Labels

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

        Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và cũng là tác phẩm biểu hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước, thương dân của ông. Với lòng thương cảm và khâm phục chân thành, nhà thơ đã dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong thời kì lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng về người nghĩa sĩ nông dân dám xả thân vì sự sống còn của đất nước.
nghĩa sĩ Cần Giuộc
nghĩa sĩ Cần Giuộc

                                                                          Hỡi ôi!
                                                  Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ...
Khi Tổ quốc lâm nguy, khắp đất nước đều rền vang tiếng súng. Chính từ sự gian nguy, đau thương đó, tình yêu đất nước của những người nông dân bình thường mới được thể hiện, vẻ dẹp thực sự của tâm hồn trong họ mới được bày tỏ cùng trời đất.
Tấm lòng, tình yêu giang sơn, tổ quốc của những người nông dân bình dị càng được thể hiện một cách rõ rệt và sâu sắc hơn khi tác giả đã liên tục dùng biện pháp so sánh đối lập trong các câu văn tiếp sau.
                                                                 Nhớ lính xưa:
                                             Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó,
                                            Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;
                                            Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
                                            Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
                                            Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó...
Trước đây họ vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng chỉ là “cui cút làm ăn”. Họ vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng chỉ trong thầm lặng. Trong cuộc sống, họ có nỗi lo toan “miếng cơm manh áo” giản dị đời thường; họ chỉ quen làm lụng việc nhà nông: cày, bừa, cấy, hái, làm bạn với con trâu, với ruộng đồng. Họ chưa biết đến “cung ngựa”, “trường nhung”, chưa quen với “tập mác, tập cờ”. Những người nghĩa sĩ ở đây chỉ là những nông dân áo vải, chưa quen chiến trận, chưa được luyện rèn, chỉ vì lòng yêu chính ghét tà mà đứng lên đánh giặc.
Khi mà “tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng”, họ ngóng trông mệnh lệnh của triều đình: "trông tin quan như trời hạn trông mưa”.
Thì ra cái bi kịch xót xa là ở chỗ này: triều đinh nhu nhược, không hiểu được lòng dân yêu nước. Lòng căm thù giặc của những người nông dân thì không thể kiềm chế:
                          Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
      Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ.
Hình tượng người nông dân, những người nghĩa sĩ yêu nước hiện lên thật quả cảm hào hùng. Lòng yêu đất nước tha thiết xuất phát từ chính trái tim của họ đã khiến cho họ trở nên đẹp đẽ, lấp lánh.
Vẻ đẹp của những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước được toát ra chính từ lòng căm thù giặc sục sôi. Chính lòng căm thù giặc đã biến thành hành động vùng lên quật khởi rất hào hùng.


                                Nào đợi ai đòi, ai bất, phen này xin ra sức đoạn kinh:
                               Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
Trong những tác phẩm phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa trước đây, người nông dân khi phải đi làm lính biên thú phương xa để bảo vệ cương thổ của nhà vua, họ ra đi với tâm trạng và thái độ “bước chân xuống thuyền, nước mắt như mưa” thì ở đây, người nông dân của Nguyễn Đình Chiểu lại hoàn toàn khác. Họ tự giác, tự nguyện đứng lên chiến đấu để bảo vệ giang sơn, tổ quốc, ấy là nét đẹp bản chất nhất trong hành động của người nông dân - nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đến đây không chỉ vẻ đẹp trong tâm hồn mà ngay cả vẻ đẹp trong hành động của những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước cũng đã được Nguyễn Đình Chiểu khắc họa lên một cách rõ rệt. Từ cái động lực tinh thần tự nguyện gánh vác trách nhiệm lịch sử mà đã tạo ra cho họ sức mạnh vô cùng lớn. Họ đã hành động, đứng lên chông giặc ngoại xâm. Không chờ bày bố mà chỉ “ngoài cật có một manh áo vải nào dại mang bao tấu, bầu ngòi, trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ”. Hình ảnh người nông dân được hiện lên trong tác phẩm khiến cho chúng ta vừa cảm thấy tự hào và xen lẫn niềm xót xa. Những người nghĩa sĩ dường như đóng vai trò là hiện thân của cả một sức mạnh dân tộc. Đối mặt với kẻ thù lớn mạnh với “đạn nhỏ, đạn to”, “tàu thiếc, tàu đồng” với đội quán xâm lược nhà nghề, vậy mà vũ khí để họ dùng chống lại chỉ là “một manh áo vải", “một ngọn tầm vông”, chỉ có “lưỡi dao phay” và chỉ là nhừng “hỏa mai đánh bằng rơm con cúi”. Thử hòi rằng đem những thứ đó ra đối chọi với súng đạn của thực dân khác nào bước chân vào chỗ chết. Cái sự thật phũ phàng đó như phô bày ra trước mắt ta thật xót đau biết mấy. Đó là tấn bi kịch của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc, cũng là tấn bi kịch của cuộc sống nước ta vào thời kì nghiệt ngã ấy. Tấn bi kịch này đã đưa đến cái họa mất nước kéo dái cả thế kỉ.

Nhưng cũng chính từ cái tấn bi kịch này mà đà làm sáng ngời lên vẻ đẹp hình tượng của những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước. Bằng sự ngoan cường, lòng yêu nước nồng nàn, họ đã làm nên được những điều phi thường, chính họ đã cất lên dược bản anh hùng ca chiến tranh của dân tộc. Bất chấp sự hiểm nguy, bất chấp sự chênh lệch, sự đối lập của hoàn cảnh chiến đấu, họ vẫn quyết chiến và quyết thắng, lấy tinh thần xả thân vì nghĩa để bù đắp lại sự thiếu hụt, chênh lệch của mình với kẻ thù. Hoàn cảnh chiến đấu chênh lệch là vậy nhưng vì những người nghĩa sĩ chiến đâu bằng chinh tinh thần sự quyết chiến không sợ hi sinh nên hiệu quả chiến đấu lại vô cùng lớn.
Chỉ với những vũ khí thô sơ như:
                                      Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia,
                                      Gươm đeo dùng bằng lười dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
                                      Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ni hồn kinh..
Chỉ với những vũ khí thô sơ, nhưng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc đã tạo nên được những điều kì diệu. Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân hiện lên với một vẻ đẹp rực rỡ hào quang của chủ nghĩa yêu nước, dường như đã làm lu mờ đi cái thời kì đen tốì của lịch sử mất nước hồi nửa cuối thế kỉ XIX.
Bài văn tế như bức tượng đài bằng ngôn từ, tạc khác nên hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân hào hùng mà bi tráng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của cha ông ta. Bức tượng đài ấy là dấu mốc thể hiện cả một bi kịch lớn của dân tộc - bi kịch mất nước, và báo hiệu một thời kì lịch sử đen tôi của dân tộc ta - thời kì một trăm năm Pháp thuộc. Nhưng thật hào hùng, trong cái bi kịch lớn ấy, tinh thần bất khuất của nhân dân Nam Bộ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung vẫn ngời sáng bởi cái lí tưởng cao đẹp của nghĩa sĩ cần

Bài Ca Ngất Ngưởng

       Nói đến những nhà thơ nửa đầu thế kỷ XIX không thể không nhắc đến  Nguyễn Công Trứ. Đây là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, một nhân vật hăm hở lập công, hết sức đề cao chí làm trai và cách sống rất độc đáo, luôn tự do, phóng túng. Nguyễn Công Trứ được coi là một trong những thi sĩ nổi tiếng nhất đương thời, ông có công lớn trong việc nâng thể hát nói thành thể thi ca có khả năng biểu hiện những tình cảm phong phú và tinh tế.
Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ
Trong số những bài thơ của Nguyễn Công Trứ sáng tác theo thể hát nói, bài nổi bật nhất là “Bài Ca Ngất Ngưởng”. Đây là một tác phẩm được sáng tác sau khi tác giả rời bỏ chốn quan trường về quê nhà sống cuộc đời ẩn dật.

        Các sáng tác của Nguyễn Công Trứ đều được viết bằng chữ nôm, nhưng trong bài này nó lại được mở đầu bằng một câu chữ hán:
                                             “Vũ trụ nội mạc phi nhân sự
Câu này có nghĩa là: Mọi việc trong khoảng đất trời đều là phận sự của ta. Nguyễn Công Trứ đã ý thức rất rõ cái tôi của bản thân cá nhân ông đối với nhân dân, đối với đất nước ngay trong câu thơ đầu tiên. Như vậy, ông khẳng định chí làm trai hơn hẳn, khẳng định vai trò của kẻ làm trai theo quan niệm phong kiến. Đến với câu thơ tiếp theo:
                                              “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Ông coi việc nhập thế làm quan như một trói buộc, giam hãm vào lồng, không phù hợp với nhân cách của ông.Ông coi việc làm quan là mất tự do vậy mà vẫn ra làm quan : Vì ông coi việc làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình. điều quan trọng là trong một môi trường có nhiều trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội của mình và vẫn giữ được bản lĩnh, cá tính.
                                             “Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
                                              Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Nguyễn Công Trứ đã tự xưng danh, đồng thời khẳng định tài bộ (tài năng lớn, nhiều mặt) của mình. Và trên thực tế với những thực danh: Thủ khoa, tham tán, Tổng đốc Đông đã chứng minh cho tài năng lớn của Nguyễn Công Trứ. Câu thơ được ngắt nhịp ngắn đều, chậm rãi cùng với việc sử dụng điệp từ khi tạo nên một lối nói khẳng định đầy sự tự hào.
                                               “Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
                                               Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.”
Cuộc đời của Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của 1 con người thăng giáng thất thường, có những lúc lên cao như Tổng đốc cũng có những lúc xuống thấp như 1 người lính. Nhưng khi làm quan, ông ý thức 1 điều, lúc làm quan thì không lấy đó làm vinh, lúc làm lính thì không coi đó là nhục. Lí do ông không chịu nhập cuộc khi làm quan là vì ông xem lúc làm quan chính là nơi để ông thực hiện hoài bão.
Cuộc đời làm quan khép lại và mở ra buổi nghỉ quan về hưu của Nguyễn Công Trứ. Đúng là một con người khác lạ đến buổi dứt áo quan về quê cũng thật khác bình thường:
                                                “Đô môn giải tổ chi niên,
                                                  Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
                                                 Kìa núi nọ phau phau mây trắng
                                                 Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
                                                 Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
                                                 Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”
Chia tay chốn quan trường nhà thơ về với quê hương thật đúng là “ ngất ngưởng”. Người ta về quan tiệc tùng linh đình về trong võng lọng kiệu đẹp, hay cùng lắm là con ngựa gầy nhưng Nguyễn Công trứ thì lại khác. Về quê chẳng tiệc chia tay, chẳng ngời đưa tiễn, chẳng vọng lọng kiệu ngựa mà chỉ một mình với con bò vàng đủng đỉnh. Bò mà đeo đạc ngựa thì chỉ Nguyễn Công Trứ mi có.
                                                “ Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
                                                 Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
                                                  Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
 Ông thật hóm hỉnh, đi lên chùa, cái chốn thâm nghiêm nơi cửa Phật. Nguyễn Công Trứ lại “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”, người mang theo đôi hầu gái, đâu phải mang theo hầu gái là điều không đúng đắn. Bởi với ông, Tiên Phật là cái điều mình thể hiện ở trong lòng chứ không phải ở bên ngoài. Dù đi đâu, làm gì, dù có khác người đi chăng nữa,với ông đó là cách mà ông thể hiện bản lĩnh đối với chính bản thân ông.
                                                  “Được mất dương dương người thái thượng,
                                                    Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
                                                    Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
                                                    Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
                                                    Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
                                                    Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
                                                    Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”
Cuộc đời của ông từ đây nhàn hại với những thú vui tao nhã. Đối với ông khen chê không là chuyện ông đáng để tâm tới ông cứ sống theo cách cảu mình. Cuộc đời này còn gì vui hơn hạnh phúc hơn khi được sống đúng là chính mình. Mấy ai được sống là chình mình còn Nguyễn Công Trứ thì làm được điều đó. từ đây ông đắm mình trongthus vui tuổi già đó là ca trù không vướng tục. Từ “khi” được điệp đi điệp lại nhiều lần thể hiện sự lặp lại của những thú vui ấy. Ca trù, rượu nóng ông say sưa trong hơi men và điệu cắc điệu tùng. Đúng là một cuộc sống đầy âm nhạc. Ông cứ sống như thế chẳng theo tiên theo phật cứ sống theo cách của chính ông mà thôi. Đây là đoạn thơ hay nhất trong bài nếu như hai câu trước trải dài để thể hiện sự thanh thản khi về hưu thì hai câu sau lại đầy ắp tiếng nhạc.
Nguyễn Công Trứ tự đặt mình ngang hàng với những các nhân vật nổi tiếng ngày xưa:
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”
Trái Tuân thời Hán và ba ngưội thời Tống: Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật – những danh tướng có sự nghiệp hiển hách. Kêt thúc bài thơ ông không quên nhắc tới công lao mà mình đã đạt được trước khi về hưu. Đó là nghĩa vua tôi cũng đã tròn đạo. Ông ca lên điệp khúc ngất ngưởng của mình, ông sống và làm việc tận tụy hết mình nhưng đồng thời cũng có những thú vui khác người.
        bài thơ Bài ca ngất ngưởng có ý nghĩa, khích lệ người đọc hãy sống mạnh mẽ, hãy sống có ích để cuộc đời mình ngày một có ý nghĩa, không chấp nhận một cuộc sống tẻ nhật, vô nghĩa.

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

thương vợ

       Trần Tế Xương (1870-1907) thường gọi là Tú Xương. sinh ra và lớn lên ở Nam Định. ông chỉ thi đỗ tú tài và mất ở tuổi 37, với tuổi đời ngắn ngủi nhưng ông đã có cả một gia tài thơ ca đồ sộ hơn 100 bài thơ. thơ Tú Xương gồm hai mảng: Trào phúng và trữ tình. đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.
   những nhà thơ xưa hiếm có người viết về vợ mình, mà viết về vợ khi còn sống thì càng hiếm hơn. nhưng tế xương lại khác ông nhìn nhận được bao khổ cực và nhọc nhằn của vợ trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày và cảm thông cho vợ. để an ủi vợ ông đã gửi gắm nỗi lòng mình vào thơ. nổi bật là bài thương vợ rất hay và cảm động.

       Mở đầu bài thơ, là lời giới thiệu mộc mạc, chân thành về cảnh đời vất vả của bà Tú.

                                        " Quanh năm buôn bán ở mom sông
                                            Nuôi đủ năm con với một chồng .”        
 
Hình ảnh bà Tú hiện lên với bao sự nhọc nhằn, bươn chải việc bán buôn cùng thời gian. Đã được, Tú Xương khái quát rõ nét qua hai câu đề.  Từ “quanh năm” diễn tả sự liên tiếp về thời gian , từ ngày này sang ngày khác , tháng này qua tháng khác và năm nào cũng vậy , bất kể mưa nắng , sớm trưa . Trong khoảng thời gian không ngơi nghỉ đó , bà Tú phải miệt mài với công việc “buôn bán”, một mình gánh vác trên vai nuôi gia đình chăm chỉ làm ăn kiếm tiền nuôi chồng con mà không hề than trách một lời nào.
“Mom sông” là phần đất ở bờ sông nhô ra phía dòng sông, nơi người làng chài thường hay tụ tập mua bán. Không quán xá hay cửa hiệu gì cả chỗ mà bà tú ngày nào cũng buôn bán là mom sông, nơi người làng chài thường hay tụ tập buôn bán nhưng nó có thể trượt sụt bất cứ lúc nào vì vậy nó lại thể hiện thêm sự chênh vênh nguy hiểm của công việc mà bà Tú phải làm quanh năm suốt tháng. Mới vào câu thơ đầu thôi mà tác giả đã thể hiện rõ cái thời gian, không gian và đan xen trong đó là cảm xúc của mình để nói về hoàn cảnh làm ăn vất vả, lam lũ và tất bật của bà Tú.
Câu thơ thứ hai nêu lên nguyên nhân sự vất vả của bà Tú . Bà phải gánh trên vai một trách nhiệm nặng nề “ nuôi đủ năm con với một chồng” . Phải chăm sóc , nuôi nấng một đàn con đông đảo năm đứa đã đủ cực nhọc lắm rồi . Vậy mà bà còn phải nuôi thêm cả ông chồng. Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải ở nhà ăn của vợ. Có thể nói, hai câu đầu, Tú Xương ghi lại một cách chân thực người vợ tần tảo, đảm đang của mình.
                                                  “Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
                                                   Eo sèo mặt nước buổi đò sông.
Tú xương đã dùng một hình tượng quen thuộc để nói lên sự chăm chỉ của người vợ đó là hình ảnh con cò,một hình ảnh thân thuộc thường hay sử dụng trong văn chương. Đây là cách nói ví von ,ông không đem ra mà so sánh mà để nói lên sự chăm chỉ sáng ngày của người vợ ông hết mực yêu thương. Một tấm thân yếu đuối mà phải chịu cảnh dãi nắng dầm sương không khi nào quản ngại khó khăn, còn phải lặn lội cả sớm trưa. Theo nghĩa đen thì cũng đã gợi lên sự khó khăn mệt nhọc của bà.
Từ quãng vắng làm nổi lên sự hiu quạnh, lẻ loi của bà không biết bấu víu nương tựa vào đâu. Eo sèo mặt nước buổi đò đôngcho thấy sự vật lộn với công việc trong cuộc sống mưu sinh của bà.
“Eo sèo” là từ láy tượng thanh chỉ sự rầy rà bằng lời đòi, gọi liên tiếp dai dẳng: gợi tả cảnh tranh mua tranh bán, cảnh cãi vã nơi “mặt nước” lúc “đò đông”. Một cuộc đời “Lặn lội”, một cảnh sống làm ăn “eo sèo”. Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm, manh áo bà Tú kiếm được “Nuôi đủ năm con với một chồng” phải “lặn lội” trong mưa nắng, phải giành giật, phải trả giá bao mồ hôi, nước mắt giữa thời buổi khó khăn.

Hai câu thơ này đã làm nổi bật sự vất vả, gian truân của bà Tú, không chỉ thế mà còn gợi lên hình ảnh biết bao người mẹ, người vợ, người chị Việt Nam.

Câu thơ miêu tả hết sức trữ tình và sâu lắng khiến cho người nghe cũng cảm thấy xót xa tội nghiệp.
                                                   “Một duyên hai nợ, âu đành phận
                                                    Năm nắng mười mưa, dám quản công”
Ở đây ông Tú đã chuyển từ cái nhìn bên ngoài của mình vào hẳn bên trong cảm nhận và suy nghĩ của vợ. Nhà thơ dùng nghệ thuật đối , các khẩu ngữ và những thành ngữ dân gian “ một duyên hai nợ” , “năm nắng mười mưa” , “ âu đành” , “dám quản” để bộc lộ nỗi lòng ấy .

Duyên và nợ là hai khái niệm đối lập nhau . Theo cách hiểu dân gian , duyên là điều tốt đẹp , là sự hòa hợp tự nhiên , còn nợ là gánh nặng , là trách nhiệm mà con người ta bị vướng mắc phải . Duyên là sự may mắn , còn nợ là sự rủi ro.  “Một duyên hai nợ âu đành phận” là câu thơ đầy sự trĩu nặng xót xa, thương cảm và đầy dằn vặt mà Tú Xương dành cho vợ của mình. Câu thơ còn thể hiện ý nghĩa về cuộc đời của bà Tú duyên thì chỉ có một nhưng nợ thì đến hai.
Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để “nuôi đủ năm con với một chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình.
                                                        “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
                                                          Có chồng hờ hững cũng như không.”

   Tú Xương đã mượn lời vợ mình để "chưởi" cả một cái xã hội với bao thói đời ăn ở bạc, bất công vì những người có tài như ông mà trở thành người thừa trong xã hội, Ông còn chưởi chính mình vì ông cho rằng ông là người chồng hờ hững, vô tích sự.
Trong 2 câu thơ kết này, ông đã dám thẳng thắn bộc lộ, nói ra khuyết điểm, tự chửi chính bản thân mình, việc này khiến cho cảm xúc của ông được đấy lên cao trào với tư cách là 1 người chồng. Nhưng đồng thời nó cũng thể hiện ra 1 vẻ sáng ngời, 1 nhân cách cao xa nhất là trong hoàn cảnh xã hội đương thời. Bởi lẽ ở cái xã hội phong kiến, trọng nam khinh nữ ấy người phụ nữ thường chỉ có 1 chiều cho đi mà ít khi nhận lại. Phải phụng sự, phục tùng chồng con của mình, ít có ai nhận được tâm long tri ân, thấu hiểu như Tú Xương.
       Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, già đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

sơ đồ tư duy

       Hiện nay trên lớp chúng ta được học rất nhiều các kiến thức mà thầy cô truyền đạt và chúng ta chỉ đơn thuần là ghi lại chúng một cách thụ động vào vở để về nhà học thuộc nguyên bài như vậy, mà không biết chọn ra những từ khóa rồi sắp xếp chúng lại một cách sao khoa học để cho dễ học thuộc. Thử hình dung xem nếu ngày thi cận kề mà chúng ta ôn lại các kiến thức đã học thì sẽ mất rất nhiều thời gian nếu như chúng ta không sắp xếp nó lại cho gọn gàng, khoa học. Vậy thì giải pháp cho vấn đề trên là gì? Đó chính là sơ đồ tư duy
sơ đồ tư duy
sơ đồ tư duy

     Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này nhanh, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một đồ tư duy, một danh sách dài gồm những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống rất nhàm chán, không màu sắc, chỉ đơn giản là ghi chú, liệt kê lại những từ khóa.
cấu trúc của sơ đồ tư duy
cấu trúc của sơ đồ tư duy

Muốn vẽ một sơ đồ tư duy thì cần có 4 bước sau:
Bước 1: vẽ chủ đề ở trung tâm
Bước đầu tiên trong việc tạo ra một Sơ Đồ Tư Duy là vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt  nằm ngang).
Quy tắc vẽ chủ đề:
  1. Bạn cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.
  2. Bạn có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà bạn thích.
  3. Bạn không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ.
  4. Bạn có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
  5. Một bí quyết vẽ chủ đề là chủ đề nên được vẽ to cỡ hai đồng xu “5000 đồng”.
Bước 2: vẽ tiêu đề phụ
Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:
  1. Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.
  2. Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.
  3. Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (chứ không nằm ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
Bước 3: vẽ ý chính và các chi tiết hỗ trợ
Quy tắc vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ:
  1. Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
  2. Bất cứ lúc nào có thể, bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng. Bạn hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng bạn. Đây là một số cách viết tắt
Hình vẽ
Không có: X có
Suy ra: =>
Tăng lên / Giảm xuống: ↑/↓
Lớn hơn / nhỏ hơn: > / <
  1. Mỗi từ khóa / hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng (bằng cách vẽ nối ra từ một khúc).
  2. Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm.
  3. Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu.
  4. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.
Bước 4: thêm hình ảnh để tưởng tượng được phong phú
Bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn.

Những lưu ý cần thiết để có một sơ đồ tư duy hoàn thiện:
Ø  Dùng một hình ảnh hay bức tranh cho ý tưởng trung tâm. một hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình.

Ø  Luôn sử dụng màu sắc . vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho đồ Tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng thật vui mắt.


Ø  Vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng. Giống như các nhánh cây, các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều. Một sơ đồ tư duy mà chỉ có những đường thẳng thì thật là nhàm chán.

Ø  Sử dụng một từ khóa trong mỗi dòng. Bởi, các từ khóa mang lại cho Bản đồ Tư duy của ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liên kết của nó diện mạo đặc biệt.

Ø  Dùng những hình ảnh xuyên suốt. hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn.


Hãy vẽ sơ đồ tư duy để có thể tiết kiệm thời gian và học dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công.

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

làm sao để trở thành thiên tài toán học

    làm thế nào để học giỏi môn toán. đây có lẽ là vấn đề được các học sinh đặc biệt quan tâm. toán không giống như các môn học thuộc như sử, địa,... để học giỏi toán thì phải cần có phương pháp và hiểu được bản chất vấn đề của nó và kĩ năng có thể vận dụng các công thức vào bài tập để có thể tìm ra đáp án và lời giải thích hợp, gọn nhất cho bài toán. để học tốt môn toán ta hãy cùng tìm hiểu các cách sau đây
toán
toán

   1.Nắm chắc lý thuyết, định nghĩa
Dù không phải nhớ nhiều như các môn học khác, nhưng việc ghi nhớ định nghĩa, lý thuyết là một cách học tốt toán mà bạn bắt buộc phải áp dụng. Chỉ khi nhớ được các định nghĩa, tính chất thì bạn mới có thể áp dụng nó vào để chứng minh, giải thích kết quả.
lý thuyết, định nghĩa, công thức toán
lý thuyết, định nghĩa, công thức toán

   2.Làm thật nhiều bài tập
Sau khi ghi nhớ được các định nghĩa, lý thuyết thì bạn cần phải làm thật nhiều bài tập liên quan để có thể hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề.Làm thật nhiều bài tập là một trong những cách học giỏi môn Toán mà ai cũng có thể áp dụng.Khi làm thật nhiều bài tập, bạn sẽ gặp nhiều dạng bài khác nhau, nhiều cách tiếp cận vấn đề khác nhau, đòi hỏi bạn phải tìm tòi, khám phá thì mới có thể giải được bài toán. Nếu số lượng bài tập mà bạn làm đủ lớn thì sau này, khi làm bài kiểm tra hay khi đi thi, nếu gặp lại các dạng bài ấy, bạn sẽ dễ dàng tìm ra phương pháp giải toán mà không cần phải vò đầu bứt tai nữa.
làm nhiều bài tập là cách học toán hiệu quả
làm nhiều bài tập là cách học toán hiệu quả 

   3. không được bỏ qua các bài tập khó
Theo các nhà khoa học não của chúng ta có khoảng 1 triệu triệu nơ-ron, mỗi nơ-ron tuy nhỏ nhưng khả năng xử lý tương đương một máy tính.  Các liên kết nơ-ron tạo ra sự thông minh. Việc bạn tận dụng não của mình cho việc gì thì sẽ thông minh trong việc đó. Bạn tập trung giải 1 bài toán, liên kết nơ-ron của não bạn tạo ra, cuối cùng bạn sẽ giải được bài toán đó. khi bạn thành thạo 1 việc tức là bạn đã có nhiều liên kết nơ-ron cho việc đó. Như vậy thì nếu gặp các bài toán khó bạn đừng nên bỏ qua chúng hãy cố tìm mọi cách để đưa ra cách giải, và nếu bạn không tìm ra cách giải đừng nản lòng hãy nhờ thầy cô và bạn bè giải giúp, khi tìm ra cách giải cho bài toán đó hãy làm đi làm lại bài toán đó đến khi hiểu được phương pháp giải.  làm như vậy sẽ giúp bạn trở nên “thông minh” hơn.(sẽ nói rõ hơn trong bước năm).
không được bỏ qua các bài khó
không được bỏ qua các bài khó

   4. Sớm học lại ngay bài vừa được học. 
Học càng sớm chừng nào thì ta sẽ tiết kiệm được thời gian và sức lực càng nhiều. Nên học lại bài vừa học trong hai bốn giờ, ví dụ: bài vừa học ngày hôm thứ hai khi học xong ta học lại ngay vào ngày hôm đó, thì ta sẽ  nhớ được 100% bài học và nhớ rất lâu. Nhưng nếu để đến thứ sáu, thứ bảy  mới học thì chắc chắn rằng ta chỉ còn nhớ được khoảng 40% hoặc ít hơn thế. Cứ thử thực hành xem có đúng không, nhờ đó có được thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe. Các bạn hãy thử thực hiện phương pháp rất hiệu quả này.
sớm học lại bài học trên lớp
sớm học lại bài học trên lớp

   5.Tự giác học là cách học giỏi Toán cực hiệu quả
Nên xem trước bài rồi nghe giảng trên lớp: Nhờ đó ta đã biết một số khái niệm, một số định nghĩa, biết được phần nào khó trong bài để tập trung nghe giảng ngay tại lớp, dễ dàng nắm vững nội dung bài học. Có khi chúng ta nghe giảng thì hiểu nhưng không thể tự làm lại được. Để kiến thức thực sự là của ta thì ta phải tự làm lại những bài tập từ dễ đến khó. Hãy kiên nhẫn học lại những điều rất cơ bản và làm cả những bài tập đơn giản.
Chính những kiến thức cơ bản sẽ giúp ta hiểu được những điều nâng cao sau này. Một vấn đề phức tạp là tổ hợp của nhiều vấn đề đơn giản, 1 bài toán khó là sự nối kết của nhiều bài toán đơn giản. Chỉ cần nắm vững những vấn đề căn bản rồi bằng óc phân tích và tổng hợp chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều bài toán khó.
tự giác học
tự giác học
Vì thế, ôn lại ngay và thực hiện các bài tập đơn giản (sau khi nghe giảng trên lớp) để hiểu bài và ghi nhớ các công thức, tính chất cần thiết. Không phải chỉ đọc hiểu mà là phải chủ động làm các bài tập áp dụng cho tới khi thuần thục. Cách học hiệu quả nhất là đối với mỗi phần lý thuyết cần phải giải ít nhất 5 lần bài tập. Hai bài tập đầu giải theo kiểu áp dụng bê nguyên xi phần lý thuyết, hai bài tập sau nâng cao mức độ khó lên, hãy cố gắng suy nghĩ để tìm ra cách giải và lưu ý: chỉ nên xem các hướng dẫn trong sách giải khi mà đã làm hết cách nhưng không giải được. Lần học kế tiếp là hệ thống lại bài học và làm bổ sung các bài tập mà trước đó ta chưa giải được.

   6.Bí quyết để học giỏi môn Toán là phải yêu thích môn học
Làm bất cứ việc gì mà có đam mê thì bạn sẽ quyết tâm hơn và cố gắng hơn rất nhiều. Trong Toán học cũng vậy, nếu yêu thích môn học này thì dù có gặp những bài toán khó, bạn cũng không dễ bị nản lòng mà càng có quyết tâm chinh phục, vượt qua nó. Nhiều bạn trẻ yêu Toán học đến nỗi mà không giải được một bài toán là cảm thấy khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên, đến khi tìm được cách giải thì mới thôi. Nếu quyết tâm như vậy thì chẳng mấy chốc bạn sẽ học giỏi môn Toán thôi.
yêu thích toán
yêu thích toán là bí quyết để học giỏi môn này


  7.Không học dồn

Dù học Toán hay học gì đi chăng nữa thì bạn cũng không được học dồn. Cách học giỏi Toán đó là phải nắm được những kiến thức từ đầu chứ không phải đến cuối cùng, đến khi thi mới bắt đầu học dồn vừa không hiệu quả vừa hại sức khỏe. Ngoài ra, trong Toán học và nhiều môn học khác, các kiến thức có sự liên quan với nhau, phải nắm vững cái trước thì mới có thể học tốt cái sau, như vậy mới nhanh tiến bộ được. các bạn học sinh, sinh viên sẽ thấy rằng môn Toán không quá khó như chúng ta vẫn tưởng và học môn này thật giỏi nhé.
không học dồn
không học dồn

     hi vọng các bạn sẽ thành công. chúc các bạn học tốt.

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

làm sao để học giỏi tiếng anh trong 7 ngày

              Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay thì nhu cầu giao tiếp với các nước trên thế giới là vô cùng quan trọng và hiện nay ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất là tiếng anh. nhưng không phải ai cũng có thể học tốt ngôn ngữ này, vẫn còn nhiều người chưa có phương pháp học tiếng anh thích hợp. vậy làm sao để có thể thành thạo tiếng anh dễ dàng và nhanh chóng trong thời gian ngắn. hãy cùng tìm hiểu những cách học tiếng anh hiệu quả.
         1) Bước đầu bạn chưa biết gì nhiều về tiếng anh. Vậy nên việc đầu tiên bạn nên làm là chọn cho mình một quyển giáo trình phù hợp. Có một quyển giáo trình giúp bạn bắt đầu học hỏi, tiếp xúc với tiếng anh ngay, thay vì cứ mãi loay hoay “không biết phải học cái gì, học từ đâu…”
bạn hãy sử dụng 1 quyển tiếng Anh tổng quát cơ bản + 1 quyển ngữ pháp tiếng anh cơ bản.
  • Streamline English – Departures là quyển tiếng Anh tổng quát bạn nên dùng để bắt đầu.
streamline english-departures
streamline english-departures


  • Basic English Grammar in Use hoặc English Grammar in use của Raymond Murphy sẽ giúp nhiều cho bạn về ngữ pháp.
bacsic grammar in use
bacsic grammar in use

  • Bài học trong giáo trình đã được biên soạn theo từng bài (Unit), theo cấp độ, nên bạn cứ yên tâm học theo cấu trúc giáo trình là được. Hãy bắt đầu từ Unit 1, đến Unit 2, rồi Unit 3…
       2) Về ngữ pháp, cái chính là thì, tiếng Anh có tất cả 12 thì.

thì tiếng anh
thì tiếng anh

Tuy nhiên, bạn cần nắm chắc những thì sau:
  • Hiện tại đơn (Simple Present Tense)
  •  Hiện tại tiếp diễn (Present Continuous Tense)
  •  Quá khứ đơn (Simple Past Tense)
  • Tương lai đơn (Simple Future Tense)
  • Hiện tại hoàn thành (Present Perfect Tense)
  • Tương lai gần (Near Future Tense).
    Đây là 6 thì cơ bản mà bạn cần nắm chắc
3) Bạn cũng nên chú ý các loại từ  và cách đặt vị trí các từ loại  trong câu.
loại từ và cách đặt vị trí các từ loại trong câu
loại từ và cách đặt vị trí các từ loại trong câu
Ví dụ như trong tiếng Anh thì tính từ đứng trước danh từ. “Red” là tính từ chỉ màu đỏ. “Car” là danh từ, nghĩa là xe hơi. Trong tiếng Việt là “chiếc xe màu đỏ”, nhưng tiếng Anh sẽ là ” the red car”, chứ không phải” the car red .
4) Phát âm là phần rất, rất quan trọng. Phát âm chuẩn giúp bạn nghe dễ dàng hơn và nói tự tin hơn, hay hơn. Vậy nên bạn cần phải chú ý luyện phát âm ngay từ đầu. Có thể bạn biết ít từ vựng, nhưng hãy cố gắng phát âm thật đúng những từ mình đã biết.
 Từ vựng và ngữ pháp, khi học hãy học cả mẫu câu và ghi nhớ ngữ cảnh. Sau đó áp dụng lại trong ngữ cảnh tương ứng. Ví dụ: Bạn muốn hỏi bạn tên gì, bạn chỉ cần sử dụng mẫu câu ” What is your name?”, hoặc muốn hỏi mấy giờ rồi thì sử dụng ” What time is it”. Mỗi khi cần dùng, bạn đem nguyên câu ra mà xài, không sợ sai ngữ pháp.
 Những điều này sẽ được nói rõ hơn trong bước 5
 5) Bạn nên luyện tập cả 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết và sử nhiều nhiều giác quan để học tiếng Anh, thay vì nhồi nhét kiến thức theo kiểu đọc bằng mắt rồi cố gắng ghi nhớ. bạn nên nghe nhiều lần. Nghe nhiều lần sẽ nhớ. Nghe được rồi thì học cách nói theo, rồi học cách đọc, cách viết từ mình nghe được. Bạn hãy lưu ý Nghe –> Nói –> Đọc –> Viết, chứ không phải Đọc –> Viết –> Nghe –> Nói.
 Bạn cũng có thể học nghe tiếng anh qua các phim và nhạc tiếng anh.
   1/ Cách luyện nghe tiếng anh hiệu quả
Trước tiên là phải luyện nghe trước, phải nghe cho vững thì nói mới đúng được. Nhất là những bạn muốn phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, nếu không nghe tốt làm sao nói được lưu loát. Nên, first and foremost, nghe nghe nghe. Vậy luyện nghe như thế nào?
– Bạn có thích xem phim không? Nếu có thì đó là lợi thế lớn trong việc học tiếng Anh. Bạn hãy xem phim thường xuyên, nhưng nhớ xem phụ đề tiếng Anh nhé. Cách triệt để nhất là vừa xem vừa để một tấm bìa nhỏ che phần phụ đề phía dưới, ta vừa xem vừa nghe diễn viên nói, từ nào nghe không ra thì pause lại, coi phần phụ đề xem nó là từ gì, rồi nhẩm lại cách phát âm như diễn viên trong phim. Cách khác: cứ vừa xem vừa liếc phụ đề, chỉ dừng lại để dịch những từ không hiểu thôi. Nhưng từ nào mình nghe không ra thì đều phải phát âm lại theo cách nói trên phim.Xem phim trong một thời gian thì bạn sẽ nhận ra là có rất nhiều từ đơn giản mà mình phát âm sai. * Lưu ý: chọn những bài nghe phù hợp với sở thích của mình. Và để hiệu quả hơn nữa, mỗi tuần các bạn nên chọn nghe theo 1 chủ đề nhất định (ví dụ: du lịch, trường học, thiên nhiên,…) Bằng cách đó, khi liên kết các bài nghe lại với nhau, bạn có được một cái nhìn tổng thể về chủ đề đó.
 2/ Cách luyện nói phát âm tiếng anh chuẩn
Nghe vững thì nói mới chuẩn, nhưng luyện từ thôi chưa đủ, để nói vừa nhanh vừa chuẩn và ngữ pháp chính xác thì phải luyện phản xạ khi nói. Cái này cũng không có cách nào khác để phát triển ngoài thực hành. Lựa chọn một chủ đề mình thích, phân tích và diễn giải nó bằng tiếng Anh. Có thể chọn chủ đề từ dễ đến khó theo khả năng và sở thích của mình, ví dụ: Family ( gia đình), Soccer (đá bóng), English (tiếng anh),... Thu âm lại các bài nói, nghe lại xem có chỗ nào chưa hay và chú ý sửa lại sao cho thấy vừa ý nhất. Tìm các Video, clip về phát âm các từ đồng âm trong tiếng anh, phát âm chuẩn các từ khó đọc,...
3/ Cách luyện đọc
Đọc hầu hết mọi thứ bằng tiếng Anh, mọi lúc mọi nơi, báo tiếng Anh, tài liệu tiếng anh , sách tiếng Anh. Nếu bạn thích đọc sách thì cố gắng tìm sách giấy hoặc ebook bằng tiếng Anh, kiên quyết không đọc tiếng Việt nếu có bản tiếng Anh. Dĩ nhiên mới đầu đọc thì sẽ chậm và nản, nhưng kiên trì đọc hằng ngày dần dần rồi cũng quen và tốc độ sẽ tăng dần. Ngày đầu tiên đọc nửa trang và tra từ điển, cố gắng ngày hôm sau đọc hết một trang, hôm sau nữa hai trang, dần dần một ngày đọc lên 10 trang hay 20 trang là coi như tạm được. Sau khi đọc một thời gian ta sẽ thấy cách dùng từ của mình linh hoạt hơn, văn phong thoải mái và trơn tru hơn, và dễ dàng phát hiện ra những lỗi dùng từ sai vì nhìn sẽ thấy trái trái.
 Từ vựng: một số cách học từ vưng hiệu quả
 1. chọn nhóm từ vựng (chủ đề từ vựng) cần học. Ví dụ, bạn chọn nhóm từ liên quan đến thực phẩm, giao thông, du lịch, sở thích, v.v. Bạn có thể thực hiện bước này với những từ mới bạn nhiều lần bắt gặp khi đọc, khi nghe.
2. Sử dụng hình ảnh, âm thanh để giúp bạn nhớ tốt hơn. Đây là một ý tưởng có từ lâu, nhưng vẫn tỏ ra rất hiệu quả để nhớ từ vựng. Ví dụ, bạn học từ beautiful (xinh đẹp) thì hãy gắn liền nó với 1 loài hoa thật đẹp mà bạn thích…
3. Dùng một quyển sổ từ vựng để viết các từ và cụm từ trong tiếng Anh. Không chỉ để ghi các từ vựng thường gặp, bạn hãy ghi hết các cụm từ, câu văn để nhớ được rằng từ đó dùng như thế nào. Và nên ghi phiên âm để tránh việc quên cách phát âm.
4. Khi học 1 từ vựng mới hãy học luôn cả những từ vựng liên quan. Ví dụ, nếu bạn tìm thấy từ “house”, bạn nên nhớ thêm những từ như “door”, “floor” hoặc “room”…
5. học những từ có cùng từ gốc. Tiếng anh thường có các nhóm từ liên quan đến nhau. Ví dụ: từ dance (động từ)- dancer (danh từ)- dancing (tính từ)…
6. Sử dụng từ mới. Bạn không nên ghi các từ, cụm từ mới rồi để nguyên trong sổ mà hãy sử dụng đến chúng. Cách mà nhiều chuyên gia ngôn ngữ khuyên dùng đó là: bạn phải nghe phát âm chuẩn của từ vựng đó; Phát âm lại từ vựng bạn đang học một cách rõ ràng, chính xác; Bạn nên đặt một câu với từ mới đó rồi đọc câu bạn vừa viết lên, và tập cho đến khi bạn không còn cần nhìn vào sổ; Cứ thế, hãy làm như vậy với các từ liên quan đến từ mới chính mà bạn đang học.
7. Sau khi học xong hãy ôn lại từ mới bạn vừa học một cách thường xuyên. Khi bạn đã làm xong những bước trên, nếu bạn không ôn lại từ mới bạn vừa học, việc học trên sẽ chẳng có ý nghĩa nào cả, bạn sẽ quên sạch. Ôn lại từ mới vừa học sẽ giúp bạn ghi nhớ rất lâu. Có nhiều cách để ôn lại như: đọc lại trong sổ đã ghi, áp dụng vào thực tế, dán chúng lên tường và nghe chúng thật nhiều lần…
4/ Cách luyện Viết
Cách đơn giản để bắt đầu viết và để luyện từ viết một đoạn văn về bất kỳ cái gì mình thích và viết theo chủ đề, cách này giúp tăng cường khả năng diễn đạt. Khi viết, cố gắng áp dụng những từ vựng mình đã học từ quá trình nghe và đọc.
 6Học tiếng Anh mỗi ngày. Tiếp xúc thêm nhiều nguồn tiếng Anh khác ngoài giáo trình,tham dự một lớp học tiếng Anh trực tuyến có thể hướng dẫn và cung cấp bài học mỗi ngày là 1 giải pháp tốt bạn có thể chọn. Nếu kiên trì học tập theo những hướng dẫn trên, trong một thời gian ngắn, bạn sẽ quen với tiếng Anh và nắm được những kiến thức, kỹ năng thiết yếu.
Lúc này, bạn có đủ khả năng để tiếp tục học hỏi, tìm hiểu thêm. Bạn không cần phụ thuộc vào giáo trình nữa. Bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để học những chủ đề bạn thích, bạn quan tâm, có ích với bạn… Bạn chỉ cần học tiếng Anh mỗi ngày theo đúng phương pháp là được.
Khi học tiếng Anh từ đầu, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, bạn nên tìm một người có khả năng hỗ trợ bạn trong quá trình học, giải đáp cho bạn những điều bạn chưa hiểu.
Chúc các bạn thành công

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

phương pháp học tập hiệu quả

    Mỗi người chúng ta khi sinh ra đều có 1 bộ não giống nhau. vậy tại sao có người giỏi người dốt. các bạn nên biết rằng số người có tài năng thiên bẩm chỉ chiếm rất ít trong dân số khoảng 2% trong dân số thế giới. còn những người giỏi còn lại là do họ có phương pháp học phù hợp với mình để đạt được hiệu quả. vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu những phương pháp giúp chúng ta đạt thành tích tốt trong học tập.
   bước đầu tiên chúng ta hãy tự đặt ra mục tiêu cho mình. có nhiều người sẽ  nghĩ rằng bước đầu tiên là phải nghe giảng, đọc sách hoặc ghi chú. không phải vậy, trước khi ngồi vào bàn học hãy đặt ra mục tiêu cụ thể của buổi học. để bản thân tự động hoàn thành mục tiêu đề ra. khoa học đã chứng minh rằng nếu trong buổi học mà bạn không có mục tiêu rõ ràng thì dễ tạo ra hiện tượng ỷ lại vì không xác định được phương hướng cụ thể trong học tập. xác định mục tiêu rất quan trọng vì nó quyết định phương pháp học của bạn, do đó quyết định kết quả học tập của bạn.tiếp theo bạn hãy lên kế hoạch và sắp xếp thời gian. những học sinh kém thường than phiền rằng lý do họ nhận kết quả thi kém là do họ không có thời gian. tuy nhiên những học sinh giỏi lại luôn có đủ thời gian cho các môn học của họ. tại sao lại như vậy? thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều, mỗi người đều có 24 giờ 1 ngày. sự khác biệt giữa học sinh kém và học sinh giỏi, những học sinh giỏi là những học sinh luôn tìm mọi cách để có thể sử dụng thời gian của mình sao cho hiệu quả, hay nói cách khác, họ làm sao cho sự lãng phí thời gian của họ là ít nhất. còn những học sinh kém thường để thời gian của họ trôi qua một cách lãng phí, họ dành thời gian để xem tivi, chơi game, ngủ,... nhiều hơn là để học vì vậy họ sẽ không có đủ thời gian để đầu tư vào việc học của họ một cách đầy đủ dẫn đến họ không thể tiến bộ được. vì vậy muốn có thể thành công thì chúng ta phải biết sử dụng thời gian như thế nào cho hợp lí. hãy nhớ thời gian là tiền bạc vì vậy hãy cẩn thận trong cách sử dụng thời gian. bên cạnh tận dụng thời gian chúng ta cũng cần phải có một kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu mà chúng ta đã đề  ra. nếu bạn không lên kế hoạch thì bạn sẽ không biết bắt đầu từ đâu. lên kế hoạch không bao giờ là 1 chuyện thừa, ngược lại nó rất quan trọng, nó giúp cho bạn hoàn thành tốt công việc . lên kế hoạch cụ thể và biết cách sắp xếp thời gian là bạn đã bước 1 bước trên con đường đi đến thành công của bạn .
lên kế hoạch
lên kế hoạch

 phương pháp tiếp theo giúp cho bạn học tốt là phương pháp đọc để nắm bắt thông tin. có nghĩa là bạn phải biết đọc sách và tài liệu 1 cách hiệu quả.xin lưu ý: không phải từ nào trong sách cũng quan trọng và cũng chứa đựng những thông tin mà bạn thật sự cần học. phải biết lọc ra  những từ cung cấp thông tin chính(còn gọi là từ khóa). hiện nay có rất nhiều học sinh học  theo cách học "vẹt" hay học "tủ" . học vẹt là cố  học cho thuộc mà không hiểu ý nghĩa của nội dung là gì? cách học này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn hạn,dễ quên kết quả là sau một thời gian dài bạn sẽ không nhớ là "mình đã học cái đó chưa".học "tủ" là chỉ chọn 1 số phần quan trọng mà học. kết quả bạn không nắm hết nội dung bài đó và có thể đó là những nội dung quan trọng và cần thiết, nếu học theo những cách này, khi  kì thi cận kề,bạn sẽ chìm ngập trong đống bài vở do học "vẹt" hay bước vào kì thi với một tâm lí cực kì căng thẳng. để không vướng vào những điều nói trên bạn nên học theo phương pháp đọc để nắm bắt thông tin, hãy chọn những từ " cốt lõi" mà học, những từ " khóa" mà học, bạn có biết rằng nếu bạn học tất cả những từ có trong sách(bao gồm những từ không thiết yếu, ví dụ: "là", "của", "những", "có", "với" và rất nhiều từ phụ khác thì bạn đang lãng phí thời gian vào những từ đó? thế thì sao bạn phải tốn thời gian để học tất cả thay vì học  những từ "khóa".phương pháp cuối cùng là phương pháp quan trọng nhất sử dụng sơ đồ tư duy( mind mapping) sau khi nắm bắt thông tin từ các từ "khoá", bạn phải biết cách ghi chú bằng sơ đồ tư duy . sơ đồ này sẽ giúp bạn sắp xếp lại thông tin nhanh chóng và tận dụng sức mạnh phi thường của não bộ mà bạn chưa từng được khám phá. không như kiểu ghi chú truyền thống chỉ có các từ "khóa", rất ít màu sắc và hầu như không được làm nổi bật bởi các hình vẽ, sơ đồ tư duy thì ngược lại, nó làm cho bạn tăng khả năng nhớ và tiếp thu tốt hơn,với việc sử dụng sơ đồ tư duy chúng ta sẽ tận dụng được phần lớn của não bộ( hai bán cầu não). bạn sẽ thấy thú vị khi phát hiện ra nó bao hàm kiến thức từ mười trang sách giáo khoa.nhờ vào việc tận dụng những từ "khóa" và hình ảnh sáng tạo, một khối lượng kiến thức như thế được ghi chú  hết sức cô đọng trong một trang giấy, mà không bỏ sót bất kỳ một thông tin quan trọng nào. tất cả những thông tin cần thiết để đạt điểm cao trong kì thi vẫn được giữ nguyên vẹn từ những thông tin nhỏ nhặt nhất.
mind mapping
mind mapping

    ở trên là những phương pháp học hiệu quả, chúng các bạn đạt kết quả cao trong học tập.facebook

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Ý nghĩa nhan đề cấc tác phẩm văn học lớp 9

Đồng chí: Những người có cùng chí hướng, lí tưởng - đây được coi là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng. Tình đồng chí đã giúp người lính vượt lên trên mọi huỷ diệt của chiến tranh, bom đạn quân thù.
    BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH - PHẠM TIẾN DUẬT: Nhan đề  dài tưởng như có chỗ thừa, nhưng lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ - hình ảnh những chiếc xe không kính.

- Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “ Bài thơ” như sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh. Hai chữ bài thơ cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả.

     MÙA XUÂN NHO NHỎ - THANH HẢI
 - Nhan đề bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. Nó thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng. Mùa xuân nho nhỏ còn thể hiện nguyện ước chân thành của Thanh Hải, ông muốn sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình, muốn được cống hiến những gì tinh túy nhất, tốt đẹp nhất của mình cho cuộc đời chung.

       LÀNG - KIM LÂN
- Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể. Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thac một tình cảm bao trùm, phổ biến của người nông dân Việt Nam thời kì đầu của cuụoc kháng chiến chống Pháp: Tình yêu làng quê gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến

        LẶNG LẼ SA PA- NGUYỄN THÀNH LONG
-           Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.

        NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI - LÊ MINH KHUÊ
- Nhan đề Những ngôi sao xa xôi mang ý nghĩa ẩn dụ. Hình ảnh Những ngôi sao gợi liên tưởng về những tâm hồn hôn nhiên đầy mơ mộng và lãng mạn của những nữ thanh niên xung phng trẻ tuổi chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Những nữ thanh niên xung phong như những ngôi sao xa xôi toả ánh sáng lấp lánh trên bầu trời. Phần cuối truyện ngắn, hình ảnh Những ngôi sao xuất hiện trong cảm xúc hồn nhiên mơ mộng của Phương Định - Ngôi sao trên bầu trời thành phố, ánh điện như những ngôi sao trong xứ sở thần tiên của những câu chuyện cổ tích.

       CHIẾC LƯỢC NGÀ- NGUYỄN QUANG SÁNG
- Hình ảnh chiếc lược ngà xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, nó là cầu nối tình cảm của cha con ông Sáu. Chiếc lược ngà là vật kỷ niệm của người cha yêu thương vô cùng để lại cho con trước lúc hy sinh. Với ông Sáu, chiếc lược ngà như phần nào gỡ mối tâm trạng của ông trong những ngày ở chiến khu. Chiếc lược ngà còn là minh chứng cho tình cảm giữa hai cha con ông Sáu => chiếc lược của hi vọng và niềm tin, là quà tặng của người đã khuất...
Bài thơ Viếng lăng Bác:Viễn Phương
-Thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào viếng thăm lăng.Có giọng điệu trang nghiêm tha thiết,nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp gợi cảm, ngôn ngữ bình dị cô đúc.
Nói với con:Y Phương
-Qua bài tơ ta có thể cảm nhân tình cha con qua những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm của Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng ca ngợi truyền thống cần cù lao động sức sống mạnh mẽ của quê hương dân tộc.bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi,gợi tả lên ý chí vươn lên trong cuộc sống