Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Bài Ca Ngất Ngưởng

       Nói đến những nhà thơ nửa đầu thế kỷ XIX không thể không nhắc đến  Nguyễn Công Trứ. Đây là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, một nhân vật hăm hở lập công, hết sức đề cao chí làm trai và cách sống rất độc đáo, luôn tự do, phóng túng. Nguyễn Công Trứ được coi là một trong những thi sĩ nổi tiếng nhất đương thời, ông có công lớn trong việc nâng thể hát nói thành thể thi ca có khả năng biểu hiện những tình cảm phong phú và tinh tế.
Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ
Trong số những bài thơ của Nguyễn Công Trứ sáng tác theo thể hát nói, bài nổi bật nhất là “Bài Ca Ngất Ngưởng”. Đây là một tác phẩm được sáng tác sau khi tác giả rời bỏ chốn quan trường về quê nhà sống cuộc đời ẩn dật.

        Các sáng tác của Nguyễn Công Trứ đều được viết bằng chữ nôm, nhưng trong bài này nó lại được mở đầu bằng một câu chữ hán:
                                             “Vũ trụ nội mạc phi nhân sự
Câu này có nghĩa là: Mọi việc trong khoảng đất trời đều là phận sự của ta. Nguyễn Công Trứ đã ý thức rất rõ cái tôi của bản thân cá nhân ông đối với nhân dân, đối với đất nước ngay trong câu thơ đầu tiên. Như vậy, ông khẳng định chí làm trai hơn hẳn, khẳng định vai trò của kẻ làm trai theo quan niệm phong kiến. Đến với câu thơ tiếp theo:
                                              “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Ông coi việc nhập thế làm quan như một trói buộc, giam hãm vào lồng, không phù hợp với nhân cách của ông.Ông coi việc làm quan là mất tự do vậy mà vẫn ra làm quan : Vì ông coi việc làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình. điều quan trọng là trong một môi trường có nhiều trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội của mình và vẫn giữ được bản lĩnh, cá tính.
                                             “Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
                                              Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Nguyễn Công Trứ đã tự xưng danh, đồng thời khẳng định tài bộ (tài năng lớn, nhiều mặt) của mình. Và trên thực tế với những thực danh: Thủ khoa, tham tán, Tổng đốc Đông đã chứng minh cho tài năng lớn của Nguyễn Công Trứ. Câu thơ được ngắt nhịp ngắn đều, chậm rãi cùng với việc sử dụng điệp từ khi tạo nên một lối nói khẳng định đầy sự tự hào.
                                               “Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
                                               Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.”
Cuộc đời của Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của 1 con người thăng giáng thất thường, có những lúc lên cao như Tổng đốc cũng có những lúc xuống thấp như 1 người lính. Nhưng khi làm quan, ông ý thức 1 điều, lúc làm quan thì không lấy đó làm vinh, lúc làm lính thì không coi đó là nhục. Lí do ông không chịu nhập cuộc khi làm quan là vì ông xem lúc làm quan chính là nơi để ông thực hiện hoài bão.
Cuộc đời làm quan khép lại và mở ra buổi nghỉ quan về hưu của Nguyễn Công Trứ. Đúng là một con người khác lạ đến buổi dứt áo quan về quê cũng thật khác bình thường:
                                                “Đô môn giải tổ chi niên,
                                                  Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
                                                 Kìa núi nọ phau phau mây trắng
                                                 Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
                                                 Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
                                                 Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”
Chia tay chốn quan trường nhà thơ về với quê hương thật đúng là “ ngất ngưởng”. Người ta về quan tiệc tùng linh đình về trong võng lọng kiệu đẹp, hay cùng lắm là con ngựa gầy nhưng Nguyễn Công trứ thì lại khác. Về quê chẳng tiệc chia tay, chẳng ngời đưa tiễn, chẳng vọng lọng kiệu ngựa mà chỉ một mình với con bò vàng đủng đỉnh. Bò mà đeo đạc ngựa thì chỉ Nguyễn Công Trứ mi có.
                                                “ Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
                                                 Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
                                                  Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
 Ông thật hóm hỉnh, đi lên chùa, cái chốn thâm nghiêm nơi cửa Phật. Nguyễn Công Trứ lại “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”, người mang theo đôi hầu gái, đâu phải mang theo hầu gái là điều không đúng đắn. Bởi với ông, Tiên Phật là cái điều mình thể hiện ở trong lòng chứ không phải ở bên ngoài. Dù đi đâu, làm gì, dù có khác người đi chăng nữa,với ông đó là cách mà ông thể hiện bản lĩnh đối với chính bản thân ông.
                                                  “Được mất dương dương người thái thượng,
                                                    Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
                                                    Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
                                                    Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
                                                    Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
                                                    Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
                                                    Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”
Cuộc đời của ông từ đây nhàn hại với những thú vui tao nhã. Đối với ông khen chê không là chuyện ông đáng để tâm tới ông cứ sống theo cách cảu mình. Cuộc đời này còn gì vui hơn hạnh phúc hơn khi được sống đúng là chính mình. Mấy ai được sống là chình mình còn Nguyễn Công Trứ thì làm được điều đó. từ đây ông đắm mình trongthus vui tuổi già đó là ca trù không vướng tục. Từ “khi” được điệp đi điệp lại nhiều lần thể hiện sự lặp lại của những thú vui ấy. Ca trù, rượu nóng ông say sưa trong hơi men và điệu cắc điệu tùng. Đúng là một cuộc sống đầy âm nhạc. Ông cứ sống như thế chẳng theo tiên theo phật cứ sống theo cách của chính ông mà thôi. Đây là đoạn thơ hay nhất trong bài nếu như hai câu trước trải dài để thể hiện sự thanh thản khi về hưu thì hai câu sau lại đầy ắp tiếng nhạc.
Nguyễn Công Trứ tự đặt mình ngang hàng với những các nhân vật nổi tiếng ngày xưa:
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”
Trái Tuân thời Hán và ba ngưội thời Tống: Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật – những danh tướng có sự nghiệp hiển hách. Kêt thúc bài thơ ông không quên nhắc tới công lao mà mình đã đạt được trước khi về hưu. Đó là nghĩa vua tôi cũng đã tròn đạo. Ông ca lên điệp khúc ngất ngưởng của mình, ông sống và làm việc tận tụy hết mình nhưng đồng thời cũng có những thú vui khác người.
        bài thơ Bài ca ngất ngưởng có ý nghĩa, khích lệ người đọc hãy sống mạnh mẽ, hãy sống có ích để cuộc đời mình ngày một có ý nghĩa, không chấp nhận một cuộc sống tẻ nhật, vô nghĩa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét