I> Tác giả
-
Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước
Anh và của nhân loại thời Phục hưng, thời kì được coi là bước ngoặt tiến bộ vĩ
đại nhất từ trước đến bây giờ loài người chưa từng thấy, một thời đại cần đến
những con người khổng lồ và đã sinh ra được những con người khổng lồ. Uy-li-am
Sếch-xpia là người khổng lồ sinh ra trong thời đại đó.
-
Uy-li-am Sếch-xpia trải qua tuổi thơ nhiều vất vả. Tuy nhiên, thời gian đó giúp
cho ông có điều kiện làm quen với nghệ thuật để sau này trở thành dòng máu
trong ông. Thời thanh niên của Uy-li-am Sếch-xpia cũng là giai đoạn phồn thịnh
của nước Anh, là mảnh đất lí tưởng cho tư tưởng nhân văn phát triển. Đó là điều
kiện để Uy-ki-am Sếch-xpia sáng tác nhiều tác phẩm bất hủ. Ông để lại 37 vở kịch
gồm kịch lịch sử, bi kịch và hài kịch, phần lớn là kiệt tác của nhân loại. Tác
phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng
nhân ái bao la và niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy
khẳng định cuộc sống của con người.
II> Tác
Phẩm
- Tác
phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở bi kịch
nổi tiếng đầu tiên của Uy-li-am Sếch-xpia, được viết vào cuối thế kỉ XVI, gồm
năm hồi bằng thơ xen lần với văn xuôi, dựa trên câu chuyện có thật về mối
hận thù giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét, tại Vê-rô-na
(I-ta-li-a) thời trung cổ. Vở kịch dựa trên xung đột giữa khát vọng yêu đương
mãnh liệt với hoàn cảnh thù địch vây hãm. Mối tình của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khẳng
định sức sống, sức vượt qua mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng
là lời tố cáo đanh thép, kết án xã hội phong kiến. Tác phẩm cũng đạt đến tầm
cao nghệ thuật tổ chức kịch tính, qua việc dẫn dắt hành động kịch và cá thể hóa
ngôn ngữ nhân vật.
*Đoạn trích Tình yêu và thù hận thuộc lớp 2,
hồi II của vợ kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét.*
- Từ lời thoại 1 đến lời thoại 7 là độc thoại của hai
nhân vật. Tác giả để hai nhân vật tự nhiên bộc lộ tình cảm của mình, qua đó thể
hiện mối tình say đắm của hai người.
- Từ lời thoại 8 đến lời thoại 16 là lời đối thoại
giữa hai người. Những lời đối thoại ấy vẫn là lời trực tiếp thể hiện tình cảm.
Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật cũng đầy chất thơ. Rômêô đã dùng một loạt hình
ảnh so sánh tuyệt vời nhất để miêu tả vẻ đẹp của nàng Giuliet. “Nguyên là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời
có việc phải đi vắng đã tha thiết nhờ mắt nàng lấp lánh chờ đến lúc sao về”.
- Vượt lên mọi ràng buộc, mọi quy định của gia đình quý tộc, nàng Giuliet dám nói lên một cách
thành thực tình yêu chân thành say đắm của mình, “Chàng Môngtaghiu tuấn tú ơi, em yêu chàng say đắm... ngờ em là kẻ
trăng hoa”. Lời nói của Giuliet cũng là lời tuyên ngôn của những người trẻ
tuổi.
- Lời thề hẹn của họ đã
chứng tỏ những thế lực và xiềng xích của những hủ tục, thành kiến của mối quan
hệ phong kiến đã dần mất tác dụng. Nó đang bị phá bỏ hoặc tự tan rã. Thời đại
trung cổ đã qua đi, con người đã được giải phóng khỏi những quy tắc hà khắc vô
lí. Bút pháp lãng mạn và chất liệu hiện thực đã tạo nên một mối tình đẹp và
Rômêô và Giuliet.
Câu
1:
- Đây là giai đoạn độc thoại của hai nhân vật Rô-mê-ô và
Giu-li-ét. Từng nhân vật độc thoại để bộc lộ tâm trạng của mình. Mỗi nhân vật độc
thoại ba bần xen kẽ nhau. Họ đều bộc lộ tình yêu tha thiết và say đắm của mình
với người yêu nhưng nội dung các lời độc thoại của họ có nét khác nhau :
Rô-mê-ô tập trung ca ngợi sắc đẹp lỗng lẫy của Giu-li-ét, còn Giu-li-ét lại
quan tâm nhiều hơn đến chuyện dòng họ của Rô-mê-ô, dòng họ đã gây hận thù cho
dòng họ của nàng. Có hai lời độc thoại dài nhất, bộc lộ rõ nhất tâm trạng của
hai nhân vật : đó là lời độc thoại mở đầu của Rô-mê-ô và lời độc thoại khép lại
giai đoạn này của Giu-li-ét.
- Mười lời thoại
tiếp theo là giai đoạn đối thoại của hai nhân vật. Mỗi nhân vật có năm lời thoại,
mở đầu là Rô-mê-ô và kết thúc là Giu-li-ét. Nội dung các lời thoại đều tập
trung vào việc giải quyết mối hận thù giữa hai dòng họ để mở đường chắp cánh
cho tình yêu của họ bay cao hơn.
Câu 2:
Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét thể hiện qua đoạn trích
- Trong lời thoại của Rô-mê-ô : Nàng
tiên lộng lẫy, nàng tiên kiều diễm, nàng tiên yêu quý của tôi ơi, đôi cánh nhẹ
nhàng của tình yêu, tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em…
- Trong lời thoại của Giu-li-ét : Em sẽ
không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa. Chàng ơi ! Hãy mang tên họ nào khác
đi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi…
Câu 3:
- Diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô qua lời thoại đầu tiên.
Đây là lời thoại dài nhất và là lời thoại độc thoại nội tâm của nhân vật. Lời
thoại được viết rất trau chuốt với nhiều hình ảnh đẹp, nhiều liên tưởng độc
đáo, thú vị, những so sánh bất ngờ, táo bạo. Tất cả nhằm bộc lộ tâm trạng yêu
đương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì cản được của Rô-mê-ô khi trèo tường
đến bên dưới phòng ngủ của Giu-li-ét.
- Trong tâm trạng đó, Rô-mê-ô chỉ còn nhìn thấy một số điều
đó là Giu-li-ét đẹp như một nàng tiên lộng lẫy át cả vẻ đẹp của trăng sao trên
bầu trời, chỉ còn biết làm một việc duy nhất là tìm những lời đẹp đẽ nhất, những
hình ảnh rực rỡ nhất để ca ngợi nhan sắc tuyệt mĩ của nàng. Đây là tâm trạng của
chàng trai mà tình yêu đầy ắp trong tim, đã trào ra và tuôn chạy ào ạt như một
khúc nhạc ái tình nồng nàn, ngây ngất, đắm say.
Câu 4:
- Diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét Bởi tình yêu dành cho
Rô-mê-ô nên Giu-li-ét chỉ nghĩ đến trở ngại lớn nhất là vấn đề hận thù dòng họ.
Từ đó nàng có những suy nghĩ thật táo bạo hoặc Rô-mê-ô từ bỏ dòng họ của chàng,
hoặc nàng sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa. Đối với Giu-li-ét, điều
quan trọng của con người là tình yêu chứ không phải là dòng họ: Bông hồng kia,
giá chúng ta gọi bằng một tên khác thì hương thơm cũng vẫn ngọt ngào. Lời độc
thoại nội tâm của nàng cho thấy tình yêu bùng lên mãnh liệt, giúp thêm sức mạnh
cho cả Rô-mê-ô và nàng vượt qua sự thù hận của dòng họ.
- Ý nghĩa trong lời độc thoại nội tâm mà Giu-li-ét trở đi
trở lại nhiều lần với bao day dứt, giằng xé trong tim. Đến khi đối thoại trực
tiếp với Rô-mê-ô, nàng lại bày tỏ cùng chàng tâm trạng của mình để cùng chia sẻ
và tìm cách vượt qua.
Câu 5:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét