Tác giả:
- Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 mất năm 1939. Ông sinh ra
trong một gia đình nghèo khó tại Hà Nội, quê Mỹ Hào, Hưng Yên. Sau khi tốt nghiệp
tiểu học, Vụ Trọng Phụng đã có những năm tháng sống chật vật. Tuy nhiên có việc
rồi cũng mất việc, cho nên quãng đời còn lại ông chỉ sống cuộc sống bấp bênh bằng
nghề viết báo viết văn chuyên nghiệp.
- Về sự nghiệp sáng tác của ông, có thể nói 37 tuổi đời
và 10 năm tuổi nghề. Ngoài ra ông còn có bút danh Thiên Hư, đây là cây bút có sức
sáng tạo dồi dào, nhờ đó mà Vũ Trọng Phụng đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ
sộ, tiêu biểu là các phóng sự: Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệm lấy Tây (1934),
Cơm thầy cơm cô (1936).
- Các
tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê (1936), Lấy nhau vì
tình (1937), Trúng số động đắc (1938). Những sáng tác của Vũ Trọng Phụng toát
lên niềm
Tác phẩm:
- Tiểu thuyết Số đỏ được đăng trên Hà Nội báo từ số 04
ngày 07/10/1936, in thành sách lần đầu năm 1938.
- Nội dung của tác
phảm là phản ánh hiện thực thối nát của xã hội tư sản, thành thị đang chạy theo
lối sống nhố nhăng, đồi bại đương thời.
- Ngoài ra Số đỏ
còn thể hiện trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biến biến hóa linh hoạt
và đầy bất ngờ. Đồng thời cũng xây dựng lên hình tượng nhân vật độc đáo
Tóm tắt tiểu thuyết “Số
đỏ”: Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân, thường gọi là Xuân tóc đỏ. Hắn là một
đứa bé mồ côi, sống lay lắt ở Hà Nội bằng nghề trèo me, trèo sấu, thổi kèn quảng
cáo thuốc lậu, nhặt bóng ở sân quần vợt,…Truyện dài 20 chương và được bắt đầu
khi bà Phớ Đoan đến chơi ở sân quần vợt, nơi Xuân tóc đỏ làm việc. Vô tình Xuân
tóc vì xem trộm 1 cô đầm thay đồ nên bị cảnh sát bắt giam và được bà Phó Đoan,
một mê Tây dâm đảng đã bảo lãnh. Sau đó, bà Phó Đoan giới thiệu Xuân tóc đỏ đến
làm việc ở tiệm may Âu Hóa, cuộc đời Xuân tóc đỏ đã bước sang 1 trang mới, từ
đó Xuân bắt đầu vào việc cải cách xã hội. Nhờ thuộc lòng những bài quảng cáo
thuốc lậu nên hắn được vợ chồng Văn Minh gọi là sinh viên trường thuốc, đốc tờ
Xuân. Hắn gia nhập xã hội thượng lưu, quen biết với những người giàu có và thế
lực, quyến rũ được cô Tuyết và phát hiện được cô Hoàng Hôn ngoại tình. Xuân còn
được bà Phó Đoan nhờ dạy dỗ cậu Phước. Được nhà sư tăng Phú mời làm cố vấn cho
báo Gõ Mõ. Và cũng vì vô tình, hắn gây ra cái chết cho cụ tổ nên được mọi người
mang ơn. Văn Mình vì nghĩ ơn của Xuân nên đã dẫn Xuân đi xóa bỏ lí lịch trước
kia rồi rồi đăng kí cho hắn đi tranh giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm đến Bắc
Kì. Bằng thủ đoạn xảo trá, hắn làm 2 vận động viên quán quân bị bắt ngay trước
hôm thi đầu nên Xuân được dịp thi tài với quán quân Xiêm. Để giữ tình giao hảo,
hắn được lệnh phải thua. Kết thúc trận đấu, khi bị đám đông phản đối, Xuân hùng
hồn diễn thuyết cho đám đông dân chúng hiểu hành động hi sinh vì Tổ quốc của
mình, được mời vào Hội Khai trí tiến đức, được nhận huân chương Bắc Đầu bội
tinh và cuối cùng trở thành con rể cụ cố Hồng.
Và “Hạnh phúc một
tang gia”, đoạn trích này nằm trong chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”
Bố cục
gồm 2 phần:
- Phần một: Từ đầu đến “Tuyết vậy” – Tác giả miêu tả sự vui
vẻ và hạnh phúc của các thành viên gia đình của mọi người khi cụ cố tổ qua đời.
- Phần hai: Phần còn lại – Tác giả miêu tả “Cảnh đám tang gương mẫu”
Câu 1.
- Cách đặt tên nhan đề rất lạ, gây cảm giác tò mò, chú ý
cho người đọc và cũng thể hiện một nghịch lí nực cười rằng trong tang gia mà lại có hạnh phúc.
- Mâu thuẫn trào
phúng cơ bản nằm ngay trong nhan đề. Mỗi thành viên trong gia đình đều cảm thấy
sung sướng, thỏa mãn và thấy đây là một dịp hiếm có để mọi người thực hiện một
ý đồ riêng. Bọn con cháu đều muốn cho cụ tổ chết để được sớm chia gia tài và
làm những việc mình thích. Thật đúng là hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm
vui của những đứa con cháu bất hiếu nhưng lúc nào cũng tỏ ra đạo đức, văn minh.
- Trong đoạn trích
này, tác giả cũng dựng nên bối cảnh của một tang gia bối rối, chẳng những bối rối
mà còn rất lo lắng và bận rộn. Nhưng nghịch lí lại tiếp tục được bộc lộ khi lo
lắng, bận rộn không phải cho một đám ma mà là lo tổ chức cho chu đáo, linh đình
một ngày vui, một đám hội. Như vậy, cách đặt tiêu đề vừa gây chú ý cho người đọc,
vừa phản ánh đúng một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn.
Câu 2.
- Niềm vui chung nhất của mọi người là tờ di chúc của cụ
tổ đã trở thành hiện thực, con cháu được chia gia tài. Mọi người vừa vui vì có
những khoản tiền kếch xù, vừa có dịp để phô trương cái “hiếu nghĩa” giả tạo của mình.
- Tất cả con cháu
từ cụ cố Hồng cho đến vợ chồng Văn Minh, cô Tuyết, cậu Tân… và cả những người
bạn tham gia đưa tang đều cảm thấy rất hãnh diện và hạnh phúc. Đây là dịp
để họ phô trương những bộ trang phục hợp mốt thời thượng, để thiên hạ trầm trồ
thán phục và để ra oai lẫn nhau
Ø Cụ cố
Hồng mơ màng nghĩ đến cảnh mình mặc đồ xô gai chống gậy ho lụ khụ để thiên hạ
bình phẩm ngợi khen.
Ø Ông
Văn Minh thì có dịp để khoe một mốt váy áo đại tang mới trong cái đám ma to nhất
Hà Thành.
Ø Cô
Tuyết sẽ có dịp khoe thân thể nõn nà của mình, mặc một bộ áo thơ ngây để chứng
tỏ mình còn trong trắng.
Câu 3.
- Cảnh đám ma gương mẫu qua ngòi bút châm biếm
của tác giả - Bằng nghệ thuật châm biếm sắc sảo, qua những chi tiết chọn lọc,
hình ảnh đám tang lộ rõ sự đua đòi của lối sống văn minh rởm đời. Đám ma được dựng
lên hết sức to tát, long trọng có thể nói ở Hà Thành trước đây chưa từng có. Một
đám ma được tiến hành theo cả lối Tả, lối Tàu, lối Tây.. có đầy đủ những lớp
người thượng lưu ăn mặc đẹp đẽ, sang trọng.
- Thực chất nút
sau sự to tát, danh giá, long trọng ấy là những sự phô trương giả dối, sự
rởm đời lố lăng, thể hiện tâm lí háo danh, háo thắng… của một lớp người
trong xã hội thượng lưu lúc bấy giờ. Điều này được thể hiện qua những chi tiết
đưa tang thật hổ lốn đến buồn cười; khiến tác giả phải đưa ra một câu văn nhận
xét thể hiện sự trào lộng, mỉa mai đến cực độ: thật là một đám ma to tát có thể
làm cho người nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật
gù cái đầu…!
- Ngoài các yếu tố
gây mâu thuẫn để thể hiện chất trào phúng, tác giả còn sử dụng biện pháp phóng
đại. Nhân vật được phóng đại với những hình dáng thật lố bịch, dị hợm. Chân
dung của bọn người mang dạng thượng lưu, văn minh được khắc họa mỗi người một
nét, tất cả đều thể hiện hình thật sống động, nhốn nháo: những ông bạn của cụ cố
Hồng người đại diện cho những vị tai to mặt lớn của xã hội thượng lưu dự tang để
được khoe huân chương, khoe râu… và thật lố bịch, vô liêm sỉ biết bao khi cứ
nhìn chằm chằm vào làn da trắng thập thò sau làn áo voan mỏng trên cánh tay và
ngực của cô Tuyết, hàng trăm nam thanh nữ tú ăn mặc mô đen, hợp thời đang vừa cố
ý tỏ ra buồn rầu nhưng chỉ ít phút sau lại nghe thấy họ cười tình với nhau, hẹn
hò, nói chuyện ghen tuông, bình luận về những câu chuyện nhảm nhí… Tất cả đều
biểu lộ mọi góc cạnh của cái tình vô văn hóa, vô đạo đức của bọn người cặn bã
trong xã hội tư sản thành thị lúc bấy giờ.
Câu 4
- Ngoài ra, tác giả
còn sử dụng nhiều thủ pháp cường điệu: nói ngược, nói mỉa mai… sử dụng đan xen
linh hoạt trong đoạn trích và đều mang lại hiệu quả nhất định. Chẳng hạn, cái
chết của cụ tổ khiến mọi người trong cái đại gia đình bất hiếu không ai giống
ai. Đặc biệt, đám rước đưa ma được tổ chức nhố nhăng, lố bịch và nó trở thành
cơ hội tốt để mọi người gặp gỡ, giao lưu, phô trương thanh thế và cười cợt, nói
xấu, nói mỉa nhau...
- Tác giả còn có
con mắt tinh đời để nhìn thấy và miêu tả đúng cái nét riêng của từng nhân vật
xuất hiện trong đoạn trích. Ngòi bút miêu tả của Vũ Trọng Phụng linh hoạt, biến
hóa, giàu yếu tố hài hước gây cười và sắc sảo tinh tế đến từng chi tiết nhỏ. Vũ
Trọng Phụng xứng đáng là một bậc thầy, một nhà văn hiện thực xuất sắc trong việc
sử dụng nghệ thuật trào phúng.
Câu 5.
- Qua đoạn trích, tác giả đã tập trung
phê phán thói đạo đức giả của một lớp người trong xã hội Việt Nam những năm đầu
thế kỉ XX. Đó là thói hám danh, hám lợi, thói hợm hĩnh... Cảnh đám tang là một
màn bi hài kịch. Nó gợi nói sự chua xót, cay đắng cho sự xuống cấp trầm trọng về
đạo đức, nhất là đạo đức gia đình. Từ đầu đến cuối tác phẩm là tiếng cười châm
biếm, chế giễu, một kiểu chế giễu rất cay độc của nhà văn đối với những kẻ học
đòi một cách vô học.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét