nghĩa sĩ Cần Giuộc |
Hỡi ôi!
Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ...
Khi Tổ quốc lâm nguy, khắp đất nước đều rền vang tiếng súng.
Chính từ sự gian nguy, đau thương đó, tình yêu đất nước của những người nông
dân bình thường mới được thể hiện, vẻ dẹp thực sự của tâm hồn trong họ mới được
bày tỏ cùng trời đất.
Tấm lòng, tình yêu giang sơn, tổ quốc của những người nông
dân bình dị càng được thể hiện một cách rõ rệt và sâu sắc hơn khi tác giả đã
liên tục dùng biện pháp so sánh đối lập trong các câu văn tiếp sau.
Nhớ lính xưa:
Cui
cút làm ăn; toan lo nghèo khó,
Chưa
quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;
Chỉ
biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc
cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập
khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó...
Trước đây họ vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng chỉ là “cui cút làm
ăn”. Họ vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng chỉ trong thầm lặng. Trong cuộc sống, họ có
nỗi lo toan “miếng cơm manh áo” giản dị đời thường; họ chỉ quen làm lụng việc
nhà nông: cày, bừa, cấy, hái, làm bạn với con trâu, với ruộng đồng. Họ chưa biết
đến “cung ngựa”, “trường nhung”, chưa quen với “tập mác, tập cờ”. Những người
nghĩa sĩ ở đây chỉ là những nông dân áo vải, chưa quen chiến trận, chưa được
luyện rèn, chỉ vì lòng yêu chính ghét tà mà đứng lên đánh giặc.
Khi mà “tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng”, họ ngóng
trông mệnh lệnh của triều đình: "trông tin quan như trời hạn trông mưa”.
Thì ra cái bi kịch xót xa là ở chỗ này: triều đinh nhu nhược,
không hiểu được lòng dân yêu nước. Lòng căm thù giặc của những người nông dân
thì không thể kiềm chế:
Mùi tinh chiên vấy vá đã
ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp,
muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ.
Hình tượng người nông dân, những người nghĩa sĩ yêu nước hiện
lên thật quả cảm hào hùng. Lòng yêu đất nước tha thiết xuất phát từ chính trái
tim của họ đã khiến cho họ trở nên đẹp đẽ, lấp lánh.
Vẻ đẹp của những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước được toát
ra chính từ lòng căm thù giặc sục sôi. Chính lòng căm thù giặc đã biến thành
hành động vùng lên quật khởi rất hào hùng.
Nào đợi ai đòi, ai bất, phen này xin ra sức đoạn kinh:
Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến
này dốc ra tay bộ hổ.
Trong những tác phẩm phản đối chiến tranh phong kiến phi
nghĩa trước đây, người nông dân khi phải đi làm lính biên thú phương xa để bảo
vệ cương thổ của nhà vua, họ ra đi với tâm trạng và thái độ “bước chân xuống
thuyền, nước mắt như mưa” thì ở đây, người nông dân của Nguyễn Đình Chiểu lại
hoàn toàn khác. Họ tự giác, tự nguyện đứng lên chiến đấu để bảo vệ giang sơn, tổ
quốc, ấy là nét đẹp bản chất nhất trong hành động của người nông dân - nghĩa sĩ
Cần Giuộc. Đến đây không chỉ vẻ đẹp trong tâm hồn mà ngay cả vẻ đẹp trong hành
động của những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước cũng đã được Nguyễn Đình Chiểu
khắc họa lên một cách rõ rệt. Từ cái động lực tinh thần tự nguyện gánh vác
trách nhiệm lịch sử mà đã tạo ra cho họ sức mạnh vô cùng lớn. Họ đã hành động,
đứng lên chông giặc ngoại xâm. Không chờ bày bố mà chỉ “ngoài cật có một manh
áo vải nào dại mang bao tấu, bầu ngòi, trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài
sắm dao tu, nón gõ”. Hình ảnh người nông dân được hiện lên trong tác phẩm khiến
cho chúng ta vừa cảm thấy tự hào và xen lẫn niềm xót xa. Những người nghĩa sĩ
dường như đóng vai trò là hiện thân của cả một sức mạnh dân tộc. Đối mặt với kẻ
thù lớn mạnh với “đạn nhỏ, đạn to”, “tàu thiếc, tàu đồng” với đội quán xâm lược
nhà nghề, vậy mà vũ khí để họ dùng chống lại chỉ là “một manh áo vải", “một
ngọn tầm vông”, chỉ có “lưỡi dao phay” và chỉ là nhừng “hỏa mai đánh bằng rơm
con cúi”. Thử hòi rằng đem những thứ đó ra đối chọi với súng đạn của thực dân
khác nào bước chân vào chỗ chết. Cái sự thật phũ phàng đó như phô bày ra trước
mắt ta thật xót đau biết mấy. Đó là tấn bi kịch của những người nghĩa sĩ Cần
Giuộc, cũng là tấn bi kịch của cuộc sống nước ta vào thời kì nghiệt ngã ấy. Tấn
bi kịch này đã đưa đến cái họa mất nước kéo dái cả thế kỉ.
Nhưng cũng chính từ cái tấn bi kịch này mà đà làm sáng ngời lên vẻ đẹp hình tượng của những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước. Bằng sự ngoan cường, lòng yêu nước nồng nàn, họ đã làm nên được những điều phi thường, chính họ đã cất lên dược bản anh hùng ca chiến tranh của dân tộc. Bất chấp sự hiểm nguy, bất chấp sự chênh lệch, sự đối lập của hoàn cảnh chiến đấu, họ vẫn quyết chiến và quyết thắng, lấy tinh thần xả thân vì nghĩa để bù đắp lại sự thiếu hụt, chênh lệch của mình với kẻ thù. Hoàn cảnh chiến đấu chênh lệch là vậy nhưng vì những người nghĩa sĩ chiến đâu bằng chinh tinh thần sự quyết chiến không sợ hi sinh nên hiệu quả chiến đấu lại vô cùng lớn.
Chỉ với những vũ khí thô sơ như:
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt
xong nhà dạy đạo kia,
Gươm
đeo dùng bằng lười dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho
mã tà ma ni hồn kinh..
Chỉ với những vũ khí thô sơ, nhưng lòng yêu nước, tinh thần
dân tộc đã tạo nên được những điều kì diệu. Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân hiện
lên với một vẻ đẹp rực rỡ hào quang của chủ nghĩa yêu nước, dường như đã làm lu
mờ đi cái thời kì đen tốì của lịch sử mất nước hồi nửa cuối thế kỉ XIX.
Bài văn tế như bức tượng đài bằng ngôn từ, tạc khác
nên hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân hào hùng mà bi tráng, tượng trưng
cho tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của cha ông ta. Bức tượng đài ấy
là dấu mốc thể hiện cả một bi kịch lớn của dân tộc - bi kịch mất nước, và báo
hiệu một thời kì lịch sử đen tôi của dân tộc ta - thời kì một trăm năm Pháp thuộc.
Nhưng thật hào hùng, trong cái bi kịch lớn ấy, tinh thần bất khuất của nhân dân
Nam Bộ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung vẫn ngời sáng bởi cái lí tưởng
cao đẹp của nghĩa sĩ cần
0 nhận xét:
Đăng nhận xét