Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Ngã Ba Giồng

      Việt Nam, một trong những nước đang trong đà phát triển cho thế kỷ mới, sự hiện đại. Việt Nam có được ngày hôm nay là do sự hy sinh của biết bao nhiêu anh hùng, biết bao nhiêu vạn người phải đổ máu lìa đời để tìm lấy sự hòa bình cho đất nước này. Để tỏ lòng biết ơn sự hy sinh to lớn đó, tại các vùng Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ các các tỉnh thành khác đã dựng nên khu tưởng niệm liệt sỹ...Nhân dịp kỷ niệm 100 năm, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ đã vinh dự đến vùng đất Nam bộ và có ấn tượng tốt khi viếng thăm khu tưởng niệm liệt sỹ Ngã Ba Giồng - Di tích lịch sử Quốc gia ở Xã Xuân Thới, Huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh

Hình ảnh khu tưởng niệm Ngã Ba Giồng


      Trong lịch sử Việt Nam đã ghi nhận sự khởi nghĩa tại vùng Nam Kỳ diễn ra vào đêm 22 rạng 23 tháng 11 năm 1940. Cuộc khởi nghĩa do Đảng Cộng Sản lãnh đạo có quy mô lớn ở Việt Nam từ khi Đảng ra đời và trước tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945. Cuộc khởi nghĩa này được đánh giá là cuộc khởi nghĩa lớn nhất tại Nam kỳ từ sau khởi nghĩa Trương Định và vùng đất Hóc Môn cũng là 1 trong những nơi được ghi nhận sự cống hiến về trí tuệ và sự kiên trung của đồng chí Nguyễn Văn Cừ.

Tại Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương 5, tháng 3 năm 1938, ở Hóc Môn - Gia Định, với những sự cống hiến của mình cho cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Đông Dương vào lúc ông 26 tuổi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng do Tổng Bí Thư và Mặt trận thống nhất, nhiều phong trào đấu tranh cách mạng đã nổ ra và thu được nhiều thắng lợi. Vì quá ức chế sự thuận lợi của nhiều cuộc khởi nghĩa cách mạng đấu tranh đã đe dọa và có sự ảnh hưởng đến Pháp. Trong 2 năm, từ năm 1938 - 1940 thực dân Pháp mở ra cuộc khám xét 1 cách điên cuồng, bắt tất cả những người cộng sản hoặc có liên quan, bắt cả những người yêu nước hoặc bị cho là nghi ngờ.

Vì sự truy xét đến cùng và các cuộc đột kích bất ngờ, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã bị giặc bắt được tại cơ quan của Đảng nằm ở Sài Gòn. Và như thế, đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị quân địch gán ghép vào tội "Thảo ra nghị quyết thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương: Chủ trương bạo động, là người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ..." quân địch thực dân Pháp đã kết thúc cuộc đời ông Nguyễn Văn Cừ. Một lần nữa, Hóc Môn, nhân dân Nam kỳ và cả nước lại tự hào ghi nhận sự hy sinh anh dũng của người tại pháp trường Ngã Ba Giồng, ngày 28/08/1941.

Khu di tích Ngã Ba Giồng là nơi tố cáo tội ác thực dân Pháp. Ngã Ba Giồng là vùng đất chuyển tiếp giữa cánh đồng phèn chua xâu trũng sang vùng đất gò cao hơn (gọi là giồng), có diện tích trên 2.300m2 . Ngày xưa có nhiều cây bằng lăng mọc nên tên cũ gọi đầy đủ là Ngã Ba Giồng Bằng Lăng. Khu di tích được giới hạn các trục đường giao thông. Đông giáp đất trồng, Tây giáp Tỉnh lộ 9, Nam giáp đường Phan Văn Hớn, Bắc giáp đường Nguyễn Văn Bứa. Điểm bắn chiếm khoảng đất rộng hình thang, Trên gò này chúng cho cắm 1 hàng 6 cột, cao 2.2m, cách đều nhau 2.8m. Cột bằng gỗ tròn có đường kính 20m, chân cột dính chặt xuống đất bằng si măng trộn đất làm cho cột đứng rất vững. Phía sau hàng cột này, được đắp mô đất dài và cao trên 2m. Mô đất có chiều dài 22m, cách hàng cột khoảng 1.5m  để chắn đạn. Trước hàng cột là khoảng đất rộng, trống trải. Khu vực này dùng để làm điểm tập trung cho hành động chuẩn bị xử bắn. Đồng ruộng và cây bao bọc Ngã Ba Giồng về hướng Tây, Nam và Bắc. Riêng hướng Đông là hướng dùng để xử bắn.

Ngã Ba Giồng là nơi đã chứng kiến và trải nghiệm tất cả sự hy sinh của biết bao nhiêu anh hùng, do đó Ngã Ba Giồng được khởi công xây dựng thành đài tưởng niệm liệt sỹ anh hùng và được xây dựng lại vào ngày 30/04/2005 trên tổng diện tích quy hoạch là 73.708m. Trong đó có các công trình chính như: Đền thờ, Nhà truyền thống, quảng trường, các cụm tượng đài, hệ thống cây xanh, hồ phun nước...Khu tưởng niệm được đưa vào sử dụng để đáp ứng nhu cầu của hàng triệu lượt du khách. Vào ngày 30/12/2012 Di tích này được bộ văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.



     Đến với khu tưởng niệm liệt sỹ Ngã Ba Giồng ngày nay, hãy cảm nhận những giá trị tinh thần, thông qua cụm tượng đài bất khuất, chiến sĩ khuyết danh trân trọng thành kính trước những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trái tim, khối óc cuộc đời vì Độc Lập, Tự Do cho tổ quốc. Đứng trước phù điêu tái hiện cách điệu hàng cột bắn, người ta đi trong tư thế ngẩng đầu, thấy tội ác quân thù để luôn cảnh giác tội ác chiến tranh xâm lược. Đến quảng trường, đài nước lung linh trước khu Đền chính, hãy dưng chân đọc bản Văn bia của giáo sư Vũ Khiêu để thấy đươc hành trình gian lao mà vĩ đại của bao thế hệ anh hùng trên quê hương Hóc Môn, Bà điểm hơn 300 năm qua. Vào nhà trưng bày truyền thống để bồi hồi nhớ lại cuộc khởi nghĩa Nam kỳ trên đất Hóc Môn cùng 18 tỉnh thành Nam bộ đêm 22 rạng 23/11/1940. Đừng quên dạo quanh những con đường Trúc Vàng, ghé đến Hồ Sen, tham quan mô hình vườn trầu hàng cau, thả hồn về vẻ đẹp quê hương 18 thôn Vườn trầu ngày xưa để thấy tâm hồn luôn tươi trẻ.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét