Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Vội Vàng - Xuân Diệu

Xuân Diệu ( 1916 - 1985 ) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Quê ở Can Lộc - Hà Tĩnh nhưng sống với mẹ ở Quy Nhơn. Ông là một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới và là một nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và có sự nghiệp văn học phong phú. Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, tiêu biểu là  các tập thơ: Thơ thơ( 1938), Gửi hương cho gió( 1945),... Trong đó tiêu biểu nhất là tác phẩm "Vội vàng" được in trong tập Thơ thơ(1938) - tập thơ đầu tay cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu " Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". 
Mở đầu bài thơ tác giả nói về tình yêu cuộc sống tha thiết, " Tắt nắng, buộc gió" thể hiện khát vọng kì lạ đến ngông cuồng và điệp ngữ" tôi muốn" nói lên niềm khao khát đoạt quyền tạo hóa, cưỡng lại quy luật tự nhiên, nhựng vận động của đất trời.Tác giả đã thể hiện cái tôi cá nhân đầy khao khát đồng thời cũng là tuyên ngôn hành động cùng với thời gian. Bức tranh mùa xuân hiện ra như một khu vườn tràn ngập hương sắc thần tiên, như một cõi xa lạ " bướm ông dập dìu, chim chóc ca hót, lá non phơ phất trên cành, hoa nở trên đồng nội", vạn vật đều căng đầy sức sống, giao hòa sung sướng. Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã biến thành chốn thiên đường, thần tiên. Điệp ngữ " Này đây" kết hợp với hình ảnh, âm thanh, màu sắc: " tuần tháng mật, hoa cỏ đồng nội xanh rì, lá của cành tơ, yến anh ... khúc tình si, ánh sáng chớp hàng mi" và biện pháp so sánh: "tháng giêng ngon như cặp môi gần" thể hiện sự táo bạo. Nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, đắm say ngây ngất. Sự phong phú  bất tận của thiên nhiên, đã bày tỏ ra một khu địa đàng ngay giữa trần gian " một thiên đàng trần thế "
Xuân Diệu lại cho rằng:
"Xuân đương tới, nghĩa là xuân dương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già"
Tác giả nghĩ rằng thời gian như một dòng chảy, thời gian trôi đi tuổi trẻ cũng sẽ mất. Xuân Diệu cảm nhận được sự mất mát ngay chính sinh mệnh của mình
"Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất
... tuổi trẻ chẳng hai lần nhắm lại"
Mùa xuân, tuổi trẻ không tồn tại mãi, nó ngắn ngủi vô cùng,tuổi trẻ đẹp nhất của đời mỗi người. Xuân Diệu lấy tuổi trẻ làm thước đo thời gian. Thời gian mất nghĩa là tuổi trẻ cũng mất. thể hiện một cảm nhận sâu sắc và thấm thía. Hình ảnh sự vật " Cơn gió xinh ... phải bay đi/ chim rộn ràng ... đứt tiếng reo" nói lên cái tàn phai, héo úa, chia phôi, tiễn biệt. " Mau " nói lên sự gấp gáp, vội vàng, cuống quýt, hưởng thụ. Quan niệm mới, tích cực thắm đượm tinh thần nhân văn. Sự trân trọng và ý thức về giá trị của sự sống, cuộc sống, biết quý đời mình, đây cũng là cơ sở sâu xa của thái độ sống vội vàng.
Cảm xúc tràn trề, ào ạt như lời giục giã cuống quýt, Xuân Diệu đã sử dụng ngôn từ đặc biệt, nghệ thuật điệp cú theo lối văn tăng tiến: Ta muốn: ôm, riết, say, thâu, cắn. thể hiện sự cao trào của cảm súc mãng liệt. Tính từ chỉ xuân sắc: mớn mởn, thời tươi và danh từ. Những biện pháp trên thể hiện cái" tôi" đắm say mãnh liệt, táo bạo, cái " tôi" điển hình cho thời đại mới, một cái "tôi" tài năng thiết tha giao cảm với đời. Nhịp điệu của đoạn thơ dồn dập, hối hả, sôi nổi, cuồng nhiệt.
Bằng sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí. Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ, sử dụng ngôn từ nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt. Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu, nghệ sĩ của niềm khao khát giao cảm với đời. Tác giả đã gửi gắm lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình qua bài thơ " vội vàng" và hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.
( VÌ LÍ DO KỸ THUẬT NÊN EM KHÔNG DÁN HÌNH VÀO ĐƯỢC!!!)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét