Truyện kể về cuộc đời và số phận bi đát của Vũ Nương, người con gái huyện Nam Xương nết na, thuỳ mị. Chồng nàng là Trương Sinh con nhà giàu có, nhưng ít học, vốn tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức. Khi chồng đi lính, nàng sinh con trai và hết lòng dạy con, chăm sóc mẹ chồng. Khi giặc tan, Trương Sinh trở về thì mẹ đã qua đời, con trai đang học nói. Đứa con nhất Định không chịu nhận chàng là bố vì bố nó "đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi". Nghe con nói, chàng ngờ vợ thất tiết, đánh đuổi nàng đi. Uất ức quá, nàng gieo mình xuống sông mà chết. Được các nàng tiên cứu, nàng sống thuỷ chung cùng vợ vua Nam Hải. Một lần gặp người làng là Phan Lang cũng được tiên cứu, nàng nhờ Phan Lang về nói với chồng lập đàn giải oan cho nàng. Trong lễ giải oan nàng hiện về và ngỏ lời từ biệt chàng vĩnh viễn
Chuyện ca ngợi một người phụ nữ có phẩm chất, có tâm hồn trong sáng, sáng ngời như ngọc lại bị nỗi oan tày trời vì một chuyện vờ ghen vớ vẩn của người chồng nông nổi. Cuối cùng nàng phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan tình.
Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau, qua đó bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Vũ Nương vốn là người con gái có tư dung tốt đẹp, tính tình thuỷ mị, nết na. Khi lấy chồng, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hoà dù Trương Sinh vốn có tính hay ghen Chồng đi , nàng một lòng son sắt, thuỷ chung, cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết, mong đợi chồng về trong cô đơn mòn mỏi mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể, chân trời không thể nào ngăn được. Hơn nữa, nàng là một người con dâu hiếu kính, tận tụỵ chăm sóc khi mẹ chồng còn sống, chôn cất mẹ chồng khi mẹ qua đời
Trương Sinh từ miền xa chinh chiến trở về. Thế nhưng, Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc trong cảnh vợ chồng sum họp. Chỉ vì chuyện chiếc bóng qua miệng đứa con thơ mới tập nói, mà Trượng Sinh đinh ninh là vợ hư, đã "máng nhiếc" và "đánh đuổi đi". Vốn là một kẻ vô học lại hồ đồ vũ phu. Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời "bày tỏ" của vợ, mọi sự "biện bạch" của họ hàng làng xóm. Vũ Nương đã bị chồng đẩy vào bi kịch, bị vu oan là người vợ "mất nết hư ân”. Vũ Nương phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để tỏ rõ là người phụ nữ "đoan trang giữ tiết, minh bạch gìn lòng".Chỉ một thời gian ngắn, sau khi Vũ Nương tự tử, một đêm khuya dưới ngọn đèn, chợt đứa con nói rằng: "Cha Đản lại đến kia kìa !". Lúc bấy giờ Trương Sinh "mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã rồi Tóm lại, Vũ Nương là một người con gái dung hạnh mà bạc mệnh. Nguyễn Dữ đã kể lại cuộc đời oan khổ của nàng với bao tình xót thương sâu sắc. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhung áng văn "Chuyện người con gái Nam Xương" giàu giá trị nhân đạo. Nhân vật Vũ Nương là một điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội
Trương Sinh từ miền xa chinh chiến trở về. Thế nhưng, Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc trong cảnh vợ chồng sum họp. Chỉ vì chuyện chiếc bóng qua miệng đứa con thơ mới tập nói, mà Trượng Sinh đinh ninh là vợ hư, đã "máng nhiếc" và "đánh đuổi đi". Vốn là một kẻ vô học lại hồ đồ vũ phu. Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời "bày tỏ" của vợ, mọi sự "biện bạch" của họ hàng làng xóm. Vũ Nương đã bị chồng đẩy vào bi kịch, bị vu oan là người vợ "mất nết hư ân”. Vũ Nương phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để tỏ rõ là người phụ nữ "đoan trang giữ tiết, minh bạch gìn lòng".Chỉ một thời gian ngắn, sau khi Vũ Nương tự tử, một đêm khuya dưới ngọn đèn, chợt đứa con nói rằng: "Cha Đản lại đến kia kìa !". Lúc bấy giờ Trương Sinh "mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã rồi Tóm lại, Vũ Nương là một người con gái dung hạnh mà bạc mệnh. Nguyễn Dữ đã kể lại cuộc đời oan khổ của nàng với bao tình xót thương sâu sắc. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhung áng văn "Chuyện người con gái Nam Xương" giàu giá trị nhân đạo. Nhân vật Vũ Nương là một điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội
0 nhận xét:
Đăng nhận xét