Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Tôn sư trọng đạo

        Đất nước Việt Nam vốn dĩ là 1 đất nước có nhiều truyền thống cao đẹp nhất, được các ông bà tổ tiên ngày xưa truyền đạt lại cho thế hệ sau này. 1 trong những truyền thống cao đẹp đó được lưu truyền lại và biểu hiện nhiều nhất đó chính là truyền thống "Tôn sư trọng đạo". Truyền thống này là hình ảnh biểu hiện sự đạo đức, nét văn hóa cao sang, và đồng thời cũng là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh. Nhân dân ta cũng có nhiều câu nói mộc mạc, đơn giản nhưng lại chứa hàm ý sâu sắc vô cùng, luôn nhắc nhở cho chúng ta biết rằng phải tôn kính người thầy, phải sống sao cho đúng đạo làm người người. Vì thầy là người vạch ra cho mỗi người 1 con đường riêng "Không thầy đố mày làm nên" thế nên vai trò của người thầy được đánh giá là ngang hàng với bậc cha mẹ phụ huynh " Công cha, nghĩ mẹ, ơn thầy" vậy nên mỗi người chúng ta luôn phải khắc trong đầu câu ca dao này 


"Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"

(Hình ảnh thầy trò cùng nhau học)
(Hình ảnh thầy trò cùng nhau học)
        Thế tại sao lại có câu tục ngữ "Tôn sư trọng đạo" và người thầy luôn có vai trò quan trọng trong cuộc sống cuộc đời mỗi người ? Vào vấn đề đầu tiên "Tôn sư trọng đạo" ý nghĩa của câu nói này là tôn: tôn trọng, sư: người thầy, trọng: kính trọng, đạo: đạo lý. vậy gộp lại câu tục ngữ mang ý nghĩa tôn trọng người thầy và kính trọng những đạo lý mà thầy dạy. Vì những đạo lý mà người thầy dạy, truyền đạt là những điều mà người thầy đã trải qua, đi trước chúng ta và có kinh nghiệm nhiều hơn chúng ta "Phải trải qua thì mới thấu cảm được" và người thầy truyền lại sự hiểu biết, dạy những điều mới mẻ và cho ta biết những khó khăn mà mỗi người trong cuộc đời sẽ trải qua. Thế chẳng phải thầy cũng như các bậc cha mẹ phụ huynh rồi không, cũng đã trải qua những khó khăn và nâng đỡ từng bước cho thế hệ sau này.  Và nếu như trẻ em là tờ giấy trắng thì người viết lên tờ giấy trắng đó phải luôn luôn là những câu từ tốt đẹp, những điều có ích cho cuộc sống.  Nói thì rất đơn giản nhưng việc tìm ra những điều tốt đẹp đó lại là cả 1 quá trình, cả 1 quãng thời gian trong cuộc đời của một con người phải dành ra mà tìm kiếm. Không chỉ vậy viết phải viết sao cho nét thật đẹp không được lệch lạc, không thể cứ viết sai rồi xóa bỏ sửa lại, làm như vậy sẽ để lại vết nhòa trên tờ giấy trắng, để lại vết mờ đen. Chính vì thế, ngay từ lúc học sinh bắt đầu cắp sách đến trường, các thầy các cô đã rất phải cẩn thận, chăm chút từng li từng tí chỉ dẫn các học trò, uốn nắn học trò thật ngay thẳng  trong suy nghĩ lẫn hành động. Thì tại sao mà chúng ta không thể không tôn trọng người thầy được. 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
(Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy)


   "Tôn sư trọng đạo" không còn là quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành 1 phạm trù đạo đức. Từ xưa người thầy đã là những bậc thánh trong lòng học trò nhưng vị trí của người thầy bây giờ không còn được tuyệt đối như trước. Tuy vậy người thầy và nghề làm thầy làm cô dạy học vẫn được mọi người và nhà nước rất tôn trọng, dù ở phương tây phương đông hay bất cứ nơi nào khác vẫn không thể làm cho vị trí của người thầy trở nên mai một.

Ở xã hội hiện thực ngày nay, các bậc làm thầy làm cô vẫn phải đứng trước khó khăn, vẫn phải làm việc miệt mài gấp đôi gấp ba lần việc mà học trò, học sinh phải học. Ngày đêm thức trắng, tận tình tận tâm tình ra nhiều bài học bổ ích và thực dụng. Tạo ra rất nhiều cơ hội và điều kiện cho các học sinh học nhưng 1 trong số các học sinh, không ít thì nhiều, không biết tận dụng khi "cơm đang dâng tận miệng" mà lại bỏ bê sách vở, bỏ dở những buổi học mà biết bao nhiêu người ngoài kia khao khát có được dù chỉ có 1 ngày. Thậm chí còn xúc phạm đến bậc giáo viên, thầy cô, khiến cho các bậc thầy cô giáo buồn phiền. Đây cũng chính là 1 trong những vấn đề mâu thuẫn được mọi người thường xuyên bàn đến, vấn đề làm cho tình cảm thầy trò bị tách làm đôi. Từ đó dẫn đến việc trò và thầy không thể hợp tác trong công việc học tập và là hình ảnh xấu cho xã hội hiện đại và đang tiếp tục phát triển hiện nay. Thế nên, mọi người trong chúng ta phải cần học sự kiên nhẫn, học sự chia sẻ và không ngừng rèn luyện tính đạo đức của riêng bản thân, để có thể đền ơn đáp nghĩa sau này khi thành tài.

Hình ảnh học trò vui vẻ cùng với bậc thầy cô
(Hình ảnh học trò vui vẻ cùng với bậc thầy cô)


      Tóm lại những vấn đề trên, truyền thống "Tôn sư trọng đạo" luôn luôn và mãi mãi là 1 trong những truyền thống tốt đẹp tại Việt Nam. Không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp mọi nơi trên toàn cầu. Dù cho xã hội có hiện đại đến mấy đi nữa thì người thầy vẫn là người thầy, vị trí của người thầy dù có bị lung lay bao nhiêu đi chăng nữa thì vai trò và trách nhiệm của người thầy là quan trọng nhất, và cũng chỉ có người thấy mới chính là người cho mỗi người chúng ta biết nhiều thứ và nhiều điều hơn nữa trong cuộc sống đầy sắc này. Mỗi người trong chúng ta hãy tự biết ơn rằng chúng ta vẫn còn được học và học bởi chính người thầy người cô, vì khi không có người thầy chúng ta sẽ chẳng biết gì cả khi sinh ra vào thế kỷ XXI này. Vì tại ngay cái thế kỷ XXI này đây mọi nền kiến thức đã quá cao, chúng ta không thể tự sáng tạo ra những nền kiến thức vừa cao vừa vững chắc đó được vì chúng ta không có kiến thức, mà phải đứng trên nền tảng kiến thức vững chắc đó để sáng tạo. Nhưng kiến thức thì lại vô vàn chúng ta không thể phân biệt được từng thứ một, chỉ có một người giúp chúng ta làm được điều đó chính là người thầy, người thầy luôn là người chịu sức ảnh hưởng lớn nhất đồng thời cũng là người có tầm quan trọng vĩ đại đối với lứa tuổi học trò.

Hãy biết ơn công lao to lớn của thầy, cô
(Hãy biết ơn công lao to lớn của thầy cô)


0 nhận xét:

Đăng nhận xét