Phần lớn sĩ phu Bắc Hà không đem tài năng của mình ra cống hiến cho đất nước, khác nào kẻ chết đuối trên cạn mà không tự biết. Cách diễn đạt bằng hình ảnh tượng trưng vừa tế nhị, vừa có ý châm biếm nhẹ nhàng, vừa tỏ ra người ra bài chiếu có kiến thức sâu rộng, tài hoa, khiến người nghe có thái độ ứng xử cho đúng.
+Phần 3: Tác giả nêu lên lối cầu hiền của vua Quang Trung : hết sức thành tâm, khiêm nhường nhưng hết sức quyết tâm việc cầu hiền.
=>Cách lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.


Câu 3. Tầm tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung:
- Tất cả mọi tầng lớp nhân dân đều có thể dâng thư bày tỏ công việc.
- Cách tiến cử cũng mở rộng và dễ làm, có 3 cách : quan tiến cử, tự mình dâng thư bày tỏ công việc, tự mình tiến cử.
=>Bài chiếu thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong việc nhận thức vai trò của người hiền tài trong công việc tái thiết đất nước.

TỔNG KẾT:
- Sử dụng những điển tích, điển cố
- Sử dụng nhiều câu hỏi tu từ
- Từ ngữ trau chuốt, thành tâm, khiêm nhường; nghệ thuật lập luận chặt chẽ.
=>Bản chiếu là một bản chính luận đặc sắc của văn học Trung đại VN


0 nhận xét:

Đăng nhận xét