Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

mục tiêu rõ ràng

                    Trong xã hội hiện nay, có người thành công trại, cũng có người suốt đời lao động bởi nguyên nhân là họ không có mục tiêu rõ ràng. Nếu không có mục tiêu thì con người chẳng làm được gì cả. Vì họ không biết bản thân mình hướng về điều gì? làm những gì? dẫn đến họ chùn bước ,dậm chân tại chỗ khi xã hội ngày càng phát triển theo những xu hướng mới. vì thế chúng ta ngày càng trở nên lạc hậu, tạo khoảng cách xa với cuộc sống xung quanh nếu không có biện pháp khắc phục.
                     Trong công việc cũng như trong học tập ,mọi người đều đặt ra mục tiêu để bản thân mình nắm bắt. Vậy mục tiêu là gì? mục tiêu là là yêu cầu được đặt ra trước khi thực hiện. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng mục tiêu chính là cái mà ta cần phải phấn đấu để đạt được trong quá trình, là kết quả khi đạt được khi chúng ta xác định trước lúc hành động.Nó sẽ hướng mọi suy nghị , hành động, tập trung ý chí, nghị lực của con người.
        Mục tiêu được ví như kim chỉ nam , cho nên không thể sống, làm việc mà không có nó. Nó sẽ mở ra phương hướng , dẫn dắt mọi hoạt động của con người . Có mục tiêu con người mới có động lực thúc đẩy trong công việc ,có niềm vui và niềm tin vào việc mình làm. Ngược lại nếu không có mục tiêu, con người sẽ trở nên thụ động, bạc nhược và vô dụng, cuộc đời không còn ý nghĩa. Như vậy, mục tiêu chính là ngọn đuốc chỉ đường , là sức mạnh động viên con người .
        Cũng như trong học tập cũng vậy, các nước cường quốc trên thế giới đều là những nước có nền kinh tế phát triển cao. Nếu được như vậy không cách nào khác là chúng ta phải sức học tập không ngừng. Mục tiêu của việc học tập sẽ có tác dụng rât lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách. Nó làm cho con người trở nên hoàn thiện hơn, hữu ích cho gia đình và xã hội ,góp phần xây dựng đất nước ta tiến xa hơn.
                   Nói tóm lại , mục tiêu của con người không phải tự nhiên mà có . Nó là kết quả của một quá trình rèn luyện và phấn đấu của mỗi cá nhân. Chỉ cần có mục tiêu chúng ta sẽ có thể dễ dàng nắm bắt thành công, nâng cao giá trị bản thân mình trong xã hội.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Đừng đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông

                  Cuộc sống ngày càng phát triển với những điều mới mẻ,được sinh ra trên đời là một hạnh phúc đối với mỗi con người.Thế nhưng để tồn tại và sống đúng nghĩa ,con người phải luôn luôn phấn đấu để thật sự "thành người" phải vượt qua nhiều thử thách ,gian nan.
      Vậy đâu là sức mạnh để con người vượt qua chặng đường chông chênh để đạt được nhiều ước mơ và hi vọng của mình .Để nói lên quan niệm sống ấy,nhà cách mạng Nguyễn Bá Học có đúc kết một câu vô cùng quý giá"Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông "
                   Câu nói của ông không đơn thuần chỉ cho ta những bản chất mà nó giúp ta mở ra suy nghĩ về nghị lực sống. Nếu ta xem cuộc đời là một con đường dài thì những khó khăn thử thách sẽ chính là những ngọn núi cao, những con sông dài đang chờ ta chinh phục. Có ai đi đến thành công mà chưa từng bị thất bại làm nản lòng. Phải có sự thất bại từ đó giúp ta tích luỹ và rút ra được những bài học, kinh nghiệm đường đời quý giá.Cũng như việc học của chúng ta việc học và kiến thức ngày càng nhiều bắt ta phải kiên trì và bền bỉ.
       Tuy khó khăn ,nhưng không lẽ vì vậy mà các bạn học sinh lại mất niềm tin ,đánh mất hi vọng của mình. Chúng ta phải luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình. Đương nhiên nhiều lúc thật sự rất mệt mỏi nhưng đó không phải là cái cớ để bạn gục ngã. Mọi nỗ lực luôn đền đáp bằng những thành công, trở thành công dân tốt, những người có ích và có chỗ đứng trong xã hội. Nhưng bên cạnh đó một số khác thì lại ngại ngần trước việc học, họ tham chơi, thích làm quen và giao lưu với bạn xấu . Một số khác thì trong công việc họ chưa làm thì đã sợ thất bại vì những khó khăn mà những công việc đặt ra, đó là những con người đáng chê trách. Đường đời sẽ càng chông gai hơn nếu những ai nghĩ rằng khó khăn sẽ không vượt qua được.
       Thay vì sự thất bại thì chúng ta cho bản thân mình một cơ hội để bước qua thử thách, đối mặt với khó khăn. Có khi sẽ thành công nhưng nếu có thất bại cũng không sao. sự thất bại đó sẽ cho ta bài học ,những kinh nghiệm trong đời sống giúp ta chững chạc hơn. Không chỉ thế, gia đình cũng phải tạo điều kiện để mỗi cá nhân đối mặt với thử thách ,va chạm trong cuộc sống. Để mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình, rèn luyện được tính tự lập và ý chí thép khi đối mặt với khó khăn.
                   Câu nói của nhà cách mạng Nguyễn Bá Ngọc là một lời khuyên và cũng hữu ích đối với tuổi trẻ thời đại mới .Cuộc sống đang phát triển từng ngày từng giờ , thế hệ trẻ chúng ta cần phải có quyết tâm ,một ý chí mạnh mẽ vượt qua khó khăn để vươn tới chân trời tri thức mở rộng. Luôn nhớ rằng vượt lên chính mình để tiến tới vinh quang , những điều đó đang chờ chúng ta chinh phục.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Rừng xà nu

                    Nguyễn Trung Thành có bút danh là Nguyên Ngọc,sinh năm 1932.Năm 1950 ông vào bộ đội sau đó làm phóng viên .Những năm tháng lăn lộn trong các cuộc kháng chiến đã giúp ông hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên với cả hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống mĩ.Nguyên Ngọc đã sống và chiến đấu mãnh liệt trên mảnh đất hùng vĩ ấy.Hai tác phẩm hay nhất của Nguyên Ngọc được viết về Tây Nguyên"Đất nước đứng lên"."Rừng xà nu".
Kết quả hình ảnh cho nguyễn trung thành
                     Rừng xà nu là tác phẩm để lại một dấu ấn sâu đậm trong kí ức của mỗi người.Tác phẩm không chỉ đề cập đến lòng yêu nước ,tinh thần đấu tranh mà quan trọng hơn là khắc hoạ chân dung những anh hùng đã chiến đấu vì lí tưởng ,có mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên núi rừng .
        Nhà văn đã chọn một loại cây họ thông ,gỗ và nhiên liệu đều rất quý,có sức sống mãnh liệt và dẻo dai rất gần gũi với đời sống người dân Tây Nguyên.Để tượng trưng cho phẩm chất và sức mạnh tinh thần bất khuất của dân làng Xô man.
        Truyện được mở đầu và kết thúc bằng những hình ảnh rừng xà nu.suốt trong quá trình, hình ảnh rừng xà nu được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc:rừng xà nu, cây xà nu, đồi xà nu, dầu xà nu,...trong tác phẩm tá giả đã đồng nhất hình tượng cây xà nu và hình tượng dân làng yêu nước.Xà nu cũng như dân làng mang nhiều đau thương ,đều chung số phận.Có nhiều cây bị chặt đứt làm đôi nhưng cũng có cây chỉ để lại vết thương nhẹ.Cũng như thế,những con người Xô man thân thể mang đầy thương tích .Trong cốt truyện ,đặc trưng chủ đề là những cây xà nu mang tính biểu tượng theo những nhân vật như Mai,Tnú,Đít,Heng,...kiên cường ,bất khuất gắn bó với cách mạng.
Kết quả hình ảnh cho rừng xà nu
        Trong đó Tnú được xây dựng  như một hình tượng nhân vật mang tính lí tưởng. t nú là hiện thân của sự khoẻ mạnh với bộ ngực rộng rãi,cánh tay khoẻ chắc như lìm , là sự bất khuất kiên cường vượt thử thách qua những tra tấn dã man của kẻ thù,t nú cường tráng như một cây xà  nu lớn .Ngay từ nhỏ anh là người gan dạ ,đi tiếp tế lương thực cho cán bộ .Những gì trở ngại anh đều vượt qua. Nhưng chẳng may có lần anh đã gục ngã bởi không cứu được mẹ con Mai bởi những kẻ thù nên đã bị giết hại . Mái ấm gia đình từng là ước mơ của biết bao nhiêu người mà bỗng phút chốc tan nát.Đau đớn hơn là hình ảnh mười đầu ngón tay của anh bị cháy rực .
         Dường như mọi nét tính cách cũng như số phận và chiến công của Tnú đều gắn liền với hai bàn tay ấy.Nhưng anh không bao giờ bỏ cuộc,sau này anh đi bộ đội cầm vũ khí mặc dù ngón tay của anh chỉ còn hai đốt.
                    Tác phẩm "Rừng xà nu" là một thiên truyện mang ý nghĩa về vẻ đẹp của một khúc sử thi.Nguyên Ngọc đã xây dựng được nhiều hình ảnh chói lọi ,kì vĩ như cây xà nu, hình ảnh hai bàn tay bị đốt của Tnú .Tác phẩm đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ ,hào hùng củ núi rừng ,của người dân Xô Man và cả truyền thống văn hoá Tây Nguyên.

y = x⁴ - 2x² - 2

y = x⁴ - 2x² - 2
D=R
y' = 4x³ - 2x
y' = 0
=> 4x³ - 2x = 0
=> x = 0   hay  x = ± 1
Lim(x đến -∞) = -∞
Lim(x đến +∞) = -∞
                    
x
-∞               -1                 0                  1                     +∞
 y´
                  0              0                0         +
y
-∞ (xuống) -3     (lên)   -2  (xuống)  -3       (lên)      +∞

Hàm số đồng biến khi x ϵ (-1 ;0)U(1 ; +∞)
Hàm số nghịch biến khi x ϵ (-∞;-1)U(0;1 )
Cực đại khi x = ±1 ; y= -3

Cực tiểu khi x = 0 ; y = -2
x
  -2       -1        0        1         2
y
   6       -3       -2       -3         6
Đồ thị bậc 4

b)   -2x⁴ + 4x² + 1 - m = 0 (*)
<=>-2x⁴ + 4x²        = - 1 + m 
<=>  x⁴ - 2x²          = 1/2 - m/2
<=>  x⁴ - 2x² - 2     = - m/2 -3/2

(C): y = x⁴ - 2x² - 2
   d: y = - m/2 -3/2

Số nghiệm của (*) là số giao của (C) và d

TH1: có 5 nghiệm
 
           -2 > - m/2 -3/2 > -3
<=> -1/2 >     -m/2     > -3/2
<=>     1 >       m        > 3

TH2 : có 3 nghiệm

- m/2 -3/2 > -2  hay  - m/2 -3/2 < -3
<=>        m< 1  hay  m > 3

vậy pt (*) có 3 nghiệm khi  m< 1  hay  m > 3
            và có 5 nghiệm khi  1 >  m  > 3






















y = x³ - 3x + 1

y= x³ - 3x + 1
 D=R
y' = 3x² - 3
y' = 0
<=> 3x² - 3=0
<=> x = ±1
Lim(x đến -∞) = +∞
Lim(x đến +∞) = -∞

x
-∞                    -1                       1                              +∞
 y´
              +         0                    0              +
y
-∞       (lên)      3      (xuống)    -1            (lên)          +∞

Hàm số đồng biến x ϵ (-∞ ; -1 ) U (1 ; +∞)
Hàm số nghịch biến x ϵ (-1 ; 1 ) 
Cực đại x = -1 ; y = 3
Cực tiểu x = 1 ; y = -1
y'' = 6x
y'' = 0
<=> x = 0 => y = -1

x
  -2       -1        0        1         2
y
  -1        3        1       -1         3

Đồ thị bậc 3

b)  2x³ - 6x + 3m -1 = 0 (*)
<=> 2x³ - 6x  = - 3m +1
<=> x³ - 3x    = (-3/2)m + 1/2
<=> x³ - 3x+1= (-3/2)m + 3/2

(C): y = x³ - 3x+1
  d : y = (-3/2)m + 3/2

Số nghiệm của (*) là số giao của (C) và d

TH1: có 3 nghiệm

          3 > (-3/2)m + 3/2 > -1
<=>3/2 >      (-3/2)m     > -5/2
 <=>-1 <         m            < 5/3

TH2: có 1 nghiệm 

 (-3/2)m + 3/2 < -1   hay  (-3/2)m + 3/2 > 3
<=>            m > 5/3 hay   m < -1


vậy pt (*) có 1 nghiệm khi  m > 5/3 hay   m < -1
            và có 3 nghiệm khi  -1 <  m < 5/3



Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

sóng

                    Xuân Quỳnh(1942-1948) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh .Cô xuất thân từ một gia đình có công chức ,mồ côi mẹ từ nhỏ nên ở với bà nội.
       Những tác phẩm chính của cô như:Tơ tằm-Chồi biếc(1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Hoa cỏ mây (1989),..được cô sáng tác rất thành công .Thơ Xuân Quỳnh có những nét rất riêng trong số các nhà thơ nữ của Việt Nam đó là chân thật và đam mê rất mãnh liệt.Thơ của cô là niềm khát khao hạnh phúc ,rất tình ,rất đời trong đó có bài thơ"Sóng" .Được in trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào" xuất bản năm 1968.
Kết quả hình ảnh cho sóng xuân quỳnh
Bài thơ nói về tâm trạng,tình yêu mãnh liệt của một người con gái khi yêu.Tình yêu vốn là đề tài muôn thuở .Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xôn xao trong lòng người con gái khi yêu.
"Dữ dội và diệu êm
 Ồn ào và lặng lẽ
 Sóng không hiểu nỗi mình 
 Sóng tìm ra tận bể"
Bao trùm bài thơ là hình tượng "sóng",âm hưởng của bài thơ là âm hưởng dạt dào ,nhịp nhàng ,nhịp của con sóng vỗ bờ triền  miên .Mỗi trạng thái của tâm hồn người phụ nữ khi yêu có thể tìm thấy sự tương đồng ở mỗi khía cạnh nào đó của con sóng
"Ôi con sóng ngày xưa
 Và ngày sau vẫn thế
 Nỗi khát vọng tình yêu
 Bồi hồi trong ngực trẻ"
Nhận ra trạng thái khác của mình ,người phụ nữ kiên quyết tìm hiểu thế nhưng tình yêu không sao giải thích nổi.Tình yêu đầy bí ẩn và chính vì nó bí ẩn nên nó lại càng đẹp.
"Sóng bắt đầu từ gió 
 Gió bắt đầu từ đâu
 Em cũng không biết nữa
 Khi nào ta yêu nhau "
Xuân Quỳnh cho rằng:yêu là đi tìm một nữa của mình ,cũng chính là đi tìm mình như thế làm cho con người ta hoàn thiện hơn ,đẹp đẽ hơn.
"Cuộc đời tuy dài thế
Trăm ngàn con sông đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở"
 Khao khát được hướng tới tình yêu đích thực,hướng tới vĩnh cữu của tình yêu trở nên mãnh liệt. Và ở khổ thơ cuối , biểu tượng "sóng" đã trở thành nơi cất giữ nên khát khao mạnh mẽ.
"Làm sao được tan ra
 Thành trăm con sóng nhỏ 
 Giữa biển lớn tình yêu
 Để ngàn năm còn vỗ"
                        Đọc xong bài thơ ta càng ngưỡng mộ hơn nhưng người phụ nữ Việt Nam.Những con người luôn chung thuỷ,luôn sống hết mình vì tình yêu.Vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người từ đó ta thấy tình yêu là một tình cảm cao đẹp,một hạnh phúc lớn lao.

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

bt toán

1/ y=x³ - 3x² + 5
D=R
y´= 3x² - 6x
y´= 0
3x² - 6x =0
⟺x=2 hay x=0
                      
Lim x đến + vô cực của hs = +vô cực
Lim x đến - vô cực của hs = -vô cực


x
-∞                     0                       2                              +∞
 y´
              +         0                    0              +
y
-∞       (lên)      5      (xuống)    1               (lên)          +∞

Hàm số đồng biến khi x ϵ (-∞;0)U(2; +∞)
Hàm số nghịch biến khi x ϵ (0;2)
Cực đại khi x=0 ; y=5
Cực tiểu khi x=2; y=1
y”=6x – 6
y”=0
6x – 6=0
⟺x=1    ⟹y=3
X
  -1        0        1        2         3
y
   1        5        3        1         5

Đồ thị bậc 3
Đồ thị bậc 3
2/y=(3x-2)/(1-2x)
D=R \ {1/2}
y'=(-1)/[(1-2x).(1-2x)]<0 với mọi xϵD
    
  Lim x đến 1/2+ = + vô cực
  Lim x đến 1/2- = - vô cực
      Vậy x=1/2 là điểm tiệm cận đứng

   Lim x đến ± vô cực bằng -3/2
      Vậy y=-3/4  là điểm tiệm cận ngang
x
-∞                      1/2                     +∞
 y´
                        ∥             
y
-3/4 (xuống) -∞  +∞   (xuống)  -3/4

Hàm số nghịch biến vs xϵD

X
  -1        0     1/2        1         2
y
-1.6      -2               -1      -1.3
                                  ( không thể vẽ)=>sai ??                                          
3/ y=x⁴ - 4x² + 3
D=R
y´= 4x³ - 8x
y´= 0
4x³ - 8x=0
⟺x=±1.4  hay x=0
                    
x
-∞             - 1.4               0                   1.4                         +∞
 y´
                  0        +       0               0         +
y
-∞                -1                   3                  -1                           +∞

Hàm số đồng biến khi x ϵ (-1.4 ;0)U(1.4 ; +∞)
Hàm số nghịch biến khi x ϵ (-∞; 1.4)U(0;1.4 )
Cực đại khi x=0 ; y=3
Cực tiểu khi x=±1.4 ; y= -1
X
  -2     -1.4       0      1.4       2
y
   3       -1        3       -1        5

Đồ thị bậc 4
Đồ thị bậc 4