Đôi
nét về tác giả:
- Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường
Vinh, sinh tại Hà Nội, trong một gia đình cống chức gốc quan lại. Gia đình Thạch
Lam có tryền thống về dân tộc, cả ba anh em ông đều là những tác giả xuất sắc
trong Tự lực văn đoàn. Ông bắt đầu sự nghiệp làm báo, viết văn sau khi đỗ tú
tài phần thứ nhất. Là em ruột của Nhất Linh, Hoàng Đạo, cả ba điều là thành
viên trụ cột của Tự lực văn đoàn. Là nhà văn vừa viết văn vừa làm báo, đồng thời
ông cũng là cây bút chủ chốt của 2 tờ báo “Phong
hóa”, “Ngày nay”
Thạch Lam là người đôn hậu và rất tinh tế. Ông có quan niệm
văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Đối với ông “Văn chương là 1 khí giới thanh cao và đắc
lực mà chúng ta có để vừa tố cáo, thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa
làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Ông thường viết
những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với
những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Văn Thạch Lam trong
sáng, giản dị và thâm trầm, sâu sắc. Thạch Lam để lại những tác phẩm xuất sắc
như tập truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc
(1942); tiểu thuyết Ngày mới (1939); tập tiểu luận Theo dòng (1941); tùy bút Hà
Nội ba sáu phố phường (1943).
- Tác phẩm Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc
của Thạch Lam, in trong tập Nắng trong vườn. Cũng như nhiều truyện ngắn khác của
ông, Hai đứa trẻ có sự hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình. Thế
nhưng, đây là truyện không có cốt truyện, chủ yếu là thế giới nội tâm nhân vật,
để có thể gửi gắm kín đáo và nhẹ nhàng đi vào tư tưởng nhận đạo sâu sắc, đồng
thời đây cũng là tác phẩm có sự hòa quyện cả 2 yếu tố hiện thực và lãng mạn chữ
tình. Tác phẩm là hồi quan kí ức tuổi thơ của nhà văn, khung cảnh phố huyện
trong văn là khung cảnh “nguyên mẫu” từ phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nơi
tác giả sống thời thơ ấu.
Bố cục của bài văn gồm 3 phần:
- Phần
1: Từ đầu đến “nhỏ dần về phía làng” – Tả cảnh phố huyện
lúc chiều về.
- Phần
2: Từ “Trời đã bắt đầu đến giấc mơ hồ không hiểu” – Tả cảnh
phố huyện lúc đêm xuống.
- Phần
3: Phần còn lại - Tả cảnh phố huyện lúc đoàn tàu đi qua.
1. Cảnh vật
trong truyện được diễn ra trong thời gian và không gian như sau:
– Cảnh vật xuất
hiện trong bài xuất hiện trong cảnh chiều tối, không gian là vào buổi tan chợ,
những tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một đã vang
lên để gọi buổi chiều, nó hiện lên trong một không gian ở phố huyện.
– Những cảnh vật xuất
hiện trong một buổi chiều thu đang bước vào những cơn gió, hòa vào là tiếng ếch
kêu êm ả như ru, văng vẳng đâu đó là tiếng ếch kêu và những tiếng ếch nhái kêu
râm ran ngoài đồng ruộng.
– Không gian yên tĩnh
của con người giờ chỉ xuất hiện là những tiếng của đồng ruộng, tiếng muỗi vo
ve, khi tan chợ vào chiều tối, giờ đây chỉ xuất hiện những tiếng của thiên
nhiên, con người xuất hiện đã ít.
– Trong không khí của
buổi chiều đó, tiếng chợ nhộn nhịp đã vãn từ lâu, người vể hết tiếng ồn ào mất
đi, và trên không gian lúc này chỉ con lại là rác rưởi và tiếng động vật.
2. Thạch Lam
đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh những người dân ở phố huyện:
– Cuộc sống của phố
huyện vào buổi chiều thật tẻ nhạt, khi đã vãn chợ lúc này chỉ còn rác và hình
ảnh hai chị em Liên và An, những hình ảnh đèn thắp sáng nhỏ trong quán của Liên
thấp thoáng hiện lên.
– Cuộc sống nghèo đói ở
nơi đây đã thấy những không gian tẻ nhạt, hai chị em vẫn đang leo lắt trong cái
quán nhỏ của mình, mọi người thì đã ra về hết rồi.
– Cuộc sống ở phố huyện
thật buồn khi không gian yên tĩnh trầm lặng nó đưa con người tới một cảm giác
cô đơn và tuyệt vọng, mọi người mong có cái gì đó mới lạ sẽ diễn ra.
– Lúc này con người xuất
hiện chỉ là điểm tô thêm cho cuộc sống ở nơi đây, những người còn lại duy nhất
lúc này là những người đang bươn trải kiếm sống những người bán hàng về muộn,
họ đang thu xếp hàng hóa và tranh thủ nói với nhau dăm ba câu chuyện để tiếp
tục những câu truyện đang dở.
– Hình ảnh những đứa trẻ
em nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom đi tìm tòi nhặt nhạnh, còn những hình ảnh
của những người ngày cắm mặt với đất bán lưng cho trời.
– Cuộc sống của họ nghèo
khổ họ vẫn bươn trải và kiếm từng đồng để có tiền bươn trải lo cho cuộc sống
của mình.
– Một trong những sự
nghèo khó đó đã làm cho họ chỉ biết đến lao động mà không biết đến chơi hoặc
thưởng thức sự sống.
– Hình ảnh bà cụ Thi
điên hay hình ảnh vợ chồng bác xẩm hiện lên sắc nét trong bài văn.
=> Tác giả đã vẽ ra một bức tranh có cuộc sống và hình
ảnh con người hiện lên thật sinh động đây là những con người đang phải bươn trải
và lo cho cuộc sống của mình.
3. Tâm trạng
của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh phố huyện.
– Hai chị em mong chờ có
cái gì đó tươi sáng hiện lên trước mắt, những hình ảnh về một phố huyện nghèo
khiến cho hai người đang mơ tưởn đến cuộc sống ở Hà Nội nơi có những thứ nước
xanh đỏ, cùng với những ánh sáng sặc sỡ.
– An đã mong chờ để xem
đoàn tàu đi tới hình ảnh hai đợi đoàn tàu và một bức tranh thiên nhiên mới hiện
lên trong tâm trí của hai người, hai người đã mong chờ có những tia sáng mới
hiện lên trong cuộc sống tẻ nhạt này.
– Lúc này hình ảnh phố
huyện hiện lên chỉ với những hình ảnh mập mờ, lập lòa của những ánh điện ở phố
huyện nghèo này, chúng ta thấy xuất hiện những hình ảnh những cảnh con người
đang lo kiếm sống và khung cảnh thiên nhiên lúc này chỉ còn là những bóng tối,
sự im lặng và cảnh của những con người nghèo khổ.
– Khung cảnh thiên nhiên
ở phố huyện xuất hiện thật tẻ nhạt nó làm cho tâm hồn của những đứa trẻ mong
ước có cái gì đó thay đổi và khác với cuộc sống nghèo khó hiện tại.
– Bức tranh thiên nhiên
phố huyện hiện lên tẻ nhạt và có những hình ảnh nghèo khó về một cuộc sống đói
khổ ở nơi đây.
5. Nghệ
thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam:
– Ông đã viết lên bài
hai đứa trẻ với những hình ảnh nội tâm sâu sắc ở đây bài đã thể hiện những hình
ảnh đẹp về một đoàn tàu và những tâm trạng thổn thức của hai chị em, ní tạo một
không gian tươi sáng.
– Giọng văn cảm xúc và
nhẹ nhàng đã thu hút sự chú ý của người đọc.
6. Qua
truyện ngắn tác giả muốn để lại niềm xót thương với những cảnh đời nghèo khổ,
một cuộc sống cơ cực của con người ở nơi phố huyện nghèo khó này.
- Ông cũng biểu hiện
niềm ao ước về một cuộc sống sẽ thay đổi cho nơi đây.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét